Hỏi đáp Tại sao con người luôn thấy bản thân mình thiệt thòi?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Lagan, 18 Tháng tám 2023.

  1. Lagan

    Bài viết:
    635
    Tại sao con người luôn thấy bản thân mình thiệt thòi?

    Ngày mới vui vẻ nhé cả nhà mình ơi!

    Hôm nay Lagan muốn hỏi rằng, theo Bạn, tại sao con người luôn thấy bản thân mình thiệt thòi?

    Trong cuộc sống, một quy luật rõ ràng là được cái này, mất cái kia, thế nhưng rất rất nhiều người luôn cho rằng cái mình được không giá trị bằng thứ bị mất và luôn thấy mình chịu thiệt hơn người ta. Một ví dụ đơn giản, đó là khi làm chung dự án, một số người luôn thấy mình phải làm nhiều việc hơn người ta, trong cuộc sống họ còn nhiều cái thiếu thốn, áp lực, bất hạnh hơn người ta..

    Lý do cho việc này là gì và làm thế nào để thôi nghĩ rằng mình thiệt thòi? Hãy cho mình biết nhé!
     
  2. Hoa Linh 8881

    Bài viết:
    217
    Môt câu hỏi rất thú vị từ @Lagan . Theo Hoa Linh ai trong chúng ta cũng từng có suy nghĩ đó. Nhất là khi chúng ta gặp phải khó khăn, bao người tự hỏi "Trời ơi, sao tôi khổ thế này?" Từ ví dụ của bạn cũng rất thực tế, cùng trong môi trường làm việc được phân công như nhau nhưng vẫn có người làm nhiều, người làm ít thâm trí hời hợt, trốn việc, đẩy việc cho người khác. Cũng như cuộc sống có người giàu, người nghèo, người có chức danh, có địa vị. Để tránh suy nghĩ bản thân thiệt thòi nên loại bỏ sự tự ti. Dù bạn đang làm gì, dù hoàn cảnh sống có ra sao thì hãy luôn cố gắng. Sống với thái độ lạc quan, không oán thán, coi những khó khăn chỉ là lẽ thường, biết chấp nhận thất bại thì chắc chắn rằng sẽ không còn cảm thấy thiệt thòi. Bên cạnh đó cũng không so sánh mình với người khác, nếu cảm thấy có sự bất công trong công việc nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm, góp ý với đồng nghiệp, tất nhiên là không phải ai cũng nghe mình nói thậm trí còn tỏ thái độ, nhưng kệ thôi, xã hội đâu cũng có người nọ người kia, thay vì ấm ức, để bụng mình thẳng thắn cho dễ sống. Ai cũng có hoàn cảnh riêng, có nổi khổ không ai giống ai, vậy nên Hoa Linh luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực, cuộc sống như nào là do bản thân mình lựa chọn mà, thay vì suy nghĩ nhiều hãy lạc quan, yêu đời^^
     
  3. lastwinter

    Bài viết:
    63
    Trên đời này vốn dĩ đã không có cái là công bằng tuyệt đối và con người cũng chưa bao giờ thực sự chấp nhận hay thỏa mãn với những gì mình có. Mình thấy việc này không hẳn xuất phát từ lòng tham mà chỉ đơn giản là bản năng của con người. Mình cũng từng thấy rất bất công và nghĩ bản thân thiệt thòi hơn với mấy đứa được sinh ra trong gia đình có điều kiện. Nhưng không ai được chọn nơi mình sinh ra cả, thay vì ngồi đó so đo và than trách trời bất công thì hãy hành động và biến sự thiệt thòi của ta thành động lực để chiến đấu, để cố gắng gấp ba, gấp bốn lần người khác.. Một viên kim cương chịu áp lực lớn hơn than chì, kim cương thiệt thòi hơn than chì, nhưng kết quả cuối cùng thì viên kim cương có thể tiếp tục ghen tỵ với than chì được nữa không?

    Còn về làm thế nào để thôi nghĩ mình thiệt thòi thì hãy thử nhìn về phía sau, còn hàng trăm, hàng ngàn người con bất hạnh hơn ta để thấy bản thân còn may mắn hơn những người kia như thế nào.

    Học tập những người thành công nổi tiếng thế giới đa phần lại đều có hoàn cảnh hay trải qua những thiệt thòi hay áp lực lớn hơn tất thảy những người khác.

    Fighting!
     
    Ngọc Thiền SầuLagan thích bài này.
  4. tatsuno jin

    Bài viết:
    131
    Theo bản thân tui thì đấy là do tham vọng của con người.

    Con người đương nhiên ai cũng sẽ có những tham vọng, tùy mỗi người mà tham vọng sẽ khác nhau và từ đó chắc hẳn sẽ thấy bản thân thiệt thòi hơn người khác.

    Chẳng hạn bẩn thân muốn được cao sang giàu có nhưng lại ở trong một gia đình nghèo, đương nhiên là sẽ thấy thiệt thòi hơn, họ luôn so sánh bản thân mình so với những người giàu có hơn và cảm thấy bản thân sẽ thiệt thòi hơn họ. Hay bản thân không có bố hoặc mẹ sẽ thấy thiệt thòi hơn so với những người có bố mẹ quan tâm chăm sóc. Họ sẽ luôn so sánh mình với những người mà họ cho rằng có những thứ mà mình không có. Tham vọng của họ khiến họ ghen tị và nhìn nhận bản thân sẽ thiệt thòi hơn.

    Nhưng nếu họ nhìn về phương diện khác thì họ lại thấy được mình sẽ hơn những người khác. Mình có bố hoặc mẹ còn người ta thì là trẻ mồ côi, mình được đi học thì người ta lại lang thang ngoài đường kiếm tiền sống qua ngày, mình có gia đình, có cơ thể khỏe mạnh thì họ lại là người tàn tật không có nơi nương tựa. Nếu họ nhìn nhận theo phương diện này thì vẫn có thể thấy mình hơn người khác rất nhiều.

    Tóm tắt lại con người luôn thấy mình thiệt thòi hơn người khác chính là do tham vọng có được những thứ nào đó của bản thân, luôn so sánh với những người có những thứ mình muốn cho rằng mình thiệt thòi nhưng nếu nhìn nhận những người khác thì cố thể bản thân họ lại thấy được mình có những thứ mà một số người không có được.
     
  5. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Lại một câu hỏi nữa chỉ đích danh ta :))

    Căn bản là con người ai cũng có một chút ích kỷ trong lòng. Dù có là luôn làm vì người khác đi chăng nữa nhưng đôi khi ta không nhận ra đó lại chính là để thỏa mãn lòng ta. Thế nên việc so sánh, thiệt hơn luôn xảy ra chỉ có điều ta có biết để kiềm chế nó lại hay không mà thôi. Ví dụ như ta nhiều khi thấy ông trời thật bất công khi ta cũng không phải là kém cỏi, cũng hay mà sao lại không được thành công, tiếng tăm rực rỡ như bao người đồng trang lứa. Nhưng nếu cứ kéo dài suy nghĩ này sẽ thêm mệt mỏi và chán nản nên sẽ phải gạt nó sang một bên. Bây giờ để mà đưa cái sự so sánh đó ra khỏi đầu chỉ còn một cách là luôn luôn suy xét, luôn đặt câu hỏi liệu cái người mà luôn được ông trời hậu thuẫn kia có thật sự không gặp khó khăn cho riêng mình? Hay cái mình thấy là bề nổi còn phần chìm thì ta chưa thấy?

    Trả lời được hết những câu hỏi trên rằng có lẽ ai cũng có cái may, có cải rủi, có những cái mình chưa được thấy thì nó có thể vẫn xảy ra thì ta sẽ thôi nghĩ rằng mình luôn thua thiệt so với người khác.
     
    Ngọc Thiền Sầu, LaganDana Lê thích bài này.
  6. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mình nghĩ rằng thực ra chúng ta thấy mình thiệt thòi là do mình đang đứng từ góc độ và cảm xúc của bản thân mình đó. Giống như vì chúng ta chỉ hiểu được cảm xúc của chính mình mà thôi. Ta chỉ biết được những gì mình đã trải qua và chịu đựng, còn của người khác thì ta đâu biết. Thành ra ta luôn nghĩ bản thân thiệt thòi. Với lại vì ai cũng muốn mình có được niềm vui và vị trí cao hơn người khác. Vậy nên nếu ta không có được thì bộ não sẽ nghĩ là do ta bị bất công hay người khác được thiên vị.

    Thực ra không chỉ có vậy, trong cuộc sống ta cũng có nhiều lúc thấy bất công cho người khác. Ví dụ như khi xem phim và đồng cảm cho một nhân vật hay thấy bất công thay cho ai đó. Vậy nên việc ta thấy bản thân mình hay những người ta yêu quý bị thiệt thòi là bình thường. Vì tâm lí ta luôn muốn bênh vực họ nên mới vậy đó bạn.
     
    Ngọc Thiền SầuLagan thích bài này.
  7. Katy Nguyễn 90

    Bài viết:
    25
    Nếu bàn về lý do, sẽ có rất nhiều lý do, và một trong những lý do đó theo mình là "tham sân si"

    Khi con người ta còn tham vọng, còn có sự so sánh, hơn thua các kiểu, còn bon chen, sân si thì khi ấy, người ta vẫn luôn có tâm lý "bị thiệt thòi" nếu chẳng may, bản thân không đạt được những gì như ý muốn.

    "Tiên trách kỷ hậu trách nhân", nếu bản thân buông bớt tham vọng, buông bớt sự so sánh, hơn thiệt, tự mình nhìn lại năng lực và trách nhiệm của bản thân. Hiểu rõ hơn chính mình thì khi ấy, người ta sẽ không còn quá nhiều oán hận hay so đo thiệt thòi nữa.

    Làm tốt việc của mình, biết người biết ta, cơ hội sẽ đến nhiều hơn và sẽ thành công hơn!
     
    Ngọc Thiền SầuLagan thích bài này.
  8. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Thật trùng hợp. Gần đây, mình có gặp một người chuyên gia tâm lý, mình đã hỏi một câu tương tự rằng mình luôn cảm giác bị bất công, không bằng (Thiệt thòi) với người khác. Và cô ấy đã chia sẻ với mình 5 nguyên do điển hình và cách cải thiện:

    1. Sự so sánh: Một nguyên nhân chính là sự so sánh với người khác. Khi thấy ai đó có thành công hơn hoặc có một khía cạnh tốt hơn, con người thường cảm thấy bản thân mình thiệt thòi. Để cải thiện tình thế này, hãy tập trung vào quá trình phát triển cá nhân, so sánh với bản thân trong quá khứ và đặt mục tiêu để trang bị kỹ năng và đạt được thành công mà bạn mong muốn.

    2. Tiêu chuẩn quá cao: Đôi khi, con người có xu hướng đặt tiêu chuẩn quá cao cho bản thân, dẫn đến cảm giác không thể đạt được. Thay vì áp đặt các tiêu chuẩn không thực tế, hãy thiết lập mục tiêu nhỏ hơn và tận hưởng quá trình đạt được chúng. Việc điều chỉnh và làm việc từ từ theo mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với sự tiến bộ của mình.

    3. Tự ti hay còn được gọi là "Thiếu tự tin" Thiếu tự tin có thể là nguyên nhân khiến con người thấy mình thiệt thòi. Để cải thiện tình trạng này, hãy tập trung vào việc phát triển tự tin bằng cách tham gia vào các hoạt động có thể giúp bạn phát triển kỹ năng và tăng cường sự tự tin, như tham gia các khóa học, gia nhập các câu lạc bộ hoạt động theo sở thích cá nhân hoặc tìm một người tư vấn để giúp bạn xây dựng lại lòng tự tin.

    4. Đánh giá tiêu cực về bản thân: Khi tư duy tiêu cực chiếm ưu thế, con người có xu hướng tập trung vào khuyết điểm của mình. Thay vì điều này, hãy tập trung vào những điểm mạnh và thành công của mình. Ghi lại những thành tựu, nhận ra những giá trị và đánh giá tích cực về bản thân.

    5. Suy nghĩ hạn chế: Các suy nghĩ hạn chế và tự giới hạn có thể khiến con người cảm thấy mất mát và thiệt thòi. Để cải thiện điều này, hãy vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và khả thi. Hãy tập trung vào những giải pháp và cách tinh thần để phát triển và cải thiện bản thân.

    Đúc kết: Có rất nhiều yếu tố để một con người cảm giác mình bị thiệt thòi. Tuy nhiên nếu tận dụng các quan điểm tích cực và tiếp nhận các sự cải thiện có thể giúp con người vượt qua cảm giác này và hài lòng với bản thân hơn.
     
    Ngọc Thiền SầuLagan thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...