Tại sao khi đun nước người ta không đổ nước thật đầy ấm? Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao khi đun nước lại không nên đổ đầy ấm bao giờ chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu hiện tượng vật lý này qua bài viết dưới đây nhé! 1. Tại sao khi đun nước không nên đổ thật đầy nước? Hầu như ai cũng biết thì bất kì vật nào hiện hữu trên Trái Đất này sẽ ít nhiều bị tác động bởi nhiệt độ gây ra biến dạng, làm tăng giảm thể tích. Nước cũng là một trong những hợp chất chịu ảnh hưởng lớn từ tính chất vật lý này. Khi nước được đun sôi, nước sẽ nở lên do nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ sẽ tăng lên khiến các phân tử nước chuyển động nhanh và bay hơi tạo thành dạng khí. Khi đó đổ nước vào ấm quá đầy thì thể tích còn trống trong ấm không còn nhiều, nước sẽ trở thành thành thể khí không còn diện tích khiến cho ấm nước bị bật nắp, từ đó việc nước trong ấm bị trào ra ngoài. 2. Đổ nước đầy ấm có nguy hiểm như thế nào? Đổ nước đầy ấm và đun sôi thì thật là nguy hiểm. Khi chúng ta đun bằng bếp củi, nhiệt độ cao làm nước tràn ra ngoài (như trên đã giải thích) làm tắt lửa. Còn khi đun bằng ấm điện, nước trong ấm sẽ tràn ra ngoài và tràn vào các mạch điện dễ gây cháy nổ, chập điện. Ta không thể tự ngắt điện khi sôi hoặc hở giật khi cầm vào ấm lấy nước. Ngoài ra thì nếu chúng ta đổ nước quá đầy khiến cho việc lấy nước bằng cách xách quai ấm khó khăn vì khi đó hơi nước bốc lên có thể gây bỏng tay. 3. Cũng như vậy thì tại sao người ta lại không đổ đầy chai nước ngọt? Chắc hẳn khi uống nước ngọt cũng sẽ có một số bạn hỏi tại sao người ta không đổ đầy trai nước ngọt đúng không nào? Cũng như việc không đổ đầy nước vào ấm khi đun vậy? Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé! Thật ra thì câu hỏi "Tại sao người ta không đóng thật đầy trai nước ngọt?" khá là phức tạp vì nó liên quan đến áp xuất của chất khí trên mặt thoáng của chất lỏng chứ trong chai. Ngoài ra thì chúng ta có thể trả lời một cách khác vì đơn giản là để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt. Khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt thì khi đó sẽ gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra. Tuy nhiên thì còn có một điểm thú vị hơn trong việc không đóng chai nước đầy vì người ta dùng nắp nhựa xoắn đối với chai nhựa và dùng nắp kim loại đối với trai thủy tinh. Những kĩ thuật này đều phục vụ cho mục đích an toàn để giảm đổ vỡ khi vận chuyển khác chai nước. 4. Giải thích sự nở vì nhiệt của chất lỏng Để giải thích các hiện tượng trong đời sống, ta dựa vào lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng sau đây - Các chết lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh - Các chất lỏng khác nhau thì giãn nở vì nhiệt cũng khác nhau - Chất lỏng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Khi giãn nở thì thể tích của chất lỏng tăng nhưng khối lượng của nó vẫn không thay đổi trừ khi trường hợp đặc biệt là nước, khi tăng lên nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C thể tích của nước bị giảm đi chứ không hề tăng lên Kết luận Qua bài viết vừa rồi thì chúng ta có thể rút ra rằng khi đun nước không nên để đầy ấm để tránh gặp các trường hợp nguy hiểm và cũng như khi đóng nước vào chai để mang đi đâu cũng không nên đóng quá đầy.