Hỏi đáp Tại sao chúng ta lại hay tự dằn vặt bản thân?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 21 Tháng bảy 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã đến với chương trình Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Và sau đây, để tiếp tục chuỗi câu hỏi thú vị, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi mà mình khá tin chắc rằng ở đây bất cứ ai trong chúng ta cũng đã đều từng không ít lần trải qua. Và câu hỏi chính là

    Theo bạn, tại sao chúng ta lại thích tự dằn vặt bản thân như vậy?

    Khi đọc xong câu hỏi này, hẳn là nhiều bạn cũng đang thắc mắc giống mình phải không nào? Tại sao ta lại tự thích làm khổ mình vậy nhỉ?

    Hãy giúp mình giải đáp câu hỏi trên bằng cách để lại bình luận của bạn ở dưới bài viết này nhé. À, nếu thấy gameshow hay thì đừng quên ghé thăm series game của mình theo đường link bên trên và tham gia tranh luận ở những câu hỏi đã phát sóng nhé.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Hertz

    Bài viết:
    38
    Tự dằn vặt còn có thể hiểu là tự làm tổn thương bản thân bằng chính suy nghĩ của bản thân. Đa số chúng ta đều đã hoặc đang trải qua quá trình đó, trừ những người thực sự có tâm hồn vững chãi và không có thứ khiến họ phải bận tâm, nhưng đã là con người, có xúc cảm thì đều có lúc sẽ phải tự ôm lấy những nỗi đau của chính mình.

    Nhưng thật ra chẳng ai lại muốn tự dằn vặt bản thân mình cả. Bạn có nhận thấy đôi lúc chúng ta tự chôn vùi trong đau buồn, đều là do những yếu tố khách quan không? Vốn dĩ chúng ta luôn trong trạng thái vui tươi, sẵn sàng làm mọi thứ, chỉ cho đến khi có một sự kiện gì đó, ta mới "thụ động" trở nên mất vui, rơi vào buồn bã, rồi tự thân những dòng suy nghĩ sẽ cứ tua đi tua lại trong đầu chúng ta. Lấy trường hợp mình đã trải qua, lúc đang tranh cử chức bí thư trong lớp, chỉ còn một phiếu sẽ quyết định ai được làm. Trùng hợp thay đứa bạn thân đã chơi chung suốt ba năm là người cuối cùng cuối cùng đưa ý kiến. Mình rất chắc chắn bạn sẽ chọn mình nên vô cùng tự tin. Trong sự bất ngờ của mình, bạn ấy chọn người còn lại không rõ lý do. Cả tuần liền mình tự chìm trong những suy nghĩ. Có buồn, có tức giận, cũng có tự ti và chủ yếu là thất vọng. Mình cho rằng chỉ đơn giản là mình nghĩ lại chuyện đã xảy ra, nhưng vô tình đó lại là lúc mình đang tự dằn vặt bản thân, tự làm chính mình thêm đau khổ. Nếu không có sự kiện đó, ắt hẳn đó đối với mình sẽ là một ngày tuyệt vời rồi và cũng không phải tự dằn vặt cho đến tận bây giờ. Có thể thấy rằng, việc chúng ta luôn tự dằn vặt không phải hoàn toàn xuất phát từ bản thân mà là do sự tác động bên ngoài khiến chúng ta phải làm điều đó.

    Mình tự hỏi tại sao chúng ta cứ bị làm phiền bởi những yếu tố khách quan độc hại đó hơn là những thứ tốt đẹp. Có một câu nói mình thấy khá hay, "Chúng ta không thể cười hai lần cho một niềm vui, nhưng lại có thể khóc hai lần cho một nỗi buồn". Có lẽ nỗi buồn có một sức hút đặc biệt hơn so với niềm vui chăng, mà nó lại có thể khiến người ta thao thức hằng đêm, hằng tháng, hay thậm chí là hằng năm. Mình nghĩ thế này. Đối với niềm vui ấy, khi chúng ta đang trong khoảnh khắc vui sướng thì sẽ chẳng thể nào liên hệ đến sự buồn bã trong lúc đó đúng không? Khi ta có một trận cười giòn giã với lũ bạn, đâu ai tự nhiên lại nghĩ đến gì khác ngoài niềm vui đó. Nhưng nỗi buồn thì ngược lại, trong nó có khi còn đan xen cả niềm vui đã qua, những kỷ niệm, bài học và cả sự hối hận trước những gì mà ta đã mất nữa, nên nó mới thu hút chúng ta suy nghĩ về nó. Việc nghĩ nhiều về chuyện buồn có thể nào là cơ chế "tự vệ" của con người không? Khi chúng ta tự dằn vặt mình, có thể ta đang phân tích các tác nhân khiến việc đó xảy ra, từ chính chúng ta, từ cái khiến ta phải tự trách. Ta đặt ra các trường hợp bằng thứ gọi là "nếu như", "giá như mà".. Việc này giúp chúng ta tự rút ra kinh nghiệm cho mình và tránh để việc đó xảy ra lần nữa trong tương lai. Sau những ngày tự dằn vặt đó, phần nhiều chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề hơn, hiểu rõ bản thân hơn và cho đến khi ta vượt qua được nỗi buồn ấy, ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Vậy nên việc tự tìm đến nỗi buồn và tự dằn vặt bản thân vì nó, chính là một phương pháp học hỏi và tự chữa lành của chính chúng ta.
     
  4. Ben12

    Bài viết:
    8
    Tự dằn vặt có thể coi như là một cách để giảm bớt cảm giác gây ra tội lỗi của bản thân. Nó cũng có thể coi là một biểu hiện tâm lý, trạng thái ấy chỉ xuất hiện khi bản thân ta có một tâm lý kém tự tin, muốn tìm lấy sự an ủi.

    Chứng tự dằn vặt là khi ta bắt đầu coi mọi việc xảy ra là do chính mình gây ra, đổ lỗi việc xảy ra không đúng là do bản thân. Khi đó ta sẽ tự hằn hạ bản thân bằng suy nghĩ, bằng tác động tới cơ thể. Đây cũng là lúc tinh thần và suy nghĩ trở nên tiêu cực, tâm trí ta chìm vào trong vòng xoáy của sự tự trách.

    Như mình nói ở trên, trạng thái tụ dằn vặt xuất hiện khi bản thân ta đang có một tâm lý kém tự tin, vậy cái tâm lý đó xuất hiện như thế nào?

    Lấy ví dụ: A và B được sinh ra hai môi trường hoàn toàn khác biệt. A khi còn nhỏ, mỗi lần làm gì đó sai, ba mẹ A không trách mắng, mà chỉ dạy cho A hiểu và giúp A đứng lên sau sai lầm. Trong hoàn cảnh như thế, khi lớn lên, A dần học được cách tự tin, bản lĩnh và không đắm chìm trong suy nghĩ dằn vặt khi thất bại, A khi này hoàn toàn tự tin. Trái ngược với A, B luôn bị trách mắng thậm tệ, thậm chí còn đánh đập. Lúc này B hoàn toàn "sợ" cái cảm giác thất bại, cái cảm giác làm sai gì đó, vì trong suy nghĩ của B, làm sai sẽ mang đến đau đớn. Sẽ làm người khác thất vọng. Lớn lên như thế, B hoàn toàn kém tự tin, luôn xuất hiện trạng thái tự dằn vặt như là để tìm cảm giác an ủi nào đó.

    Trở lại với câu hỏi được đặt ra, câu trả lời là thật ra chúng ta hoàn toàn không thích tự dằn vặt bản thân. Nó chỉ xuất hiện với những người đang bị "overthinking".

    Mình có một thói quen, đó là khi mỗi tối, đầu mình sẽ tua lại những việc xảy ra vào ngày hôm ấy. Tất nhiên việc mình làm sai có rất nhiều, nhưng mình đã học được cách đứng dậy sau thất bại ngay từ nhỏ, nên mình không tốn thời gian đi tự trách bản thân, mà chỉ học ra những sai lầm từ đó.

    Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, vậy nên không cần phải luẩn quẩn với vòng xoáy của sự dằn vặt. Nếu được, ta nên chia sẻ câu chuyện của mình, còn nếu mạnh mẻ, hãy đứng dậy sau đó
     
  5. MTrang1102 Ờm …

    Bài viết:
    394
    Trong cuộc sống, không ai là không từng mắc sai lầm. Nhưng để làm sao đối diện với sai lầm đó? Và cách mà con người đối diện với nó là luôn tự dằn vặt bản thân mình.

