Tại sao không nên phơi ủng cao su dưới nắng gắt?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Ngọc Thảo, 10 Tháng sáu 2021.

  1. Ngọc Thảo

    Bài viết:
    20
    Tại sao không nên phơi ủng cao su dưới nắng gắt?

    Nguyên liệu của cao su là mủ cao su. Kết cấu phân tử của mủ cao su giống như một sợi dây xích, giữa phân tử luôn tay trong tay liên kết nhau, và sự liên kết này được gọi là kết cấu hình dây. Sự liên kết của mủ cao su có kết cấu hình dây không bền, rất dễ gãy đoạn.

    Khi gặp nhiệt độ nó sẽ nhão ra, khi gặp lạnh lại biến thành cứng và giòn. Để cải tiến tính năng của mủ cao su, người ta thêm lưu huỳnh vào mủ cao su, vì lưu huỳnh có thể kết cấu phân tử của mủ cao su từ hình dây sang hình lưới, giống như một cây cổ thụ có rất nhiều phân nhánh,

    Như vậy độ bền của cao su sẽ được tăng lên. Song, nếu để ủng cao su dưới nắng gắt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời sẽ chui vào bên trong cao su, cắt đứt sự liên kết giữa các phân tử, đồng thời lượng nhiệt trong ánh nắng mặt trời còn có thể khiến phân tử lưu huỳnh rời khỏi cao su, khiến kết cấu hình lưới đã được hình thành sẽ bị phá hoại nghiêm trọng.

    Như vậy, cao su sẽ mất đi tính đàn hồi và độ bền của nó mà sẽ trở nên cứng giòn, hiện tượng này được gọi là cao su bị lão hóa.

    Để ngăn chặn sự lão hóa của cao su, kéo dài tuổi thọ sử dụng, chúng ta nên cất ủng cao su trong bóng mát sau khi rửa sạch.

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng chín 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...