Tại sao gấu trúc có nguy cơ bị tuyệt chủng?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi CamNuu, 23 Tháng bảy 2021.

  1. CamNuu lost my love

    Bài viết:
    20
    Tại sao gấu trúc có nguy cơ bị tuyệt chủng?

    Sơ lược về gấu trúc


    Gấu trúc (Panda) có nguồn gốc từ Trung Quốc tên gọi của một con vật con vật chân mèo màu đen pha trắng họ nhà gấu. Khác với các loài gấu thông thường với vẻ ngoài hung tợn. Gấu trúc lại mang một dáng vẻ dễ thương bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Một trong những nét đặc trưng khiến nó mọi người cảm nhận gấu trúc hiền lành đáng yêu hơn các loài gấu khác, là khẩu phần ăn của gấu trúc gồm hơn 99% là tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gậm nhấm xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.

    [​IMG]

    Gấu trúc hoang dã thường sống trong tự nhiên thuộc các vùng ở miền Trung, Trung Quốc. Bởi những khu rừng tre, trúc lớn và khí hậu mát mẻ quanh năm, phù hợp với điều kiện sinh sống của chúng. Ở độ cao 3900 m là điều kiện thích hợp để loài gấu này né tránh cái nóng. Giống như những loài động vật có vú khác, Gấu trúc trò chuyện với nhau thông qua đánh dấu mùi bằng nước tiểu, cào lên cây, tiếng kêu..

    Chu kỳ sinh sản


    Một con gấu trúc cái có thể mang thai 5 tháng và chỉ đẻ từ 1 đến 2 con một lần. Chúng tìm bạn tình vào mùa xuân khi cây trái đơm hoa. Quả một thời điểm thích hợp để hẹn hò. Nhưng nghiệt ngã thay, sau khi giao phối xong gấu đực thường bỏ đi để lại bạn tình vật vả với cái thai 5 tháng. Việc sinh sản của gấu trúc trong điều kiện nuôi nhốt cho phép những người chăm sóc chăm sóc cả hai con non, tuy nhiên, quá trình sinh sản phức tạp hơn, vì gấu trúc mất đi mong muốn sinh sản khi chúng ở ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng. Một số nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã chọn các biện pháp cực đoan như hiển thị video gấu trúc của những con gấu trúc khác giao phối.

    Cá thể gấu trúc còn lại trên thế giới


    Một báo báo đưa ra rằng 239 con gấu trúc đang sống trong điều kiện giam cầm ở 27 quốc gia trên thế giới và Trung quốc. Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên, trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích DNA ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000.

    Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc

    1. Môi trường sống bị phá hủy


    Không chỉ riêng các loài động thực vật khác môi trường sống của gấu trúc đang bị hủy hoại và thu hẹp dần bởi sự phát triển của con người. Dân số con người càng tăng cao cùng với đó là sự công nghiệp hóa hiện đại hóa buộc con người phải mở rộng lãnh thổ để đáp ứng nhu cầu về đất sinh sống, đất phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Chính vì vậy mà việc lấn chiếm tàn phá các khu rừng tự nhiên nơi sinh sống của đại đa số các loài động thực vật trong đó có gấu trúc. Hậu quả để lại là đất nước nơi gấu trúc sinh sống bị ỗ nhiễm nghiêm trọng kèm theo là hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới chất lượng sống của gấu trúc.

    2. Nguồn thức ăn suy giảm


    Như đã nói ở trên khẩu phần ăn chủ yếu của gấu trúc là tre, trúc. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự đô thị hóa những cánh rừng đó dần dần đã bị thu hẹp, rừng tre đã mất liên tục và hiện nằm trong các mảng nhỏ bị phân mảnh trên khắp Trung Quốc. Điều này ngăn gấu trúc di cư từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm thức ăn một khi tre khan hiếm ở nơi chúng sinh sống.

    3. Nạn săn bắn gấu trúc


    Cũng như các loài gấu khác, gấu trúc cũng không tránh khỏi tình trạng bị săn lấy lông, thịt. Đây là một trong những nguyên nhân tàn nhẫn nhất dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài này. Ở Trung quốc chính quyền đang hết sức bảo tồn chúng trong các khu bảo tồn quốc gia. Ban lệnh cấm săn bắt gấu với những khung hình phạt hấp dẫn.

    Trong hơn hai mươi năm, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực nâng cao để bảo vệ gấu trúc, tạo ra các khu bảo tồn và khu bảo tồn thiên nhiên. Tương tự như vậy, các chương trình hợp tác quốc tế đã được tạo ra với nhiều sở thú khác nhau trên thế giới để nuôi gấu trúc và góp phần bảo tồn chúng.

    Chính phủ Trung Quốc đã phát triển các chiến lược để chống lại sự tuyệt chủng tiềm tàng của gấu trúc. Môi trường sống tự nhiên với rừng tre đã được tái sinh và các cuộc điều tra của Cục Quản lý Lâm nghiệp Nhà nước đã thu được dữ liệu quan trọng trong năm 2016, cho thấy dân số gấu trúc đã tăng lên kể từ khi chính phủ áp dụng các biện pháp bảo tồn đầu tiên vào năm 1992.
     
    Sói, AdminAishaphuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng năm 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...