Tại sao có gió? Ảnh hưởng của gió đến các sinh vật trên Trái Đất Gió là một hiện tượng thiên nhiên phổ biến và quen thuộc đối với con người. Vậy bạn đã từng thắc mắc: "Gió là gì? Tại sao lại có gió?" hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 1. Tại sao Trái Đất lại có gió? Gió được hình thành như thế nào? Theo Wikipedia, gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Hiểu đơn giản hơn, gió là hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chênh lệch áp suất trong khí quyển. Gió được xem như là một vòng tuần hoàn khép kín của không khí, khi những luồng không khí chuyển động từ vùng có khí áp cao đến vùng có khí áp thấp. Trong quá trình đó, tốc độ của không khí này thay đổi, sinh ra gió. Trên Trái Đất có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành của gió là sự chênh lệch nhiệt độ giữa xích đạo và các cực, và sự quay của hành tinh. Có ba đặc điểm đáng quan tâm nhất của gió là: · Vận tốc của gió · Tổng năng lượng gió · Áp suất dòng khí 2. Gió được đo lường như thế nào? Các thang đo của gió? Hướng bắt đầu của gió được gọi là hướng gió. Vận tốc của gió được đo bằng phong tốc kế, thông dụng nhất là sử dụng cốc xoay hoặc cánh quạt. Trong nghiên cứu khoa học, khi phải đo vận tốc gió với tần số cao, các nhà khoa học phải đo gió bằng tốc độ lan truyền của siêu âm hoặc tác động của gió trên điện trở của dây kim loại bị nung nóng. Máy đo gió lợi dụng sự khác biệt áp suất giữa ống bên trong máy và ống tiếp xúc với gió để tính toán vận tốc của gió. Để xác định những luồng gió trên cao, máy do thám đo lường tốc độ gió bằng GPS, điều hướng radio hoặc định vị radar bằng đầu dò. Các thang đo gió: · Thang Beaufort: Thang đo này được phát minh bởi nhà khí tượng học Francis Beaufort. Có một vài thuật ngữ phân loại gió theo tốc độ trung bình của chúng như: Gió nhẹ, gió mạnh, gió bão và gió bão cực mạnh. Tuy nhiên, trong thang Beaufort, độ gió thuộc phân loại gió mạnh: Gió mạnh, gió mạnh hơn và gió rất mạnh. Hiện nay hầu hết thế giới sử dụng tốc độ gió trung bình để đo lường và phân loại các luồng gió: Êm đềm; gió rất nhẹ; gió nhẹ, vừa phải; gió nhẹ; gió vừa phải; gió mạnh vừa phải; gió mạnh.. · Thang độ Fujita cải tiến: Loại thang đo này dùng để đánh giá tốc độ lốc xoáy tại Hoa kỳ, gồm 6 cấp, từ EF0 đến EF5. Mô hình trạm đo gió: Mô hình trạm đo gió được phác họa trên bản đồ thời tiết thanh gió, thể hiện tốc độ và hướng gió. 3. Phân loại gió trên Trái Đất Gió nhiệt đới: Gió nhiệt đới bao gồm hai loại chính là gió mậu dịch và gió mùa. · Gió mậu dịch: Là gió đông ở vùng nhiệt đới gần xích đạo Trái Đất, bắt nguồn từ hai hướng chính là hướng Đông Bắc bán cầu Bắc và phía Đông Nam bán cầu Nam · Gió mùa: Gió kéo dài theo mùa ở các vùng nhiệt đới Gió tây: Gió tây hay còn gọi là gió tây chủ đạo, chủ yếu thổi từ phía tây sang phía đông. Gió tây bắt nguồn từ phái Tây Nam bán cầu Bắc và Tây Bắc bán cầu Nam, mạnh nhất vào mùa đông và yếu nhất vào mùa hè. Gió đông cực: Gió có tính chất khô lạnh, thổi từ vùng áp suất cao ở cực Bắc và cực Nam về vùng áp suất thấp. Gió đông cực thường yếu và không đều. 4. Ứng dụng và tác dụng của gió Ảnh hưởng tích cực: Hình thành lịch sử: Vì là hiện tượng thiên nhiên, nên gió được nhiều nền văn hóa trên thế giới tôn thờ, gọi là thần gió, đặc biệt là trong các câu chuyện thần thoại của Hy Lạp. Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Ảnh hưởng đến thuyền buồm và tốc độ của máy bay. Trong ngành công nghiệp năng lượng: Các cối xay gió được xây dựng, tạo ra nguồn năng lượng an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, gió giúp thực vật phát tán hạt đi xa, duy trì giống loài.. Ảnh hưởng tiêu cực: Bên cạnh những lợi ích mà gió mang lại, nó cũng gây không ít những thiệt hại cho cuộc sống của các loài vật và con người. Đặc biệt là các trận lốc xoáy, gió giật gây tổn thất về tài sản và tính mạng cho con người. Kết luận: Gió là một hiện tượng thiên nhiên không thể thiếu trên Trái Đất. Nó chi phối rất nhiều đến hoạt động sống của các sinh vật và khí hậu.