TẠI SAO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG ĐÁNH RĂNG MÀ KHÔNG BỊ SÂU RĂNG? Các nhà khoa học khuyến cáo, chúng ta cần phải đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để không bị sâu răng. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều người dù đã đánh răng nhiều hơn 2 lần mỗi ngày mà răng vẫn bị sâu hết cả hàm. Chẳng nhẽ nha sĩ đang tiêm vào đầu chúng ta, một niềm tin không thực tế. Họ chỉ bốc phét với mục đích là bán được nhiều hàng phải không? Mình cũng chẳng biết đánh răng có giúp giảm sâu răng hay không? Nhưng chắc chắn một điều, đánh răng sẽ giúp răng sạch hơn. Thế nhưng, tại sao động vật thậm chí không đánh răng mà nó vẫn không bị sâu. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải làm rõ vấn đề: "Bạn có chắc chắn rằng không có con vật nào bị sâu răng hay không?" Có thể bạn chưa bao giờ thấy, nhưng không đồng nghĩa với việc trên thế giới không tồn tại con vật nào như vậy. Có thể do chúng không biết nói khi đau, không biết khóc và đi gặp bác sĩ. Còn thực tế vẫn có một số con vật khi người ta khám cho nó có phát hiện sâu răng, nhất là những con vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, dù sao cũng phải khẳng định chẳng có con gì bị sâu răng nhiều bằng con người. Các loài động vật mà nhất là động vật sống hoang dã rất hiếm khi bị sâu răng. Tại sao lại như vậy? Thứ nhất: Thức ăn Sâu răng là việc các mảng bám thức ăn bám vào răng. Trong các mảng bám chứa chất bột đường. Được sự ủng hộ của vi khuẩn, chúng lên men và tạo ra axit ăn mòn men răng khiến cho răng bị sâu. Nếu thức ăn không chứa chất bột đường thì rất khó mà bị sâu răng. Có 2 nhóm động vật là ăn cỏ và ăn thịt. Động vật ăn cỏ thì ăn cỏ với lá cây, chẳng có chất bột đường nên không thể sâu răng. Động vật ăn thịt cũng tương tự. Thịt cũng không phải thực phẩm có nhiều chất bột đường. Kể cả có một số loài động vật ăn cả cỏ lẫn thịt thì nó cũng không ăn bánh kẹo, không ăn cơm như con người nên dù có thức ăn bám vào răng thì nó cũng sẽ không bị sâu. Yếu tố thức ăn rất quan trọng, con người chúng ta chịu khó đánh răng mà cứ ăn luôn mồm với toàn đồ ngọt thì khó mà giữ được răng. Mà cũng vì con người mà thỉnh thoảng vẫn có vài em cún bị sâu răng, chứ không phải chó không bị sâu răng. Thứ hai: Liếm răng sau khi ăn Liếm răng thì khác gì đánh răng đâu. Việc liếm răng sẽ quét sạch thức ăn giúp răng sạch hơn. Con người chúng ta thì có thú vui liếm lưỡi nhau. Nếu trong quá trình đó mà kết hợp với liếm thêm răng thì có phải là vừa vui vừa bổ ích. Thứ ba: Nhai lại Việc nhai lại cũng được một số chuyên gia cho rằng có tác dụng rửa sạch răng. Thức ăn khi đó đã được trộn với dung dịch trong miệng và khá ướt sẽ không bám trên răng. Nhưng có lẽ chúng ta không nên học theo cách này. Các bạn muốn thử, có thể uống rượu say rồi alo cho chị Huệ. Sau đó cố giữ lại bã, nhai thử xem có sạch hay không. Thứ bốn: Tuổi thọ động vật Tuổi đời của các loài động vật khá ngắn, ngắn hơn nhiều so với tuổi thọ của con người. Nhiều con vật có điều kiện phù hợp để bị sâu răng nhưng chưa kịp sâu đã về với ông bà tổ tiên rồi. Thế nên, tuổi thọ trung bình cũng làm giảm tỷ lệ sâu răng ở động vật. Từ các nguyên nhân trên, chúng ta thấy sâu răng là niềm ao ước, khát khao của các loài động vật, nhất là động vật hoang dã. Thế còn vật nuôi trong nhà, nếu may mắn vẫn có thể bị sâu răng bình thường. Cứ chịu khó cho nó ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt, đồ ăn có nhiều tinh bột là sẽ có kết quả ngay. Thế còn đối với con người chúng ta, đừng ỷ vào việc đánh răng rồi thích ăn gì thì ăn, ăn thế nào cũng được. Nếu không giữ gìn cẩn thận thì hoàn toàn có thể bị sâu răng bình thường. Còn đối với người lớn, nếu có thể thì hãy giúp nhau liếm răng. Như vậy răng của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Chúc các bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh.