Tại sao chúng ta già đi?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thạch Mai Phương, 18 Tháng sáu 2021.

  1. Thạch Mai Phương

    Bài viết:
    12
    Vào năm 1997, một người phụ nữ người Pháp tên Jeanne Calment đã qua đời sau sinh nhật lần thứ 122 và 164 ngày, điều đó đã khiến bà trở thành người già nhất trong lịch sử lúc bấy giờ. Thậm chí, một số triệu phú còn hứa sẽ gửi tặng 1 triệu đô la cho người vượt qua được số tuổi ấy. Nhưng trong thực tế, sống được tới độ tuổi đó hay trẻ hơn đi nữa thì cũng là một kỳ tích mà rất ít người đạt được, thậm chí là không một ai.

    Cơ thể con người vốn không được hình thành để chống lại sự lão hóa. Thông thường, nó chỉ có khả năng duy trì sự sống trong vòng 90 năm. Nhưng thực chất lão hóa là gì và làm thế nào để có thể chống lại nó?

    Sự lão hóa của cơ thể là gì?

    Để tìm ra một định nghĩa chính xác về lão hóa là một thử thách lớn đối với các nhà khoa học. Chúng ta đều biết rằng tuổi tác có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể. Tuổi tác là một bằng chứng cho thấy chúng ta đang lớn lên và phát triển hoặc có thể là già đi. Vậy làm thế nào để mô tả sự lão hóa đang diễn ra trong quá trình phát triển đơn thuần thông qua việc tương tác với môi trường sống xung quanh? Chẳng hạn như ánh nắng, các độc tố trong không khí, nước hay chế độ ăn hằng ngày là nguyên nhân gây ra sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các phân tử và tế bào của cơ thể. Những thay đổi này sẽ lần lượt khiến cơ thể suy yếu và lão hóa nhanh hơn.

    [​IMG]

    Không một ai biết chính xác cơ chế của sự lão hóa. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được các đặc điểm khác nhau, từ di truyền cho tới các hoạt động luân phiên tái tạo của tế bào.

    Cơ chế quá trình nhân đôi của DNA:

    Trong những năm vừa qua, cơ thể chúng ta luôn tiếp nhận những tổn thương trong di truyền từ các mã DNA riêng biệt của mỗi người. Điều này diễn ra một cách tự nhiên khi các DNA nhân đôi mà không có sự phân chia của tế bào. Các bào quan hay còn được gọi là Mitochondria, sẽ rất hay bị những tổn thương này. Các bào quan sẽ sản xuất ra các phân tử mang năng lượng (adenozin triphotphat – ATP). Đó là nguồn năng lượng chính cho các quá trình di chuyển, thêm nữa, các bào quan cũng sẽ điều tiết các hoạt động khác nhau của tế bào và đóng vai trò quan trọng trong quá trình của tế bào chết. Khi chức năng của các bào quan suy yếu thì các tế bào, toàn bộ sinh vật cũng sẽ xấu đi.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Liệu có thể ngăn chặn lão hóa?

    Những thay đổi khác cũng diễn ra trong các mã gen hay vắn tắt hơn là sự thay đổi của biểu sinh cũng có ảnh hưởng đến các tổ chức tế bào trong cơ thể. Ví dụ như khi sinh ra, các chi tiết trên cơ thể sẽ không được biểu hiện rõ cho đến chúng ta lớn lên và phát triển. Và sau khi già đi, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh thoái hóa như Alzheimer, một bệnh thúc đẩy quá trình lão hóa. Thậm chí nếu chúng ta có giảm bớt các tổn thương từ việc biến đổi gen thì cũng không thể khiến các tế bào lão hóa chậm hơn.

    Cơ chế tự thực của tế bào:

    Ngoài ra, trong quá trình tái tạo tế bào, nhiều tế bào cũ sẽ chết đi theo thời gian và thay thế bằng các tế bào mới. Các DNA trong tế bào sẽ được gắn với nhau bằng các nhiễm sắc thể (chromosome). Mỗi DNA sẽ có hai vùng bảo vệ tại bốn đầu của nó, phần đó được gọi là telomere, các telomere sẽ ngắn dần sau mỗi lần phân chia tế bào. Khi độ dài của telomere đạt đến tối thiểu, các tế bào sẽ ngừng nhân đôi và chết, đồng thời làm chậm khả năng tái tạo của cơ thể.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khi già đi, các phản ứng của cơ thể dần xuất hiện như tạm ngừng quá trình phát triển tế bào và rút ngắn quá trình phân chia tế bào. Lão hóa cũng ảnh hưởng đến các tế bào gốc cư trú trong các mô và còn có đặc tính phân chia không giới hạn để bổ sung cho các tế bào khác. Các tế bào gốc cũng sẽ giảm dần về số lượng và có xu hướng mất đi khả năng tái tạo. Điều đó ảnh hưởng đến việc tái tạo mô cũng như duy trì chức năng vốn có của cơ thể.

    [​IMG]

    Càng lớn tuổi, cơ thể sẽ không còn khả năng kiểm soát được chất lượng của protein, thậm chí còn tích tụ các thương tổn và chất độc hại đang tiềm ẩn. Khi đó, các hoạt động trao đổi chất diễn ra quá mức dẫn đến tương tác của các tế bào chậm hơn, cuối cùng là phá huỷ các chức năng hoạt động của cơ thể.

    Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về sự lão hóa. Suy cho cùng, để có một tuổi thọ dài hơn, chúng ta đều biết nó sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn, tập thể thao, các loại dược phẩm..

    Liệu nền khoa học kỹ thuật trong tương lai sẽ có những thứ như nanabot (rô bốt có kích thước gần nanomet) để sửa chữa tế bào hay gen nhân tạo hay không? Và liệu bạn có muốn sống lâu hơn không?

    Source: TED-Ed

    Translator: Thạch Mai Phương
     
    Jancyha, mitus410, chiqudoll22 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...