Tại sao chúng ta lại nấc cụt?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi hirohai, 22 Tháng năm 2021.

  1. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15

    Tại sao chúng ta thỉnh thoảng lại bị nấc cụt?


    Nấc cụt hay gọi ngắn gọn là nắc là một trong những tình trạng mà ai trong đời cũng phải gặp ít nhất một lần. Thường thì nấc cụt chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng vài phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí lên tới vài ngày.

    [​IMG]

    Nấc cụt là gì?

    Nấc cụt xảy ra là do có sự co thắt không tự chủ và không liên tục của cơ hoành và cơ liên sườn, sau đó là sự đóng nhanh và tạo ra âm thanh của thanh môn. Nếu như mà có tác nhân nào đó tạo ra kích thích cho cơ hoành gây co thắt, khiến cho không khí đi vào cổ họng và va chạm với thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và tạo ra âm thanh mà chúng ta thường nghe là "hic".

    Thông thường thì các cơn nấc cụt chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và các cơn nấc cụt vài phút là vô cùng phổ biến. Và cũng có những trường hợp mà thời gian của cơn nấc cụt còn lên tới vài chục phút, kể cả ở những người khỏe mạnh. Đôi khi, các cơn nấc cụt còn có thể kéo dài hơn hai ngày, thậm chí hơn cả một tháng. Những cơn nấc cụt như này hoặc dài hơn được gọi là nấc dai dẳng. Nấc dai dẳng không quá phổ biến nhưng có thể sẽ gây nên nhiều vấn đề cho người mắc phải.

    Nguyên nhân xảy ra nấc cụt?

    Các bác sĩ vẫn chưa thể làm rõ được thực sự tại sao chúng ta lại nấc cụt nhưng họ cho rằng là nó có thể có sự liên quan đến sự kích thích của các dây thần kinh hoặc các bộ phận của não kiểm soát các cơ hô hấp (bao gồm cả cơ hoành).

    Các đợt nấc cụt là không quá 48 giờ mà không do bệnh lý gì nghiêm trọng, có thể là do:

    • Uống nhiều rượu hoặc đồ uống có cồn
    • Ăn quá nhiều
    • Thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột
    • Nuốt phải không khí (như là nhai kẹo cao su)

    Các đợt nấc cụt mà kéo dài hơn 48 giờ thì có thể coi là nghiêm trọng và có thể là do:

    • Dây thần kinh phế vị bị tổn thương hay bị kích thích bới các vật thể lạ, có thể do u nang ở vùng cổ hoặc là bướu giáp phình to, viêm họng, viêm thanh quản
    • Do nguyên nhân bệnh lý tiêu hóa
    • Do bệnh lý làm rối loạn hệ thần kinh trung ương: Viêm màng não, viêm não, chấn thương, có khối u, đột quỵ hoặc bệnh lý sơ hóa thần kinh.
    • Do các bệnh đến từ các cơ quan có trong lồng ngực: Chấn thương
    • Rối loạn chuyển hóa gây nhiễm độc
    • Do hậu phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật ở ngực và bụng
    • Bệnh lý tâm thần kinh

    Làm sao để hết nấc cụt?

    Bản thân các cơn nấc cụt ngắn là vô hại và thông thường nấc cụt sẽ tự biến mất, hoặc các bạn có thể sử dụng các cách sau để giảm thời gian cơn nấc cụt của bản thân:

    • Nín thở trong vài giây hoặc lâu hơn
    • Thổi vào túi giấy
    • Kéo lưỡi ra ngoài
    • Nuốt một thìa đường
    • Uống một hoặc nhiều ngụm nước lạnh
    • Gập đầu gối lên sát ngực

    Ngoài ra những người hay nấc cụt thì có thể phòng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống:

    • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga
    • Ăn chậm và vừa đủ
    • Không ăn thức ăn nhiều gia vị

    Tuy nhiên nếu sau một thời gian dài, cụ thể là hơn 48 giờ mà các cơn nấc cụt vẫn chưa biến mất thì cần phải đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt bởi vì như đã nói ở trên những cơn nấc cụt kéo dài có thể đi kèm với rất nhiều bệnh lý phức tạp. Đối với những cơn nấc dai dẳng, cần phải điều trị, đặc biệt nếu nguyên nhân gây nấc khó điều chỉnh. Một số loại thuốc đã được sử dụng với nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ như là chlorpromazine, baclofen, metoclopramide và gabapentin. Nếu như những loại thuốc nêu trên không có tác dụng, các bác sĩ có thể sẽ chặn một trong các dây thần kinh phrenic, có chức năng kiểm soát các cơn co thắt của cơ hoành. Các bác sĩ sẽ tiêm và dây thần kinh một lượng nhỏ thuốc gây tê có tên là procaine để phong tỏa và tạm ngưng dây thần kinh. Nếu như việc ngăn chặn dây thần kinh có tác dụng nhưng những cơn nấc cụt quay trở lại, trong trường hợp này thì các bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật cắt dây thần kinh (phrenicotomy), tuy nhiên ngay cả thủ thuật này cũng không đảm bảo chữa khỏi cho tất cả trường hợp.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...