Tại sao gọi là hổ phách? Đã bao giờ mấy ông nghe đến từ "hổ phách" chưa? Chắc chắn đã ít nhất một lần mấy ông ngồi xem phim bộ với ba mẹ mà nghe nói tới từ này rồi. Hoặc nếu chưa thì xem như vừa biết thêm một kiến thức mới rồi đó. Vậy, hổ phách là gì? Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch được tìm thấy trong các cây cổ thụ lâu đời. Hổ phách còn có tên khoa học tiếng anh là Amber, hay còn được biết đến với tên gọi khác là minh phách, hồng tùng chi, tiếng Latinh: Succinum là nhựa cây đã hóa đá (hóa thạch) từ thời đại đồ đá mới, được đánh giá cao về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên. Trái với suy nghĩ của nhiều người, hổ phách không thực sự là một loại đá quý. Trên thực tế, những viên đá này lại chính là nhựa cây hóa thạch có tuổi từ 30 đến 90 triệu năm. Hổ phách được tìm thấy và khai thác ở nhiều quốc gia vùng biển Baltic, một số nước Đông Nam Á như Myanmar, Việt Nam. Hổ phách có màu vàng, nâu, xám, đen.. và đặc biệt là xanh dương, loại hổ phách màu xanh dương sẽ vô cùng quý và có giá trị rất cao. Nguồn gốc theo thần thoại.. Theo thần thoại Hy Lạp, khi Phaethon, con trai của thần mặt trời Helios bị giết, những người chị của Phaethon vì quá đau buồn mà khóc cho tới chết. Họ hóa thành những cây dương, và nước mắt của họ rơi xuống biến thành hổ phách. Nhưng sự thật là.. Nhựa cây hóa thạch cách đây hàng triệu năm, chủ yếu là nhựa thông, Hổ phách quý nhất được hình thành từ nhựa thông cổ đại đã tuyệt chủng. Hổ phách được hình thành do quá trình vận động biến đổi của vỏ trái đất mà cây thông bị chôn vùi dưới lòng đất, nhựa cây chảy ra kết hợp với các nguyên tố dưới đất và cứng lại, hóa thạch mà thành. Đá Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa, hoặc nhũ đá, đa phần là trong suốt hoặc bán trong, đôi khi có chứa động vật hóa thạch còn nguyên vẹn, được gọi là bao thể hay trùng phách. Một điều đặc biệt là giá trị của Trùng phách đắt hơn rất nhiều lần, vì nó góp phần bảo tồn cấu trúc ADN của những sinh vật đã tuyệt chủng cách đây chục triệu năm. Hổ phách như một "mặt trời" ấm áp, người ta đã mê mẩn vẻ đẹp của nó trong nhiều thế kỷ. Sự đa dạng về sắc thái của hổ phách đến nỗi không cần phải kết hợp nó với các loại đá quý và đá bán quý khác, bởi vì bạn luôn có thể chọn được một viên đá có màu sắc và hình dạng phù hợp giữa những giọt và mảnh hổ phách. Hơn nữa, màu sắc và hình dạng của nó đa dạng theo nhiều thể loại và nơi khai thác. Trầm tích hổ phách nằm ở những khu vực có rừng cây lá kim mọc cách đây hàng triệu năm, và hổ phách chính là nhựa cây đã hóa đá. Ngoại lệ duy nhất là hổ phách xanh Dominica, được hình thành không phải từ nhựa cây lá kim. Khu vực nhiều Hổ phách nhất được coi là các Quốc gia Baltic, bởi vì có tới 90% hổ phách trên thế giới được khai thác gần Biển Baltic. Đồng thời, dẫn đầu về trữ lượng là ngôi làng Yantarny ở vùng Kaliningrad – khoảng 80% trữ lượng hổ phách trên thế giới tập trung ở đây. Khu vực trữ lượng lớn thứ hai nằm trên bán đảo Yucatan ở Mexico, nhưng hổ phách cũng được khai thác ở Trung Quốc, Nhật Bản và đôi khi được tìm thấy ở Siberia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước khác. Phân loại Hổ phách Baltic được chia thành 6 loại: 1. Loại phổ biến nhất được gọi là succinite, từ tên của cây thông Pinus succinieferra, nhờ đó chúng ta ngày nay có những viên đá có vẻ đẹp không gì sánh được. Succinite không chỉ phổ biến hơn trong khai thác mà còn chiếm 98% thị trường hổ phách – Không có gì ngạc nhiên ở đây: Vẻ đẹp và tính biểu cảm phi thường của loại hổ phách này đã chiếm được cảm tình của con người từ thời cổ đại; không phải vô cớ mà hoàng đế La Mã Nero đã gửi các chuyến thám hiểm để tìm một viên succinite đẹp nhất. 2. Một "họ hàng" gần của succinit là gedanite, nó xuất phát từ cùng một cây thông, nhưng được bao phủ bởi các oxit không màu. Gedanite dễ vỡ hơn succinite, vì vậy nó dễ vỡ hơn khi khoan và chạm khắc, tỷ lệ của nó không vượt quá 2% tổng số hổ phách được khai thác. Nhưng bất chấp tính dễ vỡ, sau quá trình xử lý chất lượng cao, thực tế không thể phân biệt với succinite. 3. Stanthienite, Loại hổ phách loại hổ phách hiếm nhất, có giá trị đến mức Carl Faberge đã sử dụng những mảnh vỡ của nó để tạo nên những kiệt tác trang sức của mình. Stanthienite đặc biệt dễ vỡ nên rất khó để có được nó nguyên vẹn. Loại đá này được sinh ra khi nhựa cây gặp môi trường giàu sắt. Do các oxit sắt, stantienit có màu tối, đó là lý do tại sao nó được gọi là hổ phách đen. Nguồn gốc tên gọi.. Theo người Hy Lạp gọi hổ phách với cái tên khác là electron (điện tử) với ý nghĩa là do mặt trời tạo ra. Bởi vậy nó mang trong mình một lượng điện khi cọ sát với vải thì có thể hút các thành phần cực nhỏ. Theo nhà khảo cổ học Nicias thì hổ phách có tên gọi đó là do chất hương thơm hay tinh chất của mặt trời lặn tích tụ lại trong đại dương rồi trôi dạt lên bờ biển. Rồi sau đó người La Mã đưa quân đến chiếm đóng và kiểm soát các vùng sản xuất hổ phách. Nero, hoàng đế La Mã là người rất giỏi và am hiểu về hổ phách. Còn theo Pliny nhà sử học La Mã thì dưới triều đại của Nero, giá của một bức tượng hổ phách chạm trổ tinh xảo thì có giá thành cao hơn cả một người nô lệ khỏe mạnh. Đối với người Đức cổ thì đốt hổ phách để tạo hương thơm, do đó họ gọi loại đá này với tên Bernstein hay còn được biết đến với tên gọi khác là đá tan cháy. Hổ phách không màu được xem là vật liệu tốt nhất dùng làm chuỗi hạt cầu nguyện tại Trung Quốc bởi cảm giác láng mượt của loại đá này mang lại. Hổ phách trong các nền văn minh Châu Âu Mảnh hổ phách lâu đời nhất được chạm khắc, được cho là một tấm bùa hộ mệnh, được tìm thấy gần Hanover, Đức, có tuổi đời khoảng 30.000 năm. Hàng ngàn dữ liệu khảo cổ học từ Trung Âu đã chỉ ra rằng người tiền sử đã sử dụng hổ phách để trang trí cá nhân và các nghi lễ tôn giáo. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy hổ phách ở trung tâm của những chiếc bình có niên đại khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Ở Litva hiện nay. Assyria Một số nhà sử học tin rằng hổ phách đã được người Assyria biết đến ngay cả trong thời của Ninevah (khoảng năm 2000 trước Công nguyên). Họ đã phát hiện một đài tưởng niệm bị vỡ dưới dạng trục đá bốn cạnh thuôn nhọn có khắc chữ hình nêm của người Assyria vào thế kỷ 19. Chữ hình nêm được dịch vào khoảng năm 1826 bởi một nhà nghiên cứu Assyria nổi tiếng, ông tin rằng dòng chữ này nói đến sự tồn tại ban đầu của nền giao thương giữa Bắc Âu và Assyria. Phoenicia Những thuỷ thủ người Phoenicia cổ đại có lẽ là những người đầu tiên buôn bán hổ phách giữa các quốc gia Địa Trung Hải, cũng như mở đường cho các tuyến đường biển đến bờ biển Đại Tây Dương giữa thế kỷ 13 và 6 trước Công nguyên. Tuy nhiên, có lẽ hổ phách đã được buôn bán cho người Phoenicia thông qua những người trung gian mà ít người biết về nơi xuất xứ của nó. Ai Cập Sau khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun vào năm 1922, các nhà khảo cổ cùng lúc đã phát hiện một số vật thể chứa các nguyên liệu làm từ vật liệu giòn màu nâu, cũng như một lượng chất dạng bột màu đỏ có tính dẻo, người ta cho rằng người Ai Cập cổ đại đã biết đến hổ phách. Mặc dù hổ phách hiếm khi được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại, nhưng các nhà khảo cổ vẫn tìm thấy đồ trang sức và nhẫn đính cườm bằng hổ phách trong một số ngôi mộ ở đó. Hy Lạp Trong các nền văn hóa tiền Hy Lạp, hổ phách được xem như một vật xa xỉ, thậm chí là báu vật của tầng lớp tri thức và thống trị. Các viên hổ phách, mặt dây chuyền, bùa hộ mệnh và kẹp tóc có các cạnh màu hổ phách đã được tìm thấy trong các ngôi mộ của vua Mycenaean trên đảo Crete. Rất nhiều viên hổ phách hình cầu dẹt được tìm thấy trong kho tàng đồ trang sức bằng vàng ở đô thị Mycenaean, cung cấp bằng chứng cho thấy hổ phách được coi là một chất tuyệt vời. Một số thông tin bên lề Tinh thể đá hổ phách amber được đánh giá cao vì màu có sắc ấm và vẻ đẹp của chúng, được chạm khắc thành các món đồ trang sức và được trao đổi giữa các nền văn hóa trong hàng nghìn năm thời cổ đại. Mảnh hổ phách lâu đời nhất từng được phát hiện có độ tuổi ước tính khoảng 320 triệu năm. Những viên đá ít hơn khoảng dưới 100.000 năm tuổi có giá trị thấp hơn nhiều. Hầu hết hổ phách bán ở Việt Nam có màu vàng, cam hoặc nâu đất. Rất ít những viên hổ phách xanh lam được chào bán vì độ quý hiếm và độc đáo của nó. Hổ phách và hổ phách non thường được xác định bằng niên đại của viên đá (độ tuổi). Hiện nay ở Việt Nam, các phòng kiểm định đơn lẻ thường không có đủ thiết bị để giám định niên đại viên đá. Do vậy một số phòng kiểm định sẽ đưa ra kết quả không chính xác giữa hổ phách và hổ phách non. Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chuyện có một con rắn đang tung tăng trên đường, đột nhiên bị một con bìm bịp bắt bỏ vào tổ giam lỏng. Tại sao bìm bịp lại bắt rắn giam trong tổ thế nhỉ? Bài trước: Vì Sao Cây Mắt Mèo Lại Gây Ngứa? Bài tiếp theo: Vì Sao Tổ Bìm Bịp Có Rắn? 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy