Tại sao đôi khi sao thiên vương được gọi là hành tinh lộn ngược?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Elia Evoy, 31 Tháng năm 2021.

  1. Elia Evoy

    Bài viết:
    26
    Sao Thiên Vương là hành tinh lớn thứ 3, lớn gấp 4 lần Trái Đất. Sao Thiên Vương cách xa Trái Đát tới mức hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chính vì vậy mà mãi cho đến tận những năm 1700, với sự trợ giúp của kính viễn vọng, người ta mới phát hiện ra sao Thiên Vương.

    [​IMG]

    Ai đã khám phá ra sao Thiên Vương?

    Tháng 3 năm 1781, một nhà thiên văn học người Anh tên là William Herschel đã quan sát bầu trời bằng kính viễn vọng. Ông phát hiện ra cái mà ông nghĩ chắc hẳn là một ngôi sao chổi mới, nhưng thực ra đó là một hành tinh mới. Cho đến lúc đó, các nhà thiên văn học mới chỉ biết đến 6 hành tinh. Hành tinh mới này về sau được gọi là sao Thiên Vương- có khoảng cách đến Mặt Trời dài gấp đôi so với sao Thổ.

    Sao Thiên Vương có bao nhiêu vành?

    Trước kia các nhà thiên văn vẫn thường cho rằng Sao Thổ là hành tinh duy nhất có vành bao quanh. Nhưng đến năm 1977, họ phát hiện ra là sao Thiên Vương cũng có vành. Có khoảng 11 vành chính- cấu tạo bởi những tảng đá có đường kính tới 1 mét- chuyển động quanh hành tinh này với tốc độ cao. Ở một số vành, các hạt đá được giữ nguyên vị trí bởi những mặt trăng "dẫn dắt".

    Những mặt trăng của sao Thiên Vương như thế nào?

    [​IMG]

    Từ Trái Đát, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy năm mặt trăng lớn nhất của sao Thiên Vương, đó là: Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon. Tàu Voyager 2 đã phát hiện ra 10 mặt trăng nhỏ hơn. Những mặt răng lớn là những quả cầu đá và băng rất lớn, với các hố lỗ chỗ và vết nứt dài trên bề mặt. Titania là mặt trăng lớn nhất, có đường kính khoảng 1.600 kilomet.

    Sao Thiên Vương được cấu tạo bởi cái gì?

    Sao Thiên vương có một bàu khí quyển dày đặc khí hydro, heli và metan, và mọ lớp cùi gồm nước, khí amoniac và băng metan. Ở chính giữa là một lõi sắt silicat.

    Tại sao đôi khi sao Thiên Vương được gọi là hành tinh "lộn ngược"?

    Khi di chuyển theo quỹ đạo quanh Mặt Trời, tất cả các hành tinh đều quay tròn. Chúng ta nói chúng quay quanh trục của mình (trục tưởng tượng đi qua cực bắc và cực nam). Ở hầu hết các hành tinh, khi hành tinh quay thì trục này gần như thẳng đứng. Còn sao Thiên Vương quay quanh một rục vuông góc so với trục bình thường. Vì thế, sao Thiên Vương như thể là đang nằm trên một mặt của mình. Điều này có nghĩa là, đôi khi, trên quỹ đạo của mình, các cực của sao Thiên Vương hướng thẳng vào Mặt Trời. Do đó, các cực nóng hơn những phần còn lại của hành tinh này, chứ không luôn lạnh hơn như ở Trái Đất.

    [​IMG]

     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...