Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi mà mình cảm thấy bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Câu hỏi là: Theo bạn, tại sao con cái thường bị bố mẹ đem ra so sánh? Biết con có thể bị áp lực tâm lý, nhưng bố mẹ vẫn nhẫn tâm làm, theo bạn là vì sao? Hãy để lại câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên nhấn nút like, đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gamehsow nhé
Tại vì đối với nhiều bậc cha mẹ, họ cũng bị ảnh hưởng một phần từ tư tưởng của những người đi trước, ví dụ như họ hồi trẻ cũng bị áp lực từ thế hệ ông bà, nhưng họ lại không nhận thức được đó là một điều có hại, do họ đã vượt qua được hoặc do sống với môi trường xung quanh đều như thế nên dần chấp nhận. Rồi nghĩ rằng như thế là tốt và áp dụng cái phương pháp dạy dỗ đó lên thế hệ sau. Ngoài ra có nhiều vị phụ huynh mắc bệnh thành tích, sỹ diện, hiếu thắng, không muốn con mình phải kém con nhà người ta vì như thế sẽ khiến cái sỹ diện hão của họ bị thua thiệt so với những người bạn, những người hàng xóm nên ép con phải tài giỏi xuất chúng, cái gì cũng nhất thiên hạ thì như thế khi đem đi khoe thì không sợ thua ai. Thêm nữa, nhiều cha mẹ không có được những thứ danh vọng mà họ hằng mong ước nên biến đứa con của mình trở thành người kế thừa ước mơ đó, phải đạt được những thứ đó thay cho họ. Chính vì điều này nên họ tạo cho con họ một áp lực là phải bằng được giành được cái thành tích đấy mà không quan tâm xem con họ phù hợp với điều gì, mong muốn của nó ra sao.
Đối với nhiều bậc cha mẹ việc đem con cái ra so sánh là bởi vì chính bản thân họ cũng đang tự đem mình ra để so sánh. Ví dụ nhé, gia đình nhà hàng xóm có con cái làm giám đốc, chủ tịch.. cứ mỗi cuối tuần lại được con cái đem xe hơi về đưa đi đây đó du lịch, trong khi nhìn lại đứa con của mình thì không có công việc ổn định, bản thân mình mỗi ngày vẫn phải còng lưng ra làm nên đương nhiên họ cũng cảm thấy có chút chạnh lòng hoặc là cũng sỉ diện lắm chứ. Đâu phải chỉ trẻ con mới biết xấu hổ với bạn bè, thật chất thì người lớn cũng sẽ biết sỉ diện với bà con hàng xóm. Dẫu biết rằng là đang làm con mình chịu áp lực nhưng họ cũng có nỗi khổ của riêng họ. Nếu chịu khó thông cảm thì mình sẽ thấy họ đáng thương hơn đáng trách. Cũng có không ít bậc cha mẹ so sánh con cái với "con nhà người ta" vì họ muốn con mình tốt hơn, kiểu như chiêu "khích tướng"! Suy cho cùng thì tuy đó là việc làm không nên nhưng lại xuất phát từ tấm lòng yêu thương và muốn con mình trở nên tài giỏi và có ích cho xã hội. Ngoài những lý do tốt đẹp kể trên thì cũng có không ít người đem con cái mình ra so sánh chỉ để so kè với bạn bè, hàng xóm. Lý do này có thể hơi giống lý do số 1 nhưng thật ra thì khác hoàn toàn nhé! Lý do sỉ diện, thì có thể đó chỉ là nhu cầu cơ bản của bậc cha mẹ và muốn được con cái của mình chăm sóc, quan tâm, mà muốn như vậy thì phải có chút điều kiện. Còn đối với lý do số 3 này, thì cha mẹ lại thiên hướng ích kỷ, không nghĩ cho con cái, không biết đâu là đủ. Nói tóm lại thì dù là lý do gì đi chăng nữa, việc đem con cái ra so sánh là điều mà các bậc cha mẹ nên hạn chế để tránh những hậu quả "phản ứng ngược" có thể xảy ra!