    Đây là biểu hiện cho thấy họ đã biết lỗi và rất hối hận nhưng một cách khá tiêu cực. Luôn tự trách bản thân tại sao lại mắc lỗi sai đó, liên tục tiếc nuối, dày vò mình trong suốt một khoảng thời gian dài.

    Dằn vặt không xấu, nó thể hiện rằng mình đã biết lỗi và biết cái sai đó tệ hại như thế nào.

    Nhưng thượng đế đã cho đôi mắt con người luôn luôn ở đằng trước vì muốn họ phải nhìn về phía trước mà sửa sai, chứ không phải là chăm chăm nhìn về quá khứ để khư khư ôm cái sai đó trong vô vọng.
     
  6. "Dằn vặt" bản thân là gì?

    "Dằn vặt" bản thân chính là dùng suy nghĩ của mình để làm tổn thương chính tinh thần lẫn thể xác của mình trong một khoảng thời gian (đa phần là trong một khoảng thời gian dài).

    Nói một cách cụ thể hơn thì khi chúng ta làm một việc vì đấy, quyết định một việc vì đấy, hay ủng hộ một việc gì đấy.. nhưng sau đó nghĩ lại, lại cảm thấy nghi ngờ với những quyết định, hành động, việc làm của bản thân trong quá khứ.

    Rồi những suy nghĩ tiêu cực (suy nghĩ tiêu cực ở đây mình muốn nói đến những suy nghĩ không có lợi cho chúng ta) như tự trách, tiếc nuối, ân hận, lo sợ.. từ sự nghi ngờ cứ nối tiếp nhau được sinh ra, không những thế còn có xu hướng ngày một lớn mạnh.

    Đến một thời điểm nhất định, thời điểm mà phần "chủ nghĩa hợp lý" trong chúng ta dần dần bị những suy nghĩ tiêu cực trong đầu làm cho lung lây, cuối cùng làm chúng ta dần dần không còn tin tưởng vào trí nhớ, giá trị cũng như óc phán đoán ban đầu của bản thân.

    Và lúc mà phần "chủ nghĩa hợp lý." hoàn toàn "cộng hưởng" với những suy nghĩ tiêu cực, lúc mà những suy nghĩ tiêu cực bao trùm hết toàn bộ suy nghĩ chúng ta, lúc mà chúng ta không thể ngừng nghĩ về nó, dù cho thời gian có trôi qua bao lâu đi nữa. Thì quá trình chúng ta nhớ lại, quá trình chúng ta không thể thoát khỏi những thứ cảm xúc tiêu cực ấy, chính là quá trình chúng ta tự "dằn vặt" bản thân mình.

    Nguyên nhân dẫn đến việc "dằn vặt" bản thân là gì?

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta tự dằn vặt bản thân. Nhất là trong xã hội phức tạp như hiện nay, thì nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta tự dằn vặt bản thân lại càng nhiều.

    Ở đây, mình sẽ không nói đến những bạn có tâm lý vững chắc.. Bởi vì những bạn như thế, thường thì khi quyết định hay thực hiện một việc gì đó, họ thường suy nghĩ trước và nhận thức được việc họ đang đã và sẽ làm. Họ tin vào quyết định của bản thân và họ luôn làm chủ được suy nghĩ của mình. Và dù cho quyết định đó của họ có thất bại, phần lớn việc làm tiếp đến của họ là sẽ đi tìm hướng giải quyết vấn đề, chứ không phải là chìm đắm trong sự suy sụp hay trốn tránh cái cảm giác mà thất bại đã mang đến.

    Mà mình muốn nói đến kiểu người như mình.

    Kiểu người như mình là kiểu người như thế nào? Chính là kiểu người sống thiếu kiên định, thiếu tự tin, dễ tin người và thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Kiểu người này nhìn bên ngoài trầm lặng vậy thôi, chứ tâm lý bên trong thì "bất ổn" lắm.

    Thật sự, chắc bạn không tin đâu, bất cứ chuyện gì, bất cứ khi nào, chỉ cần chuyện xảy ra có liên quan đến mình.. Không! Thậm chí đôi lúc chuyện còn chẳng liên quan gì đến mình luôn, nhưng chỉ cần chuyện ấy diễn ra không tốt đẹp, kết thúc không viên mãn, mà mình biết được, mình cũng chẳng thể nào làm lơ như không có chuyện gì.

