Hỏi đáp Tại sao học sinh lại bỏ học?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 16 Tháng sáu 2020.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,701
    Hiện nay việc học sinh ở cấp THCS bỏ học rất phổ biến, và lý do thì có rất nhiều chủ yếu là được tổng kết lại, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là gì?

    Tôi được biết trên diễn đàn có nhiều bạn đang là học sinh, các bạn là người gần gũi với bạn mình nhất, cùng độ tuổi, sẽ có cái nhìn chính xác, khách quan.

    Tôi đang làm tiểu luận về vấn đề này, nên rất mong nhận được nhiều phản hồi từ các bạn học sinh, xin cám ơn!
     
    Blog Radio, Sói, OneForHour2 người khác thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. map65latte

    Bài viết:
    106
    Mình là một sinh viên đại học, nhưng cũng biết qua một vài trường hợp bỏ học như thế này, xin được chia sẻ với bạn ạ!

    Trường hợp thứ nhất là không học được nên có ý định bỏ học để đi làm. Như mọi người đã biết thì kỳ thi chuyển cấp, thi vào cấp 3 luôn đòi hỏi kiến thức gắt gao và có thể nói là gần như là mang tính quyết định. Có những học sinh sức học chỉ xếp vào hàng trung bình, lại mắc phải kỳ vọng của người nhà, rồi bạn bè cùng trang lứa, kết quả đi thi không được như mong muốn, không đỗ vào những trường công lập. Do vậy họ sinh ra chán nản rồi dẫn đến quyết định nghỉ học và đi làm, kiếm thêm thu nhập để nuôi sống bản thân.

    Trường hợp thứ hai, cái này khá phổ biến, là do điều kiện và hoàn cảnh gia đình. Không phải ai cũng sinh ra trong một gia đình khá giả, được chăm lo chu toàn về mọi mặt. Ngoài xã hội kia có rất nhiều những mảnh đời lam lũ cơ cực buộc phải bỏ học giữa chừng vì gia đình không có điều kiện, không đủ khả năng chi trả học phí. Cái này mình thấy trên sách báo có nói khá nhiều.

    Trường hợp thứ ba mà mình biết, thì là do chán học và không có cảm hứng học. Bởi vì là vấn đề mang tính chất hơi tế nhị nên mình cũng không dám đào sâu vào hỏi họ, theo như những gì mình biết thì họ cảm thấy chán nản với việc học, học hành không vào, cứ nhìn thấy sách vở là hoa mắt, chóng mặt.. nên quyết định bỏ học.

    Trên đây là vài trường hợp mình biết, hi vọng nó giúp ích được cho bài tiểu luận của bạn ạ!
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  4. SAN HAI

    Bài viết:
    27
    Mấy đứa học kém, tự biết mình học cũng không đến nơi đến chốn được, nên bỏ học, kiếm việc làm.

    Mang thai. Con gái tuổi này nhiều đứa tập tành yêu đương, mà mang thai thì buộc phải nghỉ rồi.

    Bố mẹ bắt bỏ học. Không đưa tiền cho học nữa, con gái học cũng vô dụng, thì nghỉ học.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  5. OneForHour

    Bài viết:
    4
    Bạn của tôi. Tôi sẽ cho bạn 1 ý kiến của riêng tôi. Mặc dù tôi cũng quá tuổi cái thời THPT.

    Nguyên nhận hàng đầu:

    Cha mẹ buông lỏng con cái quá mức quy định.

    Định hướng con cái về cách sai lệnh, vận hành của xã hội.

    Nguyên nhân dán tiếp:

    Bạo lực học đường.

    Cám dỗ của những thứ bên ngoài xã hội.

    Bạn bè vui chơi quá lố.

    Còn về tinh thần của các cháu học sinh nghỉ học theo ý kiến mình:

    Không phải học sinh muốn bỏ học. Mà thực chất bậc làm cha mẹ có nói rõ ràng việc học sẽ đem lại lợi ích gì cho con trẻ ngay bây giờ hay chỉ là những thứ xa vời nổ lực trong suốt 12 năm ăn học và 4-8 năm học đại học. Bậc làm cha mẹ hãy biết so sánh đem ra những ví dụ chính xác. Người con cái noi gương chính là bậc cha mẹ. Bậc cha mẹ không đưa lối suy nghĩ tích cực vào cho con cái ngay lúc đầu. Thì con cái họ cũng không thấy nản mà bước theo những thứ vui qua đường.

    Nhưng tâm lý của trẻ em mà ai mà chẳng muốn được vui chơi thỏa thích không muốn suy nghĩ gì nhiều cả. Trẻ em chỉ muốn giải tỏa niềm vui thích thú của mình khi gặp những điều mới mẻ nhiều hơn. Và cũng chính là tuổi để các cháu tìm hiểu thế giới sung quanh cũng như giới tính. Tôi cũng không trách được các cháu xảy ra chuyện làm bố mẹ trẻ được vì cũng là do người lớn không truyền thụ đầy đủ kiến thức cho con trẻ.

    Như thực tại, trẻ con nhìn vào và học tấm gương của người lớn hơn, thì chính người làm bậc cha mẹ phải biết giảng dạy cho con mình như thế nào.

    Việc học quan trọng ra làm sao, con sẽ đạt được những gì trong tương lai. Dù cực nhưng môi trường đi học là môi trường tốt, các con có phải đi làm lụng bỏ sương máu mồ hôi, suy nghĩ tính toán chi li từng đồng từng cắc của cha mẹ. Nên dù như thế nào chúng ta, những người đi trước, chắc cũng làm cha làm mẹ rồi thì chúng ta phải quan tâm con cái nhiều hơn nữa. Giảng dạy giải thích hợp lý đưa dẫn chứng vụ thể. Vì xã hội lúc nào cũng hấp dẫn hơn là ở nhà mà mở sách ra học bài.

    OneForHour

    Tôi năm sau sẽ lên làm bố.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng sáu 2020
  6. Liễu Nhạc Hy

    Bài viết:
    35
    Nói về vấn đề này thì mình có quen một trường hợp em ý bỏ học từ năm lớp chín. Lý do em ấy bỏ học có rất nhiều nhưng lý do lớn nhất chính là do gia đình. Hoàn cảnh gia đình em ấy không khó khăn đến mức em ấy phải bỏ học khi chưa học hết cấp hai, nhưng mà chuyện gia đình quá phức tạp lại khiến em ấy không thể tiếp tục tập trung vào việc học. Bố em ấy ngoại tình với người phụ nữ khác, đã lấy hết tiền đóng học của em ấy đi cho người phụ nữ kia, trở về nhà còn đánh đập hai mẹ con em. Sau người đàn ông ấy bỏ đi, tinh thần của em ấy cũng trở nên suy sụp. Em ấy quyết định bỏ học. Em ấy nói với mình không phải em không muốn học tiếp mà là vì em không thể nào nghĩ tiếp đến việc đi học, em chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền nuôi mẹ cho mẹ đỡ khổ.

    Đó chỉ là một trường hợp trong rất nhiều trường hợp khác phải bỏ học vì gia đình. Phần nhiều các em vì nghèo khó, một phần các em gái lại càng thiệt thòi hơn khi bị ép tảo hôn, một phần khác vì hoàn cảnh tâm lý gia đình.

    Mình nghĩ, gia đình chính là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng tới việc các em bỏ học dù theo hướng trực tiếp hay gián tiếp. Dù cho các em ấy tự bỏ học vì chán nản hay ham chơi hư hỏng chúng ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng đến từ gia đình. Quá áp lực, quá buông lỏng hay quá nuông chiều cũng đều khiến tâm lý của các em sinh ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí dẫn tới bỏ học cũng không lạ.

    Mình hi vọng mọi người sẽ nói nhiều hơn về chủ đề này, hi vọng các vị phụ huynh có thể quan tâm đến con em họ hơn một chút để các em có thể có tương lai tốt hơn
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  7. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Theo mình thì có rất nhiều lí do với những mặt trái xã hội còn tồn đọng trong thời đại phát triển như ngày này. Thậm chí chính bản thân mình cũng đã chứng kiến không ít người bạn bỏ học vì lí do chủ quan, khách quan. Thứ nhất, do cha mẹ giữ lối suy nghĩ học hành không nên thân, chỉ có làm kiếm tiền mới có cái để sống. Một người bạn của mình đã bỏ học vì lí do trong gia đình không ai học cấp ba cả, mẹ bạn ấy xác định cho bạn ấy làm công ty khi học xong cấp hai và bây giờ bạn ấy đã đi làm khi mới học lớp 10. Thứ hai, do các bạn học sinh tự ý thức được việc mình không có hứng thú với việc học và nếu tiếp tục thì chỉ tổn hại về tiền bạc nên các bạn ấy đi làm luôn. Thứ ba do mang thai, do bị áp lực về dư luận xã hội. Thứ tư bị trầm cảm do bạo lực học đường.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  8. Tieuacba

    Bài viết:
    2
    Bỏ học là do tác động của mơi trường xung quanh làm cho họ thiếu kiên nhẫn đến trường, nói đúng ra là do bản thân họ không đủ kiên nhẫn để bị những cái xấu kéo đi. Hơn nữa họ thiếu nhận thức và suy nghĩ về tương lai sau này của mình khi họ thấy niềm vui mà họ đang có không quan trọng bằng việc học.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,616
    Em chào chị ạ. Chị cho phép em chia sẻ vài điều nhé ^^

    Về phần gia cảnh nghèo khó, gia đình không có đủ điều kiện cho các em theo học, đối với những trường hợp này thì mình không cần bàn bởi lẽ đây là nguyên nhân khách quan, là do hoàn cảnh sống nên mới bắt buộc các em phải rời xa con chữ chứ không có chuyện các em không muốn đi học. Đây không được gọi là bỏ học.

