Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng? Có thể khi ngủ đôi lúc chúng ta có gặp ác mộng nhưng chưa biết tại sao lại gặp ác mộng. Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu lý do tại sao chúng ta lại gặp ác mộng nhé! 1. Ác mộng là gì? Ác mộng là một giấc mơ rất khó chịu của mỗi chúng ta khi ngủ, nó thường đem lại tính tiêu cực và gây ra sử sợ hãi đối với người gặp phải. Ác mộng có thể chứa các tình huống nguy hiểm, khó chịu hay mang tính khủng bố về tâm lý lẫn thể chất. Khi gặp ác mộng thì chúng ta thường thức dậy trong một trạng thái căng thẳng và lo sợ, khi thức dậy thì thường khó ngủ lại trong khoảng thời gian kéo dài. Có hai dạng ác mộng. Dạng thứ nhất là ác mộng được lặp đi lặp lại nhiều lần ở trong cùng một mối cảnh giống nhau. Còn dạng thứ hai là mỗi lần một kiểu khác nhau. 2. Nguyên nhân nào khiến chúng ta gặp phải ác mộng? Gặp ác mộng có thể do trạng thái của cơ thể suy giảm, do có sự căng thẳng tột độ và cũng là do chúng ta trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm. Đôi khi chúng ta quá tức giận, vui vẻ hay đau khổ đều có thể gặp ác mộng. Ngoài ra khi bị ốm, sốt và bệnh tật, do một số tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang dùng cũng có thể làm chúng ta gặp ác mộng. Tuy nhiên thì cũng có thể là do chúng ta thiếu ngủ hay trạng thái bất thường, không được thoải mái khi ngủ, ăn quá sát giờ ngủ dẫn đến cung cấp nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ. Việc tỉnh giấc khi đang ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và khiến cả ngày chúng ta luôn nghĩ đến nó. Nỗi lo âu có thể gây ra nhiều cơn ác mộng về đêm hơn. Đó cũng chính là vòng luẩn quẩn mà con người chưa phá vỡ được. 3. Làm thế nào để tránh gặp các cơn ác mộng? Điều trị các bệnh liên quan Nếu gặp phải ác mộng từ hội chứng rối loạn giấc ngủ, việc điều trị những hiện tượng đó sẽ giúp bạn bớt gặp ác mộng. Nếu chúng có liên quan đến chứng lo âu, căng thẳng hay một số phương pháp trị liệu sẽ giúp giảm nhẹ những bệnh đó và giảm gặp những cơn ác mộng. Quan trọng hơn hết là phải đi đến nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị một cách hiệu quả nhất. Nói chuyện với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể khiến bạn thường xuyên gặp những cơn ác mộng. Vì vậy hãy đến nói chuyện với bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân. Một số thước điều trị huyết áp hoặc chống trầm cảm có thể khiến bạn gặp ác mộng nhiều hơn. Bạn có thể đề nghị bác sĩ chuyển sang dùng loại thuốc kác để tránh tình trạng gặp ác mộng. Tuy nhiên thì việc thay đổi liều thuốc hoặc ngừng sử dụng có thể gây ra ác mộng. Ở trường hợp này ác mộng sẽ giảm đi khi cơ thể bạn có thể điều chỉnh được. Giảm căng thẳng Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp ác mộng. Vì thế bạn hãy giành những thời gian trong ngày để nghỉ ngơi và đi ngủ với một tâm trí thoải mái. Yoga và ngồi thiền cũng là hai hoạt động để giảm stress và thư thái đầu óc tốt nhất. Bạn có thể tham gai một khóa học yoga nào đó hoặc ngồi thiền trong nhà, trong một không gian yên tĩnh nào đấy. Tắm nước nóng trước khi ngủ cũng có thể giúp bạn giảm đi một phần stress và giảm đi những căng thẳng xảy ra trong ngày khiến bạn bình tĩnh và thoải mái hơn. Ngoài ra thì ngồi đan lát hoặc chạy bộ và giành thời gian cho gia đình cũng giúp bạn giảm stress. Cải thiện giấc ngủ Ác mộng có thể gây ra hiện tượng tiếu ngủ và thiếu ngủ cũng có thể gây ra ác mộng. Vì vậy chúng ta phải tìm cách để cảy thiện giấc ngủ, tránh gặp các cơn ác mộng. Bạn có thể biến phòng ngủ của mình trở thành một nơi để thư giãn. Hãy giữ phòng ngủ thật gọn gàng sạch sẽ, đủ tối không quá nóng hoặc không quá lạnh, đủ yên tĩnh và giường ngủ luôn phải dễ chịu. Giảm sử dụng cà phê và thức uống có cồn. Những chất này có gây ảnh hưởng tới giấc ngru của bạn và cách tốt nhất là chúng ta không nên sử dụng chúng. Tránh sử dụng cà phê hoặc thức uống có cồn trước ngủ 3-4 tiếng. Nếu cơ thể mệt mỏi thì hãy tập những bài thể dục một cách tuyệt vời để cải thiện giấc ngủ như: Chạy bộ, kiêu vũ, chào thuyền.. tránh tập thể dục trước khi ngủ vì điều đó khiến cơ thể bạn quá phấn khích. Tưởng tượng diễn tập Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm bớt ác mộng khi ngủ đối với những bệnh nhân bị PTSD và mất ngủ. Đối với phương pháp này thì hãy tưởng tượng một cái kết thật đẹp cho cơn ác mộng của bạn khi vẫn đang tỉnh. Đôi khi thì người bệnh có thể kể lại hoặc cũng có thể viết hoặc vẽ ra một kết thúc khác cho cơn ác mộng của mình. 4. Kết luân Nếu gặp ác mộng quá nhiều lần thì hãy đi gặp các bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân và điều trị một cách hiệu quả nhất. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện một trong những phương pháp trên để giảm thiểu tình trạng gặp ác mộng.