Tại sao giọt nước ao cũng có thể được coi là 1 hệ sinh thái? Thế giới sinh vật chứa đựng vô vàn điều lí thú, luôn tạo cho chúng ta sự tò mò, khao khát khám phá, tìm hiểu.. Có bao giờ bạn tự hỏi hệ sinh thái là gì? Khi nào thì có thể coi đó là 1 hệ sinh thái? Tại sao Trái Đất cũng là 1 hệ sinh thái, mà nhỏ như giọt nước ao cũng có thể coi là 1 hệ sinh thái? Có những kiểu hệ sinh thái nào? Trong bài viết này, mình sẽ trả lời hết các câu hỏi đó 1. Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái là 1 hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống. 2. Khi nào có thể coi là hệ sinh thái? Trong hệ sinh thái luôn có sự tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Hệ sinh thái có biểu hiện đầy đủ của 1 tổ chức sống. Trong hệ sinh thái có các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường sống. Trong đó, quá trình « đồng hóa» do sinh vật tự dưỡng, quá trình « dị hóa » do các sinh vật phân giải thực hiện. Chính vì vậy, bất kì một sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái môi trường để tạo thành 1 chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được cọi là 1 hệ sinh thái. 3. Giọt nước lấy từ ao hồ có phải là một HST hay không? Câu trả lời là có, vì giọt nước ao cũng có đầy đủ các yêu cầu của hệ sinh thái, nhưng kích thước còn nhỏ, dễ thay đổi. Hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất 4. Hệ sinh thái gồm những thành phần nào? - Thành phần vô sinh: Là môi trường sống của quần xã sinh vật, gồm các nhân tố vô sinh (khí hậu, ánh sáng), chất vô cơ (muối khoáng, khí O2, CO2), chất hữu cơ (mùn bã hữu cơ, xác sinh vật) - Thành phần hữu sinh: Gồm các loài sinh vật của quần xã, được xếp thành 3 nhóm: + Sinh vật sản xuất: Các SV có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ (chủ yếu là thực vật và 1 số VSV tự dưỡng). + Sinh vật tiêu thụ: Gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. + Sinh vật phân giải: Phân giải xác chết và chất thải sinh vật thành các chất vô cơ trả lại môi trường. 5. Có mấy kiểu hệ sinh thái? Dựa theo nguồn gốc của hệ sinh thái, có thể chia HST thành 2 loại: - HST tự nhiên: Gồm HST trên cạn và HST dưới nước - HST nhân tạo: Đông ruộng, thành phố, rừng nhân tạo.. HST tự nhiên có độ đa dạng cao hơn, khả năng tự điều chỉnh tốt hơn, có chuỗi thức ăn dài hơn, phức tạp hơnHST nhân tạo. Ngược lại, HST nhân tạo thường xuyênđược bổ sung năng lượng và vật chất nên có năng suất cao hơn. Kết luận: Các hệ sinh thái trên Trái Đất rất đa dạng, phong phú, có thể chia thành nhóm HST trên cạn và HST dưới nước. Con là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ HST tự nhiên và xây dựng HST nhân tạo.