-Ở mỗi cá nhân con người chúng ta ai cũng đã từng trải qua cảm giác chán nản khi cuộc sống mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa không có mục đích. Mệt mỏi lười biếng là những gì mà cảm giác nhàm chán đem lại. Nó là một trạng thái tiêu cực cần được khắc phục chính vì thế chúng ta sẽ đi tìm hiểu thật rõ ràng khái niệm của nhàm chán. Nhàm chán là gì? Khái niệm: Nhàm chán hay chán nản là một loại cảm xúc tiêu cực, một trạng thái tâm lí xấu và xảy ra khi một người cảm thấy kém thích nghi với hoàn cảnh, ví dụ như Không có công việc, hoạt động gì để làm. Phải miễn cưỡng làm lặp đi lặp lại công việc, hoạt động không mong muốn. Phải miễn cưỡng chứng kiến lặp đi lặp lại công việc, hoạt động không mong muốn. Cảm thấy thiếu động lực, mục đích sống, chưa tìm được ý nghĩa cuộc sống. Ngoài ra còn có thể do sức khỏe kém, cơ thể mệt mỏi. - Sự chán nản là một trạng thái tĩnh, nó không biểu hiện bởi những cơn la hét, đập phá.. ngược lại, nó thể hiện qua mức độ kích thích tình cảm của một người, từ lười biếng, bồn chồn, cáu kỉnh. Và đương nhiên, đi kèm theo đó là những cảm xúc tiêu cực. Chính vì thếnhà tâm lý học Thomas Goetz cùng các đồng nghiệp tại ĐH Konstanz (Đức) đã tìm ra 4 loại cảm giác chán nản chính: Những loại cảm giác chán nản. 1. Loại thứ nhất là chán nản vô tư. Nó có nghĩa là bao quanh bạn là sự buồn chán, cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát ở thế cân bằng. Hay nói đơn giản, bạn không quan tâm đến thế giới và muốn thu lại trong chiếc vỏ ốc của mình. 2. Loại thứ 2 là chán nản được định mức. Lúc này, cảm xúc đã được kích thích nhiều hơn và có xu hướng hơi tiêu cực. Người trong trạng thái này muốn làm cái gì đó nhưng lại không biết mình phải làm gì. Hay nói đơn giản, họ đang mơ hồ, "buồn nhưng không hiểu vì sao buồn". 3. Loại thứ 3 là đi tìm sự chán nản. Người trong trạng thái này luôn bồn chồn, thích làm theo cảm xúc và luôn có những suy nghĩ tiêu cực. 4. Loại chán nản thứ 4 khiến chúng ta có những phản ứng tiêu cực nhất. Người ở trong trạng thái này luôn bất mãn, không hài lòng, thậm chí giận dữ, hung hăng với mọi người xung quanh. Để kiểm chứng chính xác nhất, các nhà khoa học đã trang bị cho 63 sinh viên đại học và 80 học sinh trung học ở Đức chiếc máy kỹ thuật số cá nhân cầm tay (PDA). Những chiếc máy này được lập trình để kêu ngẫu nhiên 6 lần/ngày, khiến người tham gia phải trả lời một loạt câu hỏi họ cảm thấy ra sao vào thời điểm đó. Nếu nhận được câu trả lời là buồn chán, những người tham gia tiếp tục được phỏng vấn về tâm trạng hiện tại khi trải qua nỗi buồn đó. 5. Thật bất ngờ khi các chuyên gia đã phát hiện ra loại chán nản thứ 5 mang tên "chán nản thờ ơ". Họ thấy rằng, những người trải qua sự chán nản thờ ơ này cũng có cảm xúc tiêu cực nhưng không gây ra phản ứng mạnh như hung hăng, cáu kỉnh với người xung quanh. Những người này thường không quan tâm đến mọi việc xung quanh, không thể hiện cảm xúc rõ ràng ở từng vấn đề, với họ, cứ "lập lờ", vô tâm với mọi việc, dễ dẫn đến trầm cảm. Qua nghiên cứu trên, các chuyên gia nhận định, sự chán nản có thể nghe như vô hại nhưng đừng đánh giá thấp sức phá hoại của nó. Cố gắng nhìn thẳng vào vấn đề, bạn mới có thể tránh được cạm bẫy chết người này. Tác động Sự chán nản gây ra những hậu quả phức tạp, khó lường như Đối với bên ngoài: Theo tâm lí học người chán nản cảm thấy sự thiếu quan tâm sâu sắc về những gì đang xảy ra xung quanh họ, và rất khó để giữ tập trung. Từ đó làm giảm năng suất học tập, lao động dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Đối với bên trong, bản thân: Mức độ nặng có thể dẫn đến chứng bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm, tự kỷ, chán đời, thất vọng về bản thân hoặc thậm chí là tự tử (dù con số còn khiêm tốn) Giải pháp Trước mắt tạm thời Để ngăn chặn sự nhàm chán, hầu hết mọi người Làm công việc, hoạt động nào đó khác lạ (so với hoạt động thường ngày, thói quen) để làm mới tâm trạng, giải tỏa sự chán nản. Làm công việc, hoạt động nào đó yêu thích, đam mê để tạo sự hứng khởi. Đi tìm ý nghĩa, mục đích sống. Tập thể dục, chơi thể thao, vận động ngoài trời (đạp xe, chạy bộ, đi bơi, khiêu vũ), làm việc nhà để tăng cường sức khỏe, đầu óc minh mẫn. Triệt để lâu dài Phân tích nguyên nhân gây ra sự kém thích nghi với hoàn cảnh. Đưa ra giải pháp cụ thể, chi tiết để giải quyết các nguyên nhân. Lập kế hoạch, nghiêm túc và quyết tâm thực hiện từng bước các giải pháp trên. tùy chán nản là hiện tượng tiêu cực nhưng nó lại có ý nghĩa rất, rất lớn đối với cuộc sống. Chỉ có con người có ý thức mới cảm thấy chán. Chán là một tính chất nhạy cảm. Cây cối không chán, con vật hay bất cứ vật vô chi vô giác nào cũng đều không cảm thấy chán vì chúng không đủ nhạy cảm. Chỉ những người có cuộc sống động vật hay thực vật thì mới ít bị chán. Họ sống ở mức tối thiểu. Họ sống chỉ với mức tâm thức cần cho cuộc sống thường lệ hàng ngày. Đối lập với tính chất tiêu cực của nó thì không thể phủ nhận rằng nhàm chán cũng có mặt tích cực. Nghe thì có vẻ vô lí nhưng điều đó là có thật vì bất cứ điều gì cũng có hai mặt, thếnên mình sẽ cho các bạn hiểu thêm những ý nghĩa tích cực của nhàm chán. 1. NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO Các nhà khoa học tin rằng, việc buồn chán có thể kích hoạt những ý tưởng đột phá của chúng ta. Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học người Anh Sandi Mann, một nhóm người được yêu cầu thực hiện nhiều nhiệm vụ tẻ nhạt khác nhau. Sau đó, họ sẽ sử dụng tư duy của mình để sáng tạo bất cứ điều gì họ muốn. Điều bất ngờ là những người phải làm các công việc nhàm chán nhất đều đưa ra những sáng kiến thú vị và hữu ích nhất. Theo tiến sĩ Sandi Mann, sự nhàm chán giúp chúng ta hướng vào bên trong để suy ngẫm và tư duy. Nó khiến cho tâm trí của chúng ta "đi lang thang" và đầu óc sẽ trở nên mơ mộng hơn. Khi không còn sự kích thích bên ngoài, não bộ của chúng ta sẽ trở nên tự do. Trí tưởng tượng và sự sáng tạo từ đó cũng được phát huy. Chúng ta sẽ có khả năng suy nghĩ đa chiều và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 2. ĐỊNH HÌNH VÀ THEO ĐUỔI MỤC TIÊU Giáo sư triết họcAndreas Elpidorou đã chỉ ra rằng: "Sự nhàm chán hoạt động tương tự như một" chiếc máy "giúp điều tiết, cân bằng lại những cảm xúc và mong muốn của chúng ta. Nếu thiếu đi sự nhàm chán, con người sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái tiêu cực, không thỏa mãn về thực tại, đồng thời bỏ lỡ nhiều trải nghiệm hữu ích về mặt cảm xúc, nhận thức và xã hội. Sự nhàm chán cũng là một tín hiệu cảnh báo rằng chúng ta đang