Tại sao lá cây lại có màu xanh lục?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bầu Trời Đầy Sao, 15 Tháng năm 2021.

  1. Bầu Trời Đầy Sao The Starry Night

    Bài viết:
    136
    Bạn có biết tại sao lá cây lại có màu xanh không?

    Nếu vẫn chưa biết đến điều diệu kỳ này thì bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc lá cây tại sao lại có màu xanh.

    * * *


    Tại Sao Lá Cây Lại Có Màu Xanh?

    [​IMG]

    Bên trong lá cây luôn chứa một loại bào quan tên là Lục Lạp và ở bên trong loại bào quan này luôn có chứa một chất tên là Diệp Lục, giúp cho quá trình quang hợp của cây.

    Vậy Diệp Lục là gì? Và Diệp Lục còn là tên của sắc tố nào? Cấu trúc của Diệp Lục ra sao và chức năng của nó?

    Ta nên biết, Diệp Lục (Diệp Lục Tố, Chlorophyll) là sắc tố quang hợp có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam.

    Trong Hán - Việt, "diệp" là "lá" còn "lục" là "xanh". Nghĩa cũng như tên, Diệp Lục là một chất có màu xanh lục luôn tồn tại trong lá cây ở thực vật.

    Bên cạnh đó, ta còn có một số sắc tố phụ như Carotenoid và Xantophyl.

    Carotenoid là các tetra - terpenoit màu đỏ, cam hay vàng.

    Chúng là các sắc tố phụ trong thực vật, giúp cung cấp nhiên liên liệu cho sự quang hợp bằng cách tập trung các bước sóng ánh sáng mà không sẵn sàng được hấp thu bởi Chlorophyll.

    Diệp lục có cấu trúc gồm một vòng Porphyrin có nhân Mg, màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên.

    Chức năng của Diệp Lục là hấp thụ ánh sáng, được thực hiện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử Diệp Lục -> màu xanh của Diệp Lục không có liên quan đến chức năng của chúng -> không liên quan đến quang hợp.

    Quay lại vấn đề chính, vì trong lá có bào quan tên Lục Lạp, mà Lục Lạp chứa Diệp Lục, vì Diệp Lục có màu xanh nên lá cũng có màu xanh. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do Diệp Lục chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của Diệp Lục vẫn nổi trội hơn.

    Hơn nữa, Diệp Lục mang màu xanh lục để hấp thu tốt nhất ánh sáng mặt trời, đó là phần hồng ngoại và màu đỏ.

    Chúng ta hãy nhớ lại một chút về vật lý quang phổ, ánh sáng mà ta nhìn thấy phát ra từ lá cây là ánh sáng phản xạ không được lá cây hấp thụ, có nghĩa là các màu khác được hấp thu (đặc biệt là đỏ và xanh dương) còn màu xanh lục thì bị bỏ qua.

    Sẵn tiện mình sẽ nhắc lại một số thứ liên quan đến quang phổ học:

    +Ứng dụng: Xác định nhiệt độ của vật sáng (đặc biệt là các vật ở xa).

    +Định nghĩa: Là một dải ánh sáng có màu biến đổi liên tục.

    +Đặc điểm: Phụ thuộc vào nhiệt độ.

    Bên trên là một số thứ liên quan đến quang phổ học, chúng nằm trong chương trình lớp 12, nếu chúng ta đã nắm rõ về quang phổ học thì chúng ta sẽ càng hiểu thêm về hiện tượng vật lý này.

    Khi Diệp Lục quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất ở trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt khiến ta nhìn thấy có màu xanh.

    Nhưng dù thế, vì một số lý do nào đó mà lá của một số loài cây không có màu xanh lục.

    Chẳng hạn như cây phong, màu lá đỏ của cây phong là do Anthocyanin mà ra. Bởi vì sự cân bằng giữa chuyển đổi áng sáng thành năng lượng và tạo ra chất dinh dưỡng không thành công nên sau đó chất Anthocyanin sẽ được tự động tạo ra, đây là một sắc tố có màu đỏ nhằm để giữ sự cân bằng đó, chúng cố gắng tiếp tục quang hợp cho đến khi lá rụng.

    Cây phong (có cả phong đỏ và vàng) : Đây là loài cây khá nổi bật vì chính thứ màu sắc rực rỡ từ lá của nó.

    [​IMG]

    Ngoài ra, chúng ta cũng có cả Hoa Thu Hải Đường, nếu quan sát kỹ thể nào ta cũng để ý thấy mặt dưới lá của Thu Hải Đường có màu nâu, điều này nhằm để Thu Hải Đường hấp thu tốt những tia sáng yếu ớt phản xạ từ dưới mặt đất hoặc từ các lá khác của nó. Sở dĩ nó đặc biệt có màu lá như vậy là do loài cây này thường sống trong vùng tối tăm dưới tán của loài cây khác. Mặt trên luôn có thể tuỳ thời mà hứng lấy được một số các tia ánh sáng còn sót lại từ trên cao rọi xuống nó.

    Hoa Thu Hải Đường:

    [​IMG]

    Trừ lá trên hoa và cây, mọi người có thể nhìn thấy sự chuyển màu của lá xuất hiện ở rong biển, rong biển là một loại tảo bẹ tồn tại ở biển cả, chúng ta có thể đem chúng để nấu thành canh, canh rong biển được nấu lên vẫn giữ được mùi vị tanh mặn từ biển, ăn rất ngon.

    Chúng ta sẽ thường thấy rong biển đổi màu khi bị chuyển từ vùng nước nông sang vùng nước sâu.

    Bởi vì khi rong biển chuyển sang màu đỏ hoặc nâu thì chúng có thể hấp thụ được ánh sáng tốt hơn bao giờ hết, cũng do ánh sáng rất khó để truyền qua từ không khí đến môi trường nước nên rong biển phải tự chuyển hóa màu cho mình, đó cũng là lý do ta bắt gặp được sự chuyển đổi màu sắc từ trong biển khi nó đang ở vùng nước sâu khó mà truyền tới các tia sáng.

    Rong biển:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Rong biển khô rải muối (rất ngon) :

    [​IMG]

    Khép lại, mong rằng bài viết này có ít cho mọi người!

    By: Bầu Trời Đầy Sao.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    Bài viết hay lắm ạ.
     
    Bầu Trời Đầy Sao thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...