Tại sao có sóng thần?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Món quà cuộc sống, 23 Tháng sáu 2021.

  1. Sóng thần (tiếng nhật 津波 tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của Đại dươngbị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đấtcùng những Chuyển điện địa chất bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức lớn. Nó tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, cơ sở vật chất và giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

    Nguyên nhân tạo ra sóng thần:

    Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trais đát có thể xảy ra tại các riaf mảng lục địa Những trận động đất do nguyên nhân Va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.

    Những vụ lowr đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trongj lực để lấy lại thawng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

    Hiên Tượng của sóng thần

    Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các Va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vinhj Lituyatạo ra một sóng nước ước tính tới 50–150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận Songs thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.

    Hiện tượng của sóng thần

    Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, nhưng là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800km/giờ!.. Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm kilômet hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể thấy dấu hiệu "chường mặt" của sóng thần. Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước! Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Tốc độ sóng biến mất và thay vào đó là độ cao sóng. Ở vùng nước nông, một sóng thần khổng lồ có thể cao đến 30m hoặc hơn (ngọn sóng thần tấn công vịnh Lituya, Alaska năm 1958 cao đến 525m).

    Sóng thần dấu hiệu của nó

    Đối với những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình. Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của bão sắp tới. Bỗng nhiên mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên và rồi nước rút xuống thật nhanh. Do vậy, khi bạn đứng trên bãi biển và nhìn thấy nước biển đột ngột rút nhanh xuống bạn hãy nói cho những người chung quanh biết là sóng thần sắp xảy ra và mọi người hãy chạy nhanh vào đất liền, kiếm nơi cao mà trú, trước khi sóng thần đế

    • Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần lớn.
    • Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
    • Nước trong sóng nóng bất thường.
    • Nước có mùi trứng thối (khí hyro sùlua hay mùi xăng, dầu.
    • Nước làm da bị mẩn ngứa.
    • Nghe thấy một tiếng nổ như là:

    • Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
    • Mây đen vần vũ đầy trời.
    • Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
    • Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
    • Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.
    • Nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.
    • Nơi thường xuất hiện sóng thần:
    • Khi nói đến sóng thần, nơi tiềm ẩn nguy cơ cao nhất ở Bắc Mỹ là vùng lún Cascadia trải dài từ bắc California đến Canada. Đới hút chìm ở đây tương tự khu vực Tohoku ở đông bắc của Nhật. Thậm chí, theo các nhà địa chất, đây còn là nơi có thể xảy ra trận động đất có sức tàn phá hơn trận động đất của Nhật ngày 11/3 năm ngoái. Gần đây nhất, khu vực tây bắc của Bắc Mỹ từng xảy ra trận động đất vào năm 1700. Dự đoán, có khoảng 100.000 người sẽ gặp nguy hiểm nếu động đất xảy ra ở đây. Peru cũng là nơi từng xảy ra không ít trận động đất lớn trong lịch sử. Thủ đô Lima là một ví dụ điển hình. Thành phố này từng bị phá hủy ba lần bởi một trận động đất. Dù đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng được đánh giá khá tốt nhưng nó vẫn nằm trong khu vực những thành phố có nguy cơ động đất sóng thần cao nhất. Indonesia là nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất mạnh. Cách đây 7 năm, cơn sóng thần khổng lồ ở Ấn Độ Dương đã giết chết hơn 200.000 người. Đến nay khu vực Sumatra vẫn iên tiếp đón nhận nhiều cảnh báo về nguy cơ sóng thần mạnh.
    • Tác hại của sóng thần: Vì nhiều lý do mà người ta không thể dự đoán được sự xuất hiện của sóng thần sau những trận động đất ngoài đại dương. Thông thường, nếu động đất xảy ra, các nhà khoa học không thể biết ngay tác động của nó đối với đáy đại dương, mà phải chờ vài giờ sau đó.

      Ngoài ra con người không thể phát hiện sóng thần nếu chúng ta ở giữa đại dương, bởi chúng chỉ thể hiện sức mạnh khi tới gần bờ.

      Đối với sóng thần, thời gian giữa các sóng kế tiếp có thể là 10 phút, có trường hợp đến 2 giờ đồng hồ và bước sóng có thể đạt 500km. Sóng thần di chuyển với tốc độ rất nhanh, có thể tới 890km/h ở vùng biển sâu 6100 m.

      Nó có thể đi xuyên qua Thái Bình Dương chỉ trong vòng chưa đầy một ngày. Những đợt sóng thần cao hàng chục mét có thể nhấn chìm mọi thứ Khi nó đi qua

      Bên cạnh đó, sóng thần có thể gây lũ lụt lan sâu vào trong đất liền đến 305m, thậm chí xa hơn, nước và các mảnh vụn bao phủ cả vùng rộng lớn. Lũ do sóng thần gây ra có xu hướng cuốn trôi sinh mạng và tài sản ra phía đại dương.

      Ngày 26/12/2004, động đất 9, 2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác.

      Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá. China.org. Cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

      Cách tránh sóng thần

      Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm sóng thần hoặc quan tâm đến các cảnh báo sóng thần hiện có ở địa phương của bạn.

      Phải biết những khu đất cao hoặc khu vực an toàn và các tuyến đường di tản gần nơi chúng ta đang sống để chạy đến những khu vực này trong trường hợp có sóng thần.

      Bản thân mỗi người nên tự học bơi và vận động gia đình cùng học bơi. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cứu hộ như là phao cứu sinh hoặc áo phao và cất giữ ở những nơi dễ dàng tiếp cận.

      Biết cách tắt gas, điện, nước một cách nhanh nhất. Chia sẻ với các thành viên trong gia đình của mình, bạn bè và đồng nghiệp để biết cách chạy thoát nhanh nhất để tự cứu mình nếu sóng thần xảy ra.

      Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để biết cách chủ động chuẩn bị và ứng phó với thảm họa sóng thần. Sau đó, tổ chức tập huấn trong cộng đồng các bài tập ứng phó khẩn cấp.

      Nếu có thể nên bố trí giường ngủ của người già, người tàn tật ở một nơi gần lối thoát để họ có thể được sơ tán nhanh chóng.

      Trồng thêm hoặc duy trì rừng ngập mặn, cây thích hợp dọc theo các khu vực ven biển, hoặc xây dựng các rào cản như đê chắn sóng. Nếu ở khu vực gần biển cần xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần. (Xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần có tác dụng chịu lực va chạm của sóng).

      Mong sao bài viết này có thể giúp bạn
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...