    Giờ đến phần những trường hợp còn lại. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Chính là do bản thân các em học sinh. Dù cho lý do có là do nghiện game, học hành không vô, hay có ý định đi kinh doanh từ sớm đi chăng nữa thì chính các em sẽ là người tự quyết định bản thân mình có muốn tiếp tục theo học hay không. Kể cả việc bố mẹ ly dị khiến tinh thần các em sa sút thì cũng là do các em có tự nguyện buông xuôi luôn cả việc học hay không. Mặc dù cũng là do phần lớn là hoàn cảnh sống hiện tại ảnh hưởng, nhưng nếu chỉ vì thế mà các em quyết định từ bỏ luôn cả việc học, thì đó chắc chắn cũng có phần lỗi do các em rồi. Ta thường hay lấy lý do ngoại cảnh để làm cái cớ bao biện cho hành động của mình, nhưng thật ra chính mình cũng góp phần không nhỏ vào những hành động ấy, chỉ là có ai đủ dũng cảm để tự nhận rằng việc ấy là do mình tự làm hay không thôi. Vì thế, nếu khách quan mà nói, đó có thể là do hoàn cảnh sống hiện tại ảnh hưởng tới các em, nhưng xét về mặt chủ quan thì, đó là do chính các em tự động buông bỏ con đường này.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  10. Hoang Moc Lan VIẾT CÙNG CẢM XÚC VỚI LAN NHÉ

    Bài viết:
    34
    Chào bạn,

    Cho mình góp ý nhé.

    Theo mình. Vấn đề bạn đưa ra rộng quá.

    Bạn nên cụ thể hơn sẽ dễ làm.

    Bỏ học? Bạn nói là nhiều. Nhiều là bao nhiêu? So với năm trước hay vài năm trước?

    Thì mới đánh giá được nhiều hay không.

    Nếu là con số bất thường thì sẽ phân tích tiếp.

    Độ tuổi bỏ học nhiều nhất là lớp mấy? Thì sẽ phân tích được liên quan đến sự phát triển tâm sinh lý có ảnh hưởng thế nào?

    Rồi thì vùng miền. Đặc điểm kinh tế vùng miền, địa lý, văn hóa, giáo dục nữa cũng sẽ ảnh hưởng.

    Từ những điều cụ thể đó. Chắc chắn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn.

    Bạn cũng có thể so với con số trung bình trên thế giới, tb tại khu vực ĐNA.. để xem con số là tốt hay xấu.

    Rồi phân tích tiếp theo tương lai của những trường hợp đã bỏ học thì thế nào, có hậu quả gì nghiêm trọng cần cảnh báo.

    Rồi cách suy nghĩ chủ quan của các bạn bỏ học, bỏ để làm gì? Bỏ để theo học caia ngành nghề đam mê gì khác? Hay bỏ để lông bông?

    Chúc bạn có hướng suy nghĩ và thành công với bài luận nhé.
     
    thohongmeomeo thích bài này.
  11. Black Cat Mèo Mun

    Bài viết:
    2
    Khi một học sinh bỏ học có nghĩa là họ đã có nhiều suy nghĩ tiêu cực vào việc học hoặc đã có những tác động bên ngoài buộc họ không thể không bỏ học. Vậy những điều đó là gì?

    Theo mình, nguyên nhân đầu tiên đến từ gia đình bởi gia đình là những người tiếp xúc với người học sinh đó nhiều nhất. Nếu một gia đình có vấn đề tất nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với đứa nhỏ. Nguyên nhân thứ hai có thể nói đến là môi trường học tập, trong một lớp học, nếu nhiều thành viên trong lớp không thích học sinh đó, họ có thể làm ra những hành động quá đáng như tẩy chay, bắt nạt, dọa nạt thậm chí là đánh đập tập thể. Nguyên nhân thứ ba có thể nhắc đến là áp lực học tập, sự kỳ vọng và yêu cầu quá lớn của người lớn đối với học sinh cũng sẽ dễ làm họ nảy sinh ra chán nản, từ đó việc mà học sinh bỏ cuộc và không học nữa cũng khá là dễ hiểu. Nguyên nhân thứ tư, theo mình việc học sinh tiếp xúc và chơi với bạn xấu cũng là một nguyên do dẫn đến việc bỏ học.

    Những tác động bên ngoài làm học sinh không thể không bỏ học có thể nói đến như gia đình không đủ điều kiện, mồ côi hay cha mẹ chỉ cần cho con biết chữ nên học đến đó liền cho nghỉ rồi bảo về nhà làm ruộng.. vân vân..

    Thật ra có rất nhiều nguyên do khác nhau dẫn đến một học sinh bỏ học. Vì thế nên, muốn biết vì sao họ bỏ học giữa chừng, chúng ta phải xem xét từ những sự tác động khác nhau đối với người học sinh đó
     
    thohongmeomeo thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...