không làm những điều mà mình muốn, từ đó thôi thúc chúng ta thay đổi mục tiêu và đi theo tiếng gọi của đam mê". Khi chán nản, tâm trí con người sẽ trở nên mông lung, chúng ta sẽ không để ý đến những gì xảy ra trong hiện tại mà thường tập trung về tương lai. Các nhà nghiên cứu ở châu Âu và châu Mỹ đã chứng minh rằng mơ mộng khiến con người lên kế hoạch và dự đoán các mục tiêu trong tương lai thường xuyên hơn. 3. TĂNG NĂNG SUẤT LÀM VIỆC Các nhà khoa học tại Đại học Bar-Ilan (Israel) gần đây đã phát hiện ra rằng mộng mơ cũng có tác động tích cực đến hiệu suất công việc. Bằng cách kích thích vùng não chịu trách nhiệm cho cơ chế "kiểm soát suy nghĩ" – hoạt động "giải phóng suy nghĩ", sự chán chường giúp giải tỏa căng thẳng và khai mở tâm trí. Mộng mơ trong khi đang chán nản không những không ảnh hưởng đến kết quả mà còn giúp chúng ta thành công hơn trong tương lai. 4. NHÀM CHÁN GIÚP CHÚNG TA TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT HƠN Những nghiên cứu của các nhà khoa học ở Ireland đã chứng minh rằng sự nhàm chán khiến con người cảm thấy cuộc sống thật vô vị và tẻ nhạt. Cảm nhận này kích thích chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời và lý do cho sự tồn tại của bản thân. Khi đó, con người thường có xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội như thiện nguyện hay hiến máu để có thể mang lại giá trị cho cộng đồng. Ngoài ra, người ta cũng trở nên vị tha hơn khi đối mặt với những cảm giác chán nản. 5. NHÀM CHÁN KHIẾN CHÚNG TA HẠNH PHÚC HƠN Bàn về tầm quan trọng của cảm giác chán nản, triết gia Bertrand Russell hơn 90 năm trước đã nhận định: "Một cuộc sống quá nhiều sự hào hứng sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, chúng ta sẽ luôn phải tìm kiếm" thức ăn "cho những cảm xúc mãnh liệt – thứ mà chúng ta luôn lầm tưởng là hạnh phúc đích thực". Ông cho rằng sự phấn khích cũng cần phải có "chừng mực", ít quá sẽ không đủ động lực, nhiều quá thì năng lượng sẽ bị cạn kiệt. Do đó, đôi khi sự chán chường là rất cần thiết, bởi có trải qua những giây phút "tăm tối", ta mới thêm yêu và trân trọng "ánh sáng" của niềm vui. 6. NHÀM CHÁN THÚC ĐẨY CHÚNG TA TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ Nếu không có sự nhàm chán, con người sẽ không còn thích phiêu lưu. Những chân trời mới làm cho hiểu biết của ta thêm rộng mở, tô điểm thêm cho cuộc sống của chúng ta. Tìm kiếm sự mới lạ đồng nghĩa với khao khát cho một hành trình đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng tràn ngập niềm hy vọng và sự háo hức. Những thành tựu lớn trong lịch sử cũng thường được tạo ra từ sự nhàm chán, khi con người không chấp nhận thực tại và muốn vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. kết luận : Cuối cùng thì bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó. Nếu chúng ta biết cách tận dụng và điều hòa hai tính chất đó một cách khôn ngoan thì bất cứ việc gì cũng có thể hoàn thành. Nhàm chán cũng thế nó cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về cuộc sống hàng ngày cứ lặp lại và nhất định phải có sự thay đổi và sáng tạo để mỗi ngày khi thức dậy đều có ý nghĩa. Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hoặc thắc mắc điều gì thì các bạn có thể góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.