Tại sao lá cây có màu xanh?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 4 Tháng tư 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Bạn đã từng nghe bài "Lý do anh xuất hiện" bao giờ chưa? Trong bài có câu mở đầu: "Em có biết tại sao lá câу lại màu xanh?"

    Thế giới thực vật muôn màu khiến mọi thứ tồn tại trong chúng ta nhiều câu hỏi vì sao. Bạn có từng thắc mắc vì sao lá cây lại màu xanh không? Có phải tất cả lá cây đều có màu xanh?

    Trong lá cây chứa bào quang có chức năng quang hợp được gọi là lục lạp.

    Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp - lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, cấu tạo có hai lớp: Bên ngoài có màng bao bọc, bên trong chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Trong lục lạp có chất diệp lục là chất quyết định lá cây có màu xanh.

    Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ được sử dụng trong quá trình chuyển hóa của cây. Theo như thuyết quang phổ - quang phổ được hiểu đơn giản là một dải màu hứng được trên màn ảnh khi có hiện tượng tán sắc ánh sáng - ánh sáng trắng của mặt trời bao gồm các màu giống như sắc cầu vồng: Tím, chàm, lục, lam, vàng, cam đỏ.

    [​IMG]

    Ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Còn màu xanh thì hấp thụ rất ít nên khi ánh sáng chiếu vào lá, lá sẽ phản màu lục lại mắt ta làm mắt ta thấy lá có màu xanh. Giống như việc các vật xung quanh ta không tự nhiên có màu sắc, mà là do chúng hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng vào mắt ta nên chúng ta mới "nhìn thấy" vật đó có màu. Việc chúng ta thấy lá cây có màu xanh cũng tương tự như thế.

    Thực tế trong lá còn có nhiều màu khác nhau như vàng, cam, đỏ. Tuy nhiên, màu xanh lục của chất diệp lục vẫn chiếm thứ yếu vì vậy lá cây có màu xanh. (Bởi trong một mi-li-mét vuông lá có tới nửa triệu lục lạp, trong mỗi tế bào lá lại không dưới mười lục lạp, mà lục lạp lại chứa chất diệp lục. Nhờ số lượng áp đảo như vậy nên so với các chất khác mà chất diệp lục trở thành thành phần thứ yếu)

    Nếu theo lý giải vậy thì tại sao ở một số loài thực vật có màu lá khác biệt? Có phải lá cây nào cũng là màu xanh không?

    Lá phong có màu đỏ: Vào đầu mùa thu chúng ta thường thấy những tán lá phong chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Vì sao vậy? Như các bạn đã biết, trong lá cây không chỉ đơn thuần có một chất diệp lục mà còn có nhiều thành phần khác. Sở dĩ lá phong có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át tỷ lệ chất diệp lục trong lá. Antocyan được sản xuất "độc quyền" vào giai đoạn cuối mùa hè và đầu mùa thu. Thời gian ban ngày ngắn, ban đêm dài khiến lượng ánh sáng cây hấp thu không đủ để tạo ra diệp lục. Và Antocyan sẽ "lợi dụng" lúc này để xuất hiện. Antocyan là hợp chất màu đỏ, dễ hòa tan trong nước nóng, khi bạn nhúng lá cây vào thì sắc đỏ sẽ chuyển sang màu xanh trong vài phút. Antocyan còn liên quan đến dinh dưỡng của đất. Việc lá cây có màu đỏ, antocyan giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng của cây trở nên tối đa nhất có thể. Vì vậy, ở một số vùng đất thiếu dinh dưỡng, cằn cỗi thì lá cây có màu đỏ sẽ giúp cây sống tốt hơn. Ở một vài thí nghiệm chứng minh, lá cây có màu đỏ sẽ ít bị rệp hay côn trùng tấn công hơn.

    Ngoài ra, một số loại cây rụng lá theo mùa thì việc thay lục lạp sẽ diễn ra trên toàn bộ cây mà không phải lẻ tẻ ở vài tán lá. Vào đầu mùa thu, lá cây bắt đầu chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ vì diệp lục sẽ hấp thu lại. Đến cuối mùa thu thì lá cây chỉ còn trơ lại màu nâu và rụng đi. Lá khô có màu nâu có lẽ là hỗn hợp màu của những gì còn sót lại trên lá.

    [​IMG]

    Thảm thực vật ngoài biển khơi cũng cho ta thấy một vài tình huống khác biệt, ví như rong biển. Thông thường ở một số vùng nước nông ta thấy rong biển còn có màu xanh, nhưng đến vùng nước sâu thì rong chuyển dần sang màu đỏ? Một số loài rong biển có màu đỏ hoặc nâu đỏ bởi vì ánh sáng đỏ khó xuyên qua nước biển trong khi ánh sáng màu xanh lại hấp thụ tốt hơn ở dưới nước. Bên cạnh đó, xuống càng sâu thì ánh sáng khúc xạ được càng ít. Rong biển hấp thu màu xanh và bỏ lại hoặc hấp thụ rất ít màu đỏ nên màu đỏ sẽ phản chiếu lại trong mắt ta.

    Lá cây thu hải đường có hai màu: Màu xanh phía trên và màu nâu đỏ phía dưới. Đây là cây ưa tối, mặt trên của lá vẫn có thể hấp thu ánh sáng bình thường nhưng mặt dưới hấp thu rất ít hoặc gần như không có - bởi bị tán cây khác che lấp lại ở mặt dưới lá - nên có màu nâu đỏ (màu nâu đỏ sẽ giúp lá hấp thu những tia sáng nhỏ, yếu ớt tốt hơn).
     
    LieuDuongDaDaThy thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng tư 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...