Vì sao chó thích gặm xương? Chó thích gặm xương là do yếu tố di truyền. Đặc tính này có ở loài chó và vẫn được lưu giữ sau hàng triệu năm tiến hóa. Thời cổ đại, tổ tiên chó ngày nay là những con thú săn mồi, với khẩu phần ăn chủ yếu là thịt các loài động vật hoang dã. Quá trình chọn lọc tự nhiên giữ lại những con chó có bộ hàm khỏe với khả năng săn mồi tốt hơn. Theo các nhà khoa học Tiến sĩ Joao Munoz-Doran từ Đại học Quốc gia Colombia, Mỹ, cho biết, việc nghiên cứu các đặc tính của hơn 300 loài chó giúp ông và các đồng nghiệp tạo ra được gia phả loài chó. Yếu tố được dùng để phân loại chính là chế độ ăn của từng loài. Ông khẳng định: "Có 3 loại chó là chó ăn thịt, hypercarnivores và chó ăn tạp". Tổ tiên của loài chó ngày nay được phân vào lớp hypercarnivores với 70% khẩu phần ăn hàng ngày là thịt. Phân tích kết cấu hộp so cho thấy, những con chó này nay có cơ hàm khỏe và răng nanh lớn hơn chó cổ đại săn mồi theo bầy đàn thời xưa. 8 triệu năm trước, Trái đất có nhiều bình nguyên rộng lớn, thuận lợi cho sự phát triển của những loài động vật ăn cỏ. Điều kiện tự nhiên tốt giúp kích cỡ những con vật ăn cỏ lớn hơn, buộc loài chó phải săn bắt theo đàn để hạ gục con mồi. Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp những con có có xương hàm khỏe, răng nanh lớn hơn có ưu thế trong quá trình đi săn. Trong suốt quá trình tiến hóa, loài chó buộc phải gặm xương để tăng cường sự chắc khỏe cho bộ hàm và tận dụng nốt những chất dinh dưỡng bên trong xương. Trải qua hàng triệu năm, việc gặm xương trở thành một trong những đặc tích di truyền của loài chó. Những con chó hoang dã thừa hưởng đặc tính này tồn tại tốt hơn trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Tất cả loài chó đã thuần hóa ngày nay đều là hậu duệ của loài sói xám, vì thế chúng sở hữu đặc tính của loài chuyên ăn thịt và rất thích thú với việc gặm xương. Ngày nay, người ta luyện cơ hàm cho chó để tham gia thi đấu (chọi chó, chủ yếu là Pitbull - loài người đúng là loài độc ác nhất thế giới) bằng cách treo một sợi dây cao su lên trần nhà, bắt con chó nhảy lên táp và cứ thế treo lơ lửng. Tiếp đến phải xé dừa khô, cắn cây chuối, cắn lốp oto.. Riêng với chó Pitbull những kỹ năng này không cần phải dạy vì nó là bản năng của Pitbull. Hễ có gì treo lơ lửng đung đưa là đớp luôn. Chỉ có lốp ô tô mới chịu nổi những cú cắn kinh hoàng của giống này. Người huấn luyện chó cho biết, một con pitbull trưởng thành nó có thể nhảy lên độ cao hơn 2m và cắn chặt giữ người lơ lửng trên không 30 phút không hề hấn gì. Vì sao chó thích tha giấu - chôn xương? Bạn có thể tìm thấy những chiếc xương mà nó tìm thấy trong góc tủ quần áo, dưới một cái gối trên ghế sô-pha hoặc một nơi nào đó. Tại sao chó lại làm như vậy? Đó là bản năng sinh tồn mà tổ tiên loài chó đã học được khi phải chống chọi với những ngày khan hiếm thức ăn. Tìm hiểu để có phương pháp huấn luyện chó phù hợp nhé! Tồn tại trong tự nhiên Trước khi loài chó được thuần hóa trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng là những động vật hoang dã săn mồi kiểu bầy đàn theo cách thức tương tự như chó sói hiện nay. Lợi thế của việc săn mồi theo bầy đàn là chúng có thể chia ra nhiều hướng khắc nhau để tìm con mồi, và khi dồn được con mồi, chúng vẫn hạ gục được những con thú lớn hơn rất nhiều. Vấn đề là khi hạ gục được một con trâu, một con nai sừng tấm hoặc một con thú lớn hơn, dù đàn chó có lớn cũng không thể tiêu thụ hết toàn bộ con mồi. Và chúng cũng không muốn chia sẻ "thành quả lao động" của mình với bọn kền kền. Tích trữ thức ăn dư thừa Khi có quá nhiều thức ăn, hoặc là kể cả khi đàn chó đã ăn thịt con mồi cho tới lúc trơ xương, những con chó hoang dã đã tiến hóa đủ để biết chúng phải tiết kiệm thức ăn dư thừa cho nhứng lúc khan hiếm thức ăn. Nhưng một con chó phải tìm nơi nào để giấu thức ăn của mình an toàn trước những loài động vật ăn xác thối hoặc là những thành viên khác trong bầy đàn? Tại sao lại chôn xương? Móng vuốt và bàn chân của loài chó thích hợp với việc đào bới, và qua hàng ngàn năm chúng học được cách chôn xương con mồi sẽ làm giảm nguy cơ những con vật khác lấy đi thức ăn của chúng. Mặc dù xương không có giá trị dinh dưỡng cao, phần thịt còn sót lại và tủy bên trong xương khi những con chó gặm vẫn đủ để duy trì trong thời kì khó khăn. Việc chôn xương không chỉ ngăn chặn những con vật khác tìm thấy mà còn che đậy được mùi của chúng, làm giảm khả năng bị hỏng dưới tác dụng của không khí và ánh sáng mặt trời. Duy trì đặc tính di truyền Những chú chó thuần hóa hiện đại, khi chúng được cho ăn đầy đủ, rất ít khả năng quay lại với những hành vi của tổ tiên, và tích trữ thức ăn. Tuy nhiên một số giống chó lại hay giấu thức ăn hơn những giống khác. Nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều hoặc giờ ăn không đồng nhất, chó của bạn sẽ lên kế hoạch cho tương lai và giấu một ít thức ăn phòng khi anh chàng đói bụng hoặc tô thức ăn cạn kiệt. Thỉnh thoảng, chó giấu thức ăn hay xương và chẳng bao giờ đi tìm lại chúng, chỉ là do hành vi chuẩn bị thức ăn cho thời kì khó khăn vẫn còn tồn tại, dù cho chẳng có lúc nào như vậy. Kể cả những chiếc xương nhựa và những món đồ chơi khác cũng có thể kích thích hành vi này. Một vài con chó cũng cất giữ những nguyên vật liệu làm chỗ ngủ, nên chúng thỉnh thoảng ăn trộm vài món quần áo hoặc là khăn để trải chỗ ngủ của mình. Vậy là giờ đây bạn đã hiểu thêm 1 nét tính cách của chó để có thể huấn luyện chó dễ dàng rồi!