Tại sao không nhớ được giấc mơ?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Kiệt, 31 Tháng tám 2020.

  1. Kiệt

    Bài viết:
    303
    Có khi nào trong chúng ta lại có một câu hỏi rằng: "Tại sao mỗi khi thức dậy chúng ta không thể nhớ được giấc mơ của mình không?" Vâng, nếu như bạn nào cũng từng có câu hỏi như thế thì mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải thích trong topic này.

    I. Giấc mơ là gì?

    [​IMG]

    Mơ hay giấc mơ là những trải nghiệm, ảo ảnh hay ảo tưởng về một thứ gì đó khi bạn chìm vào giấc ngủ, giấc mơ cũng có thể biến thành sự thật đối với ít người trên Thế Giới. Những người mà nhìn thấy được trước tương lai qua giấc mơ họ còn được gọi là "Nhà Tiên Tri". Hiện tượng giấc mơ cũng xuất hiện ở các loài Động Vật có vú và một số loài Chim. Đa phần các sự việc, sự kiện trong giấc mơ thường nằm ngoài khả năng điều khiển của chúng ta hoặc nếu trường hợp giấc mơ sáng suốt (giấc mơ tỉnh táo) lúc ấy chúng ta biết mình đang nằm mơ và có thể thay đổi thực tại của giấc mơ.

    Giấc mơ thường có những hình ảnh, nội dung kỳ lạ và thú vị. Khi chìm vào giấc mơ con người thường có những cảm xúc mãnh liệt như "Khóc khi đang ngủ" hoặc "Miệng cười trong lúc ngủ". Đó là khoảng thời gian mà chúng ta được thư giãn, để bản thân hòa mình vào những giấc mơ mà hiện thực chưa bao giờ thực hiện được.

    II. Những giấc mơ đáng sợ xuất hiện trong giấc ngủ:

    Ngoài việc chúng ta mơ thấy những giấc mơ trong sáng, hồn nhiên thì còn một loại giấc mơ khiến chúng ta ám ảnh, lo sợ và phiền muộn sự việc xảy ra trong giấc mơ sẽ thành hiện thực. Những loại giấc mơ phổ biến đáng sợ làm tác động đến tâm lý người mơ thường có 2 loại là giấc mơ lo lắng và các cơn ác mộng khiến chúng ta phải thức giấc vào nửa đêm. Những cảm xúc khi chúng ta mơ các giấc mơ ấy thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định sau khi chúng ta thức dậy.


    [​IMG]

    Một đặc điểm chung của các cơn ác mộng là cần phải tránh xa một điều gì đó hoặc tình huống trong giấc mơ. Người mơ thường có phản ứng đối mặt với giấc mơ, chống chọi lại hay chiến đấu, thường gây ra rất nhiều cảm xúc về mặt tinh thần cho người mơ. Những cơn ác mộng thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em vì: Xem những bộ phim kinh dị, bị chèn ép, vấn đề về tình cảm hay nỗi sợ về những điều tồi tệ trong quá khứ lại xuất hiện.

    Còn các giấc mơ lo lắng thường ít cảm xúc hơn các cơn ác mộng nhưng vẫn gây ra căng thẳng cho chúng ta khi mơ. Những vấn đề ẩn giấu nằm sâu trong tiềm thức của chúng ta thường có mặt trong các phương tiện của giấc mơ lo lắng. Trong khi những hình ảnh của giấc mơ lo lắng thường đóng vai trò quan trọng trong giấc mơ, nó thường là cảm xúc chúng ta trải nghiệm một lần và lo lắng cảm xúc ấy lại tái hiện.

    III. Tại sao chúng ta lại không nhớ được giấc mơ của chính mình?

    Con người chúng ta dành 1 khoảng thời gian "dài" cho việc đi ngủ có nghĩa là chúng ta sẽ có thời gian để mơ một giấc mơ dài. Nhưng thường là, sau khi thức dậy chúng ta không hề nhơ được các chi tiết rõ rệt của các giấc mơ hoặc may mắn nhất chúng ta sẽ nhớ được một phần lơ lửng của giấc mơ trong tâm trí nhưng sau đó chúng cũng sẽ từ từ biến mất. Một số người thường cho rằng chuyện này xảy ra rất bình thường sau mỗi lúc họ thức dậy nhưng họ vẫn chưa nghĩ đến "Tại sao mình lại không nhớ được các giấc mơ ấy".


