Nếu bạn là một tín đồ về giày thể thao hay bata, ắt hẳn bạn sẽ có vô vàng những chiếc giày xinh xắn bắt mắt nhỉ? Lúc mới mua về, chúng vô cũng xinh đẹp lộng lẫy. Nhưng lâu dần theo thời gian, trên những chiếc giày ấy, đặc biệt là giày vải trắng lại xuất hiện những vết ố vàng chướng mắt, mặc cho bạn đã cố giữ gìn những đôi "dế" thân yêu của mình thế nào thì chúng vẫn cứng đầu bám lấy. Tại sao giày bị ố vàng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vệt ố vành này. Cơ bản nhất là do bạn sử dụng giày đi vào nhiều nơi bụi đất, hoặc để giày bị bụi bẩn bám vào, lâu dần khiến những vết bẩn này ăn sâu vào chất liệu, làm bạn có kỳ công tẩy rửa thế nào cũng chẳng trắng sạch tinh tươm được. Thứ hai là do bạn giặt và vệ sinh giày không đúng cách. Điều này sẽ làm cho lớp màu vải bị bay đi, để lại các chất liệu có màu thô bên trong. Cũng có thể cho chất tẩy rửa bạn dùng ảnh hưởng đến chất liệu giày, khiến giày bị đổi màu. Thứ ba là do bạn bảo quản giày không đúng cách. Giày khi đi về cần cất nơi khô ráo thoáng mát. Nếu giày bị bẩn, cần phải vệ sinh và sấy khô rồi mới cất, đặc biệt là khi đi mưa về. Nếu giày còn ướt sẽ khiến vải bị nốc, vừa có mùi không dễ chịu, vừa khiến chất liệu hỏng mất. Ngoài ra giày không thể cứ phơi mãi ngoài nắng, nếu không sẽ bị phai đi màu sắc vốn có. Ngoài ra thời điểm ban đầu, khi các vệt ố vàng dần xuất hiện, nếu bạn không kịp thời xử lý, thì các vết bẩn này sẽ chẳng cách nào tẩy được nữa. Làm thế nào để giày hết ố vàng? Giặt giày đúng cách. Một trong những nguyên nhân khiến giày bị ố là do bạn giặt giày không đúng cách. Vì thế, hãy lựa chọn cách giặt giày phù hợp để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu này. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nước ấm, xà phòng thích hợp cho giày và bàn chải đánh răng. Việc dùng nước ấm sẽ giúp các chất liệu giày mềm hơn, "dãn nở" hơn và dễ đẩy vết bẩn ra. Xà phòng cũng rất quan trọng với giày, vì có nhiều loại giày không "chơi" được với các loại xà phòng thông thường. Bàn chải răng sẽ giúp giữ gìn bề mặt giày, ít gây xổ vải, cũng giúp vệ sinh các khe nhỏ tốt hơn. Khi giặt giày, bạn nên tách riêng thân giày, đế lót và dây giày ra ngâm giặt riêng. Khi bạn tháo dây và đế lót ra riêng, bạn sẽ có thể vệ sinh khắp mọi ngóc ngách của giày. Sau khi ngâm đến lúc giày mềm một chút, bạn dùng bàn chải đánh răng thấm hỗn hợp xà phòng và nước thoa lên giày. Nhớ đánh theo các đường thớ vải, chỉ xoay tròn nhẹ ở chỗ đặc biệt bẩn hoặc khó vệ sinh. Đừng chà xát quá mạnh tay, sẽ khiến mặt vải bị rách. Nếu sau khi giặt xong, các vết bẩn vẫn còn, bạn có thể dùng kem đánh răng bà baking soda để tẩy trắng. Sau khi giặt xong, bạn dùng khăn thấm để ráo bớt nước. Sau đó đổi một lớp khăn khác và để giày khô tự nhiên. Phơi giày đúng cách sẽ giúp loại bỏ vết ố. Để giày bền đẹp và ráo nước, tốt nhất là nên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời. Ánh sáng mặt trời vừa giúp giày khô ráo, vừa giúp loại bỏ mùi ẩm mốc. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời quá gay gắt, nếu không sẽ khiến giày phai màu. Cách bảo quản giày đúng cách. Nếu bạn không thường xuyên mang giày, hãy bảo quản chúng thật tốt. Đừng vứt giày tuỳ tiện, nếu một khi giày bị bám bẩn thì những vết ố sẽ sớm quay trở lại đấy nhé. Sau khi giặt phơi giày xong, bạn hãy cẩn thận đặt giày vào hộp xốp thoáng khí hoặc bao ni lông để tránh bụi nhé. Đặc biệt lưu ý tuyệt đối không đặt giày nơi ẩm thấp, khí ấm rất dễ khiến giày phai màu, ố vàng. Tại sao đế giày bị vàng? Nguyên nhân làm đế giày bị ố vàng cũng khá giống thân giày, do trong quá trình tẩy rửa, bàn chải quá cứng và chất tẩy rửa không thích hợp, tồn động nhiều chất hóa học gây vàng đế giày. Ngoài ra khi ta không bảo quản giày, để giày nơi ẩm ướt, bám bụi bẩn hay phơi nắng quá nhiều cũng sẽ khiến giày bị ố vàng. Cách tẩy giày trắng bị dính màu. Có một số phương pháp đơn giản và tiện dụng để tẩy màu trên giày trắng như sau: Dùng giấm ăn để tẩy màu là một cách dân gian khá dễ thực hiện lại có hiệu quả cao. Với phương pháp này bạn chỉ cần hòa giấm ăn vào bột giặt và nước lạnh rồi ngâm giày vào hỗn hợp này tầm khoảng 30 phút. Sau đó bạn dùng bàn chải đánh răng đánh xoay tròn tại nơi bị bám màu, nhớ chà nhẹ nhàng, chờ đến khi hết màu rồi thì bạn đem giày xả và phơi như bình thường. Ngoài ra, bạn có thể tẩy màu cho đôi giày yêu thích của mình bằng chanh tươi. Với phương pháp này, bạn cần ngâm giày trong hỗn hợp nước cốt chanh, bột giặt, nước sạch trong khoảng 30 phút. Sau đó bạn đem đi xả và phơi ráo. Cách này có hiệu quả rất tốt cho trường hợp vết màu còn ướt. Bạn cũng có thể tẩy màu bằng baking soda. Để tẩy bằng cách này, bạn hòa một lượng baking soda vừa phải với nước rửa chén, sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp, tẩy rửa nhẹ nhàng tại nơi dính màu. Cuối cùng bạn lau lại bằng khăn ướt và đem đi phơi khô. Bên trên là giải đáp thắc mắc về việc giày ố vàng và một số thông tin liên quan, mong sẽ giúp ích cho mọi người.