Gen Z là gì trên Facebook? Gen Z là từ viết tắt của Generation Z (thế hệ Z), đề cập đến một nhóm người sinh ra trong khoảng những năm 1995 đến 2012, nhóm người này ngay sau thế hệ Y (Gen Y) nên được gọi là Gen Z. Tương tự, tên gọi thế hệ Y là do nhóm người này sinh tiếp sau thế hệ X (Gen X). Tuy nhiên trước thế hệ X thì không có "thế hệ W". Quy luật bảng chữ cái chỉ mới áp dụng cho ba thế hệ: X, Y và Z. Vậy có thể thấy, tên gọi Gen Z bắt nguồn theo quy luật bảng chữ cái do trước đó đã có Gen Y và Gen X. Còn về nguồn gốc của tên Gen X thì có nhiều mô tả khác nhau: Một số người nói rằng Gen X được sử dụng để mô tả những người trẻ tuổi lớn lên ngay sau Thế chiến thứ hai, và bị tổn thương bởi chiến tranh, muốn thoát khỏi vòng xoáy của nỗi đau, mất mát, địa vị, tiền bạc và muốn trốn tránh khỏi xã hội lúc bấy giờ; ngoài ra còn có tin đồn rằng "thế hệ X" được lấy từ tên của một ban nhạc vào cuối những năm 1970. Bên cạnh thế hệ X, Y, Z, còn có các tên thế hệ khác, chẳng hạn như: Gen Alpha (thế hệ Alpha) : Những người sinh từ năm 2013 đến năm 2025. Xennials (thế hệ vi mô) : Những người sinh từ năm 1975 đến năm 1985. Baby Boomers (thế hệ bùng nổ dân số) : Những người sinh từ năm 1946 đến năm 1964. Silent Generation (thế hệ im lặng) : Những người sinh từ năm 1928 đến năm 1945. Ngoài ra còn có Greatest Generation, Interbellum Generation, Lost Generation là những nhóm người sinh ra trước năm 1928 và được định nghĩa theo các mốc chiến tranh thế giới. Từ điển Oxford mô tả thế hệ Z là một thế hệ lớn lên trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên được tiếp xúc với Internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, tùy vào sự phát triển ở từng nơi mà có rất nhiều giả thuyết khác nhau về khoảng thời gian của thế hệ Z: Từ điển trực tuyến Merriam-Webster định nghĩa thế hệ Z là thế hệ sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Trung tâm Nghiên cứu Pew xác định Gen Z là những người sinh năm 1997 đến 2012. Ở Nhật Bản, 15 năm là khoảng thời gian để xác định các thế hệ, và người ta cho rằng Gen Z bắt đầu sau năm 1996. Nhà tâm lý học Jean Twenge cũng mô tả thế hệ Z là những người sinh năm 1995 trở lên. Theo Forbes và The Irish Times, Gen Z bao gồm những người sinh từ năm 1995 đến 2010. Thống kê tại Canada lại xác định thế hệ Z bắt đầu từ năm 1993. Thế hệ Z ra đời ngay sau thế hệ Y. Những người ở cuối thế hệ Y đã dần thay đổi và chấp nhận sự thoải mái. Những người trẻ tuổi này được sinh ra trong thế giới công nghệ, chấp nhận những trang phục lạ mắt và khác biệt. Phong cách thời trang phổ biến của thế hệ Z là trang phục cá tính pha chút sexy đối với các cô gái, và đối với các chàng trai là thời trang dạo phố tràn đầy sức sống, thoải mái và trẻ trung. Từ "Gen Z" xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo vào tháng 9 năm 2000 và cho đến nay đã được sử dụng rất phổ biến. Hầu hết các thành viên thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ khi còn nhỏ nên họ cảm thấy rất thoải mái và dễ dàng thích ứng với công nghệ, di động, Internet và mạng xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram.. Thế hệ Z được gọi là những công dân của thời đại kỹ thuật số, một thế hệ mới đang thay đổi thế giới. Gen Z đang quyết định xu hướng văn hóa và tiêu dùng trong tương lai. Thế hệ Z là những người tiếp xúc với công nghệ từ đầu, có tư duy kinh tế và tiền tệ. Thế giới có thể thay đổi trong tương lai vì sự đa dạng, sức mạnh công nghệ và thái độ thận trọng của Gen Z đối với tiền bạc và chi tiêu. Cũng bởi thế hệ Z được coi là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số, các nhà nghiên cứu gọi thế hệ Z là thế hệ "Phigital" - ghép bởi Physical và Digital (vật lý và kỹ thuật số). Trong suy nghĩ của Gen Z, không có ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thực. Bên cạnh đó, Gen Z đang chịu áp lực rất lớn về thành công cá nhân. Họ muốn được mọi người công nhận. Gen Z có nhiều điểm mạnh, nhưng quá mạnh sẽ biến thành điểm yếu. Thế hệ Z có cá tính riêng, nhưng nếu cá tính quá, tự phụ, thiếu tôn trọng người khác thì lại là điều không tốt. Thế hệ Z thích để ý và quan tâm đến những người có kiến thức, kinh nghiệm hoặc tầm ảnh hưởng sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng đây không phải là lý do tại sao họ khao khát trở thành những người này. Thế hệ Z luôn muốn tạo ra những thứ của riêng họ. Đối với Gen Z, quan trọng nhất là: Luôn là chính mình.