    Thomas Andrillon, một nhà thần kinh học tại Úc cho biết: "Chúng ta thường hay quên những giấc mơ sau khi thức dậy và còn có nhiều người nói rằng họ không hề mơ gì, có nghĩa là họ còn quên nhanh hơn." Các nhà nghiên cứu liên tục cho thấy ngay cả những người không hề nhớ một giấc mơ nào trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí cả cuộc đời họ. Nếu như họ được đánh thức vào đúng thời điểm thì có thể sẽ nhớ chính xác được giấc mơ.

    [​IMG]

    Song thì chưa có một lý do chính đáng nào cho biết sấu sắc về các quy trình trí nhớ khi ngủ, và chưa thể giải thích vì sao chứng quên lãng kỳ lạ của chúng ta đối với các giấc mơ.

    3 nguyên nhân khiến chúng ta không thể nhớ được các giấc mơ sau khi thức dậy:


    • Vùng đồi thị (hippocamus) : Theo một nghiên cứu năm 2011, khi chúng ta đi vào giấc ngủ, không phải tất cả các khu vực của bộ não đều ngủ cùng lúc. Các nhà nghiên cứu tìm thấy vùng não đi ngủ cuối cùng là vùng não đồi thị. Một cấu trúc cong nằm bên trong mỗi bán cầu não và là yếu tố quan trọng để di chuyển thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Lúc tỉnh dậy, não cần ít nhất 2 phút để bắt đầu khả năng ghi nhớ của nó.
    • Chất dẫn truyền thần kinh (acectylcholine và noradrenaline) : Việc chúng ta không thể mã hóa, ghi nhớ những ký ức mới trong khi ngủ cũng liên quan đến những thay đổi của hai chức dẫn truyền thần kinh acectylcholine và noradrenaline giảm đáng kể. Sau đó, chúng ta chuyển đến giai đoạn chuyển động nhanh của mắt (REM) nơi những giấc mơ ly kỳ, sinh động xảy ra. Trong gia đoạn này, acectylcholine trở lại mức độ tỉnh táo nhưng noradrenaline vẫn còn ở mức thấp.
    • Giấc mơ không có gì đáng nhớ: Tâm trí của chúng ta luôn đi "lang thang" nhưng chúng ta thường luôn loại bỏ những gì phức tạp, không cần thiết ra khỏi đầu, những giấc mơ được bộ não coi là "quá vô dụng, không cần thiết để nhớ". Nếu như những giấc mơ sinh động, cảm xúc và mạch lạc rõ ràng nó kích thích sự thức tỉnh của bộ não nhiều hơn và câu chuyện có tổ chức khiến chúng ta dễ dàng lưu trữ và nhớ rõ từng chi tiết của giấc mơ hơn.

    (Hết)
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Bụi I'm the dust in the wind... ♥️

    Bài viết:
    1,717
    Fact: Ngay sau khi tỉnh dậy, con người sẽ quên đi khoảng 90% những gì mình vừa mơ. Chỉ còn khoảng 5% những gì ta đã mơ sẽ còn được lưu lại sau 10 - 15 phút.
     
    chiqudollKiệt thích bài này.
  4. Jodie Doyle

    Bài viết:
    124
    Đôi khi lại lẫn lộn giữa mơ và hiện thực, việc trong giấc mơ khi tỉnh lại cứ tưởng nó là sự thật.
     
    Kiệt thích bài này.
  5. Serena Azure

    Bài viết:
    339
    Lúc mơ thì thấy hình ảnh chân thực y như ngoài đời luôn, từng cảm xúc hay hành động đều rất rõ ràng; lúc mới thức dậy thì mình có cảm giác rất tự tin là có thể kể lại giấc mơ đó khá đầy đủ, nhưng thực tế thì không :))

    Tỉnh táo được một chút rồi thì quên-sạch-100%
     
    Dã MiêuKiệt thích bài này.
  6. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    231
    Cũng có những lúc tôi nhớ rõ được mình mơ cái gì. Không hiểu vì sao lại thế?
     
    Kiệt thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...