    Tất nhiên, mình không phủ nhận việc những người có tâm lý vững chắc cũng có lúc sẽ tự "dằn vặt" bản thân mình. Cuộc sống mà, muôn màu muôn vẻ là thế, nhưng dù cho bạn có là một cô gái một chàng trai hoàn hảo đến mức nào thì chắc chắn rồi sẽ có lúc bạn mắc sai lầm, sẽ có lúc bạn cảm thấy tiếc nuối, cảm thấy ân hận và tự "dằn vặt" bản thân vì một việc nào đó. Việc này chắc chắn sẽ xảy ra. Mình dám khẳng định là dù ít hay nhiều, chắc chắn việc này sẽ xảy ra, nhưng về việc xảy ra sớm hay muộn.. vấn đề còn tùy thuộc vào tình hình thực tế cũng như giới hạn mức độ tâm lý có thể chịu đựng được của từng người.

    Thế nhưng thực tế cho thấy, những người có tâm lý vững chắc, thường ít "dằn vặt" bản thân mình hơn những người có tâm lý yếu.

    "Dằn vặt" bản thân mình là một cảm giác không hề dễ chịu. Như vậy phải chăng việc "dằn vặt" bản thân chỉ đem lại cho chúng ta sự phiền muộn và những điều không tốt?

    Về vấn đề này, mình lại có suy nghĩ hơi khác với mọi người một chút.

    Theo mình được biết, nếu chúng ta tự "dằn vặt" bản thân trong một thời gian dài, thì việc suy nghĩ quá nhiều, việc sống trong nỗi bất an bồn chồn lo lắng hàng ngày, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta.

    Nó dễ dẫn đến những căn bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo âu..

    Việc này mình hoàn toàn đồng ý.

    Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như năm xưa, chúng ta gây ra một lỗi lầm, khi đó chúng ta không cảm thấy gì, nhưng thời gian trôi qua, rồi một ngày đẹp trời nào đấy chúng ta chợt nhận ra chuyện năm xưa chúng ta làm là không đúng và cảm thấy bản thân thật tội lỗi.. Thì đó, việc hối hận và "dằn vặt" bản thân này chính là bằng chứng chứng minh cho việc chúng ta đã ý thức được hành động của mình năm xưa là sai trái. Và cũng chính lúc này, sự "dằn vặt" nhìn theo một hướng khác thì nó sẽ tác dụng như là một bài học theo ta đến quãng đời còn lại, nhắc nhở và cảnh báo chúng ta không được tiếp tục phạm phải sai lầm.

    Vậy nên, mình nghĩ rằng việc "dằn vặt" bản thân là không tốt, nhưng ở một vài trường hợp thì nó cũng không hẳn là xấu.

    Nói nãy giờ cũng nhiều ời, cuối cùng mình xin được phép tổng kết lại các ý để trả lời câu hỏi "Vì sao chúng ta lại thích dằn vặt bản thân mình" như sau:

    Sự "dằn vặt" bản thân được hình thành gián tiếp từ những yếu tố khách quan bên ngoài xã hội. Những yếu tố này đã tác động đến tâm lý của chúng ta. Mà nguyên nhân dẫn đến sự "dằn vặt" bản thân này có thể là bất cứ tình huống gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì sự "dằn vặt" bản thân là một quá trình chẳng hề dễ chịu, ai đã từng trải qua có lẽ sẽ hiểu được việc này, thế nên theo mình nghĩ thì chẳng ai thích dằn vặt bản thân mình cả. Mà tất cả xảy ra là dựa vào tình huống, tình hình thực tế, không gian thời gian, và giới hạn mức độ tâm lý có thể chịu đựng được của từng người..

    Và đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi nha, cảm ơn vì sự quan tâm của mọi người. Tối vui, tạm biệt!
     
  7. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Chúng ta dằn vặt bản thân là do nhiều lí do.

    Thứ nhất chúng ta sẽ chỉ để ya đến lỗi lầm của mình. Chúng ta sẽ phóng đại là do mình và sợ người khác phán xét mình.

    Thứ hai, bản chất con người là suy nghĩ nhiều, vậy nên nếu họ gây ra lỗi lầm gì, họ sez tự trách bản thân. Đây giống như 1 dạng của overthinking đó.

    Đây là tâm lí bình thường ở con người. Tuy nhiên nếu quá dằn vặt thì có thể sinh ra trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu. Rất nguy hiểm.

    Vậy nên mọi người cô gắng đừng dằn vặt mình nha. Có gì thì thay đổi dần dần nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...