6 CHỨNG NGHIỆN HÀNH VI PHỔ BIẾN NHẤT Ở GEN Z VÀ GEN Y 1️. Nghiện chơi game Việc chơi game đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi game không chỉ xuất hiện trên bảng điều khiển và máy tính mà còn sẵn có ngay trên điện thoại của bạn. Một số tựa game phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến: Fortnite, World of Warcraft, League of Legends, PlayerUnknown's Battlegrounds, Roblox, v.. v.. Một phần khiến game trở nên hấp dẫn là cơ chế phần thưởng, các tính năng ẩn và nhiệm vụ phụ. Khi người chơi hoàn thành một cấp độ (lên level), đánh bại boss, tiêu diệt đối thủ, hoặc mở khóa một vật phẩm, lượng dopamin trong não họ sẽ tăng lên, tạo ra cảm giác sung sướng khi chơi. Ngoài ra, các game mang tính chất tương tác xã hội như eSports cũng ngày càng phổ biến. Những tựa game này có thể hấp dẫn hơn các tựa game một người chơi, nhưng cũng có thể khiến người chơi có những sai lệch trong tương tác xã hội bình thường. 2️. Nghiện mạng xã hội Nghiện mạng xã hội là một chứng nghiện hành vi. Theo đó, người mắc nghiện có đặc điểm là quan tâm quá mức đến mạng xã hội, bị thúc đẩy bởi sự thôi thúc không kiểm soát được để đăng nhập hoặc sử dụng mạng xã hội và dành quá nhiều thời gian và công sức cho mạng xã hội đến mức làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực quan trọng khác của cuộc sống. Nghiện mạng xã hội đang là mối quan tâm ngày càng tăng của nhiều người, ngay cả khi tình trạng này vẫn chưa được các chuyên gia y tế công nhận. Khi điện thoại thông minh có thể kết nối mọi người trên toàn cầu, nhiều người bắt đầu lo lắng về những mặt trái của nó. Mọi người thường dán mắt vào điện thoại, liên tục làm mới bảng tin mạng xã hội của họ. Các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Instagram, Twitter, Facebook, Snapchat và các nền tảng khác có tính gây nghiện cao và YouTube cũng có thể được xếp vào nhóm này. 3️. Nghiện mua sắm online Nghiện mua sắm trực tuyến, còn được gọi là rối loạn mua sắm cưỡng bức, là một chứng nghiện hành vi liên quan đến việc mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến một cách bốc đồng và cưỡng ép. Chứng nghiện mua sắm trực tuyến thường được coi là một cách tạm thời để tạo ra niềm vui và cảm giác hạnh phúc, cũng như là một cách để tránh những cảm xúc tiêu cực và tránh cảm giác buồn chán. Mua sắm trực tuyến không chỉ đơn thuần là hành vi mua hàng, mà còn là sự phấn khích của việc tìm kiếm món đồ đó trước khi mua. 4️. Nghiện công việc Những cá nhân nghiện công việc thường được khen ngợi là những người làm việc chăm chỉ, và trong khi họ rất được ngưỡng mộ về tinh thần làm việc tốt, những vấn đề khác có thể nảy sinh khi họ trở nên phụ thuộc vào công việc của mình. Lúc này, công việc trở thành một phương tiện để trốn thoát đời sống thực, các mối quan hệ đời thường và sức khỏe tinh thần có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù nghiện công việc khác với nghiện công nghệ, nhưng thường có các vấn đề công nghệ liên quan đến chứng nghiện công việc, đặc biệt đối với những người ở vị trí cấp quản lý hoặc những người làm công việc văn phòng. Ví dụ, những người nghiện công việc bị dính mắc vào việc check email liên tục, ngay cả trong đêm muộn, trong giờ nghỉ hoặc vào cuối tuần và ngày lễ, dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý và sức khoẻ bản thân nói chung và vấn đề trong việc kết nối với gia đình nói riêng. 5️. Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ Trong xã hội ngày nay, việc ai đó không thích hoặc sẽ thay đổi một vài chi tiết ngoại hình của mình là điều khá bình thường. Đối với nhiều người, phẫu thuật thẩm mỹ có nghĩa là tìm kiếm một (vài) thủ tục như hút mỡ, nâng mũi, hoặc nâng ngực. Tuy nhiên, với nhiều người khác, dù có bao nhiêu lần phẫu thuật thẩm mỹ cũng không thể thỏa mãn họ, hoặc đưa họ tới gần hơn bức tranh bản thân hoàn hảo trong tâm trí họ. Đây cũng là lúc cơn nghiện phát triển. Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ là một chứng nghiện hành vi được đặc trưng bởi tâm lý ép buộc thay đổi ngoại hình của một người liên tục bằng phẫu thuật thẩm mỹ. 6️. Nghiện xem nội dung 18+ Tiêu thụ nội dung khiêu dâm là một trò tiêu khiển quá phổ biến. Các nghiên cứu ước tính rằng từ 86% đến 96% nam giới thường xuyên xem phim khiêu dâm. Phụ nữ chỉ tiêu thụ nội dung khiêu dâm ít hơn một chút. Mọi người có thể bị nghiện nội dung khiêu dâm nếu họ liên tục thèm muốn những màn khiêu dâm, bất chấp những nỗ lực để giảm bớt sự thôi thúc của họ. Lúc này, các lĩnh vực khác của cuộc sống như công việc, học tập và các tương tác xã hội của họ cũng bị hạn chế bởi nhu cầu liên tục sử dụng phim khiêu dâm.
Gen Z tự chủ hay tự do quá đà? Thế hệ Z không còn giới hạn bản thân trong những khuôn khổ và định hướng của gia đình như những thế hệ trước. Lối suy nghĩ cởi mở này cũng được Gen Z áp dụng khi đi làm. Thay vì chọn gắn bó với một doanh nghiệp, Thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do, hoặc hướng về xã hội bằng cách gia nhập các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, tư duy tự do và tự chủ này đôi khi cũng tạo ra những sự thoải mái quá đà. Không ít những doanh nghiệp than trời khi có những nhân viên thuộc Thế hệ Z nghỉ việc đột ngột và không báo trước theo quy định. Dù không phải là tất cả, nhưng những trường hợp như thế này đã khiến cho hình ảnh của Gen Z tệ đi không ít.
Ngôn ngữ Gen Z Khum = Không. Gét gô = Let's go! Cpink = Chồng: Ghép bởi C + pink = C + hồng. Lemỏn = Chảnh: Ghép bởi Lemon + dấu hỏi = Chanh hỏi chảnh (Đánh vần). U là trời = Úi trời: Ghép bởi U + là = U + is = U + i + s = Úi (khi gõ tiếng Việt). Fishu = Cáu: Ghép bởi Fish + u = Cá + u. Bigc = Bực: Ghép bởi Big + c = Bự + c. Chằm Zn = Trầm cảm: Zn là kẽm. "Chằm kẽm" đọc lên giống tiếng địa phương khi nói từ "trầm cảm". Báo = Gây chuyện rắc rối, phá hoại, ảnh hưởng đến người khác. Bảo thủ = Những người hay gây chuyện rắc rối, phá hoại, ảnh hưởng đến người khác. Mãi mận = Mãi mặn mà: Được sử dụng để mô tả vẻ bề ngoài của ai đó hay trạng thái, tính chất của một sự vật hiện tượng. Đôi khi cũng được dùng như một lời cảm thán, để tán dương về thành tích, tài năng. Biến thể khác: mãi mận xoài cóc ổi mít, mãi mận mãi kem. J z tr = Gì vậy trời! Trmúa Hmề = chúa hề: Gen Z thêm chữ m vào trước nguyên âm, do đó Trmúa Hmề = Trúa hề, không phải "chúa" mà là "trúa" để trào phúng thôi ^^! Ô dề = Làm quá, làm lố.
Nhược điểm của Gen Z Thời gian sử dụng công nghệ quá nhiều Nếu như những thế hệ trước chỉ xem phim qua tivi, thì nay Gen Z chuyển sang xem phim ảnh trên điện thoại, máy tính. Thời gian một ngày sử dụng các thiết bị điện tử của Gen Z nhiều hơn so với những thế hệ khác. Điều này gây ra một số vấn đề về tinh thần, suy nghĩ hoặc giảm thiểu các hoạt động khác. Theo thống kê, tỷ lệ số người mắc bệnh trầm cảm của thế hệ Z rất cao. Không những thế, cơ thể cũng hạn chế đi lại hay ít hoạt động hơn, vì họ bị thụ động bởi những lợi ích của công nghệ. "Cả thèm chóng chán", cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế Điều này dẫn đến phong cách thích thì nghỉ, "đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm" khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.