Tại sao hay mơ khi ngủ?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Koko6868, 24 Tháng sáu 2021.

  1. Koko6868

    Bài viết:
    61
    Tại sao hay mơ khi ngủ?

    Ngủ mơ là hiện tượng rất bình thường và bất kỳ ai cũng sẽ ngủ mơ ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên nếu thường xuyên nằm mơ khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Vậy tại sao hay mơ khi ngủ? Hiện tượng này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    [​IMG]

    Giấc ngủ là gì?

    Ngủ là nhu cầu sinh lý của con người, đồng thời giúp cơ thể phục hồi thể lực sau một thời gian hoạt động. Bình thường giấc ngủ của chúng ta kéo dài khoảng 7 – 8 giờ, trung bình dao động trong khoảng 4 – 11 giờ một đêm.

    Về bản chất thì giấc ngủ là trạng thái cơ thể giảm hoặc ngưng vận động. Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với chức năng thần kinh thực vật và những thay đổi của hoạt động điện não. Vì thế khi thức dậy sau mỗi giấc ngủ chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.

    Hiện tượng ngủ mơ là gì?

    Ngủ mơ là hiện tượng chúng ta nhìn thấy một sự vật, nhân vật hay hiện tượng nào đó trong thời gian ngủ. Giấc ngủ là một trạng thái gồm nhiều giai đoạn không đồng nhất, những giai đoạn này xuất hiện luân phiên kế tiếp nhau mang tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ có hai pha là pha nhanh (REM) và pha chậm (NON-REM), giấc mơ của chúng ta sẽ xuất hiện ở pha nhanh.

    Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 – 120 phút, mỗi đêm giấc ngủ có khoảng 4 – 5 chu kỳ và khi kết thúc mỗi chu kỳ là một giấc mơ. Khi càng về sáng thì pha nhanh kéo dài hơn, đồng nghĩa giấc mơ cũng kéo dài hơn. Vì thế ngủ mơ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường của con người.

    Tại sao hay mơ khi ngủ?

    Ngủ mơ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu thường xuyên ngủ mơ thậm chí là ngủ mơ hàng ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao hay mơ khi ngủ:


    [​IMG]

    Ngủ hay mơ do rối loạn giấc ngủ

    Ngủ mơ do rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở những người bị trầm cảm, stress sau chấn thương, nghiện rượu, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..

    Rối loạn giấc ngủ biểu hiện qua những vấn đề như: Mất ngủ, ngủ nhiều và ngủ mê mệt do buồn ngủ quá mức. Một số trường hợp ngủ mơ do rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng có thể bị tè dầm, mộng du, nói mớ, vung tay vung chân..

    Do mắc bệnh lý tim mạch

    Tại sao hay mơ khi ngủ còn có thể là do mắc một số bệnh lý tim mạch. Khi mắc bệnh tim mạch, tuần hoàn máu thường không tốt có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy thoáng qua. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến bạn hay mơ, nói mớ.

    Do stress, ám ảnh tâm lý

    Stress, căng thẳng do chịu áp lực từ công việc hay ám ảnh một vấn đề gì đó cũng khiến bạn hay nằm mơ khi ngủ. Thậm chí nhiều người có thể mơ thấy những nội dung liên quan đến công việc hay những sự việc mà họ đang trải qua hàng ngày trong cuộc sống thật.

    Hay ngủ mơ cảnh báo bệnh Parkinson

    Ngoài những nguyên nhân trên, hay mơ khi ngủ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Parkinson – chứng mất trí nhớ trong tương lai. Trong một nghiên cứu về sinh học giấc ngủ, Tiến sĩ John Peever – một nhà nghiên cứu thần kinh tại Đại học Toronto, Canada đã tìm ra các tế bào có chức năng tạo ra giấc mơ và ông gọi chúng là tế bào thần kinh hoạt động REM.

    Tiến sĩ John Peever đã dùng những tế bào REM để kiểm soát quá trình nằm mơ ở chuột. Theo đó kết quả thử nghiệm cho thấy khi mở các tế bào này thì sẽ nhanh tiến vào giấc ngủ hơn. Chứng tỏ rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ với các rối loạn thông thường ở não.

    Trong khi đó, thực tế có đến 80% những người bị rối loạn giấc ngủ mắc chứng mất trí nhớ thể Lewy, trong đó điển hình nhất là bệnh Parkinson. Tiến sĩ John Peever nhấn mạnh hay ngủ mơ do rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh lý Parkinson có thể xảy ra vào khoảng 15 năm sau.

    Biện pháp hạn chế tình trạng hay mơ khi ngủ


    [​IMG]

    Thường xuyên ngủ mơ có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc, tinh thần uể oải, lo âu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Vì thế, bạn cần hạn chế tình trạng hay mơ khi ngủ bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:

    - Ăn uống điều độ, không ăn quá no hay để bụng quá đói khi đi ngủ.

    - Không lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích hay thuốc ngủ.

    - Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức mình để có sức khỏe tốt.

    - Hạn chế căng thẳng tâm lý và tinh thần khi ngủ, nên đọc sách và nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ để có được giấc ngủ ngon.

    - Không nên gác tay lên ngực khi ngủ khiến ngực và tim bị chèn ép, gây ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông đến tim và não.

    - Không nên ngủ quá nhiều, tốt nhất chỉ nên ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

    - Nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ, chuyên gia nếu gặp vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

    Trên đây là những thông tin về chứng ngủ mơ, nguyên nhân tại sao hay mơ khi ngủ và biện pháp hạn chế tình trạng này. Hy vọng sẽ giúp các bạn có được giấc ngủ ngon, trọn vẹn mà không mộng mị.
     
    Thùy Minh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...