Theo mình mà nói, mình nghĩ là cha mẹ muốn được tự hào trước mặt người khác. Họ cảm thấy con mình kém người ta chính là đang mất mặt. Tình hình này với người chủ chắc càng lớn hơn, dù sao trong mắt họ, con mình là con ông chủ bà chủ mà lại thua con nhà công nhân làm thuê, nói như vậy cũng đủ tự hiểu rồi. Cái họ cần là mặt mũi, là sỉ diện, là có thể nở mày nở mặt trước người khác. Mọi người có thể cảm thấy mình nói quá, nhưng đối với người luôn bị bốn chữ "con nhà người ta" ám ảnh từ nhỏ đến giờ, mình thật sự ghét cái vấn đề này lắm lắm!
Từ xưa thì con người ta đã có một quan niệm lấy tấm gương tốt để noi theo. Đến giờ ta vẫn hay nghe tấm gương sáng của người này người kia mà mọi người hay truyền tai nhau để học tập, bắt chước đúng không. Và cái sự so sánh với con nhà người ta chính là một sự biến thể sai lầm của điều đó. Cũng là chỉ ra một "tấm gương" có điểm gì đó tốt, song kết quả mang lại lại hoàn toàn trái biệt. Vốn dĩ cũng chỉ là muốn nêu ra một tấm gương cho con cái học hỏi, noi theo, thay đổi theo hướng tốt hơn, nhưng hoàn cảnh và cách thức lại không đúng, trở thành một sự so sánh tiêu cực. Thứ mà nó tạo ra nếu nói là tốt thì xem ra tỷ lệ rất thấp, mà gây ra những hiệu quả trái ý thì lại rất nhiều. ". Mày nhìn con nhà người ta kìa..".. Con nhà ai, gia đình họ ra sao, hoàn cảnh họ thế nào, lí do họ làm được điều gì đó mà bố mẹ cần.. Bố mẹ không nói. Chỉ biết "con nhà người ta" thì tốt mọi mặt, cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay, hoàn hảo từ a đến z. À vâng, sao bố mẹ không thử nuôi nó vài ngày đi. Con chạy snag nhà con này người ta, bố mẹ nó cũng chê bai nó, cũng lại tiếp tục so sánh nó với "con nhà người ta" khác. Sao bố mẹ cứ thích con nhà người ta.. Đổi con cho nhau để mang con nhà người ta về. Có khi lại ổn quá. Xuất phát rõ là tốt, nhung cách bố mẹ làm lại khiến chúng con rất tự ti, rất đau lòng. Bố mẹ lại không hiểu. Vì "bố mẹ" của bố mẹ cũng từng dùng cách như vậy, bố mẹ chỉ tiếp nối mà thôi. Mà có khi con sau này, dù lúc này tự nhủ phải tâm lí với con cái tương lai, nhưng đến lúc đó lại thuận miệng nói ra không kiểm soát. Có lẽ rất khó để cha mẹ thức sự bỏ đi dự so sánh với con nhà người ta, nên chúng ta đành tự tìm cách tai này lọt tai kia bỏ qua những lời so sánh ấy mà sống vui vẻ thôi. Dĩ nhiên.. Đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Mong các bạn thành công nhen. Như tui nè
Nếu như con cái đứa nào cũng giống nhau, giỏi như nhau hoặc không giỏi như nhau thì sẽ không xảy ra chuyện này. Khi ba mẹ thấy con hàng xóm học giỏi hơn thì lại quy ra trách con mình. Đó là điểu hiển nhiên, ai cũng muốn con mình giỏi nhưng nó lại có sự phân biệt. Nhiều hay ít gì cũng than vãn, con cái tốt hay không tùy ba mẹ dạy dỗ như thế nào. Ba mẹ trước khi so sánh hãy nhìn lại xem vì sao nó thành như vậy.
Chào Mạnh Thăng! So sánh để đánh giá là phép tính theo quy luật tự nhiên của con người. Bạn cứ "nói xấu cha mẹ", mình tự hỏi, bản thân mình đã có bao giờ đưa cha mẹ mình ra so sánh với cha mẹ người khác chưa? Ai dám nói chưa từng? Nhưng vì cái sự tôn tri trật tự, vai vế, nên con cái không dám "công khai" đưa ra những so sánh "để dạy cha mẹ hoặc khích lệ, tạo áp lực muốn cha mẹ phải phấn đấu như cha mẹ người khác". So sánh cũng không chỉ diễn ra với cha mẹ và con cái mà còn là bạn bè, trai gái, anh chị em, vợ chồng.. (phép tính theo quy luật tự nhiên mà). So sánh để khích lệ con cháu, em, người yêu, vợ chồng.. mà không tạo ra áp lực, sự hiểu nhầm, tủi thân.. đó là cả một nghệ thuật mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thời điểm, đối tượng.. Đối với chúng ta khi gặp điều ấy hãy hiểu và thông cảm với cha mẹ mình, vì mục đích cuối cùng là để mình tốt hơn mà thôi, đừng vội trách cứ mà ngược lại phải giải thích để cha mẹ hiểu mà không nên đặt quá nhiều kỳ vọng về con cái khi khả năng có vậy, còn bản thân cũng phải cố gắng để cha mẹ được vui lòng. Thân chào!
Bởi vì chính là như thế nha, người luôn vô hình chung so bì. Hiện tượng tự nhiên giống như hít thở. Mẹ mình luôn nói mình không bằng nhỏ hàng xóm, nhỏ hàng xóm than phiền kẻ nhà nó lại bị chê không bằng mình. So sánh dẫn đến ghen tị, dẫn đến ham vọng, dẫn đến thay đổi và phát triển. Vd: Cô ấy được nhiều người yêu thích, tại sao? Quan sát bắt chước, từ diễn trở thành thói quen trở thành sự thật và bạn cũng được mọi người yêu thích. Vd khác: Mình muốn có body đẹp như bạn ấy, mình muốn nói tiếng anh giỏi giống như thầy.. Và tất nhiên: Nếu con mình học hỏi con nhà hàng xóm thì tốt rồi. Người cực kì tham lam, không biết đủ nên so sánh tất nhiên tồn tại. Đồ ăn trong nồi rõ ràng đủ no đủ ngon nhưng vẫn nhìn sang nồi của người khác.
Đơn giản vì bản tính con người tham lam và có lòng đố kỵ thôi ạ. Không riêng gì việc cha mẹ so sánh con cái, mà con cái cũng so sánh cha mẹ, đôi khi trong đời sống cũng có những trường hợp so sánh khác nữa như là thầy cô so sánh học sinh lớp nào ngoan hơn nè. Thật ra so sánh như vậy cũng bắt nguồn từ tính không biết đủ của con người thôi, mình đã có điều mình muốn rồi, nhưng khi nhìn thấy người khác có nhiều hơn, đẹp hơn, hay hơn, mình lại nổi lòng tham và muốn có những thứ y như họ, cũng để không có cảm giác thua thiệt với người ta. Mình thấy có nhiều trường hợp các ba mẹ trong xóm thường khoe điểm của con mình, và nếu nhà nào đó có con học không giỏi bằng con hàng xóm, điểm không cao bằng con hàng xóm thì đương nhiên họ sẽ xấu hổ, từ đó sinh ra so sánh, ép buộc, áp lực lên con của mình làm sao để giỏi bằng hoặc hơn con của họ. Con cái cũng vậy, thấy ba mẹ mình dữ quá, gây áp lực cho mình quá, mà ba mẹ các bạn luôn yêu chiều và động viên các bạn, sinh ra cảm giác ghen tị, ấm ức trong lòng và cũng muốn ba mẹ đối xử với mình như ba mẹ bạn đối xử với bạn.