Tại sao chó giấu đồ ăn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 27 Tháng mười hai 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Tại sao chó giấu đồ ăn?


    Chào mấy sen! Lại là Ngáy và Series "Gâu đần và đồng bọn" đây!

    Lũ này không kém bọn Quàng thượng trong Series "Quàng thượng và dòng họ nhà nó" bao nhiêu hết! Đủ trò điên khùng! Nhưng được cái bọn nó làm có mục đích, đỡ hơn mấy hành động không tự chủ của bọn mèo --- gọi sao ta --- thậm chí nhiều khi Quàng thượng cũng không ý thức được nó đang làm gì nữa á!

    Thôi quay lại với Ngáo đi! Chiếc video đã đủ giải trí chưa?


    Nhai xương là một thú tiêu khiển rất được loài chó yêu thích. Không chỉ vậy, một khi quá yêu thích khúc xương nào đó, loài động vật này thậm chí còn chôn nó đi.

    [​IMG]

    Nếu như bạn hay cho chó nhà mình ăn xương. Ắt hẳn bạn đã không ít lần phát hiện ra các cục xương ấy đang được giấu kín ở dưới gầm giường, dưới thảm, dưới góc tủ và thậm chí còn đào hố và chôn ở vườn. Nghe có vẻ khá bẩn nhỉ, may mắn thay, chó nhà tui chỉ tha Kotex với Diana về giấu thôi---: ') Nói mà đau lòng---

    Teoti Anderson - nhà huấn luyện chó chuyên nghiệp trả lời trên Live Science cho biết: 'Lý do một con chó chôn thứ gì đó là vì nó muốn để dành cho sau này. Khi không thể biết thời điểm nào mới tìm thấy bữa ăn tiếp theo của mình thì việc giấu thức ăn thừa đi sẽ là rất hợp lý'.

    Hành động chôn xương của chó là một loại 'Tập tính tích trữ' (food caching), tức là để dành nguồn cung cấp thức ăn với mục đích là sau này lấy lại. Đây là hành vi phổ biến ở nhiều loài chim, động vật có vú và thậm chí là cả chó sói xám (tổ tiên của chó nhà ngày nay). Nói cách khác, những chú chó ngày nay thừa hưởng 'tập tính lưu trữ' từ tổ tiên của chúng.


    [​IMG]

    Trước đây loài chó là loài động vật hoang dã sống trong tự nhiên. Bản năng săn mồi của chúng khá giống với loài chó sói, chúng thường đi săn theo đàn.

    Chúng sẽ tổ chức bao vây con mồi và dồn con mồi của mình. Lúc này các con chó sẽ chia ra các hướng để phong tỏa xung quanh. Chính vì sức mạnh của sự đoàn kết mà chúng có thể hạn gục được rất nhiều các con thú lớn. Thảo nào người ta cứ kêu dữ như chó!

    Vấn đề ở đây là khi chúng hạ gục được các loài thú lớn kìa! Ví dụ như một con nai, một con trâu hoặc một loài thú nào đó có kích thước vượt trội hơn chúng rất nhiều. Dù đàn chó có đông, nhưng cũng không thể ăn hết con thú lớn đó trong cùng một lúc. Lúc ăn thì giành cho lắm, hồi lấy được rồi thì bỏ thừa bỏ mứa---

    Chúng cũng không muốn chia sẻ thức ăn của mình với các loài động vật khác. Ích kỷ ghê ôn! Chính vì vậy mà hình thành thói quen chôn dấu.


    Tích trữ thức ăn:

    Trong những giai đoạn mà loài chó kiếm được rất nhiều thức ăn hoặc khi ăn con mồi đến khi chỉ còn bộ xương. Chúng đã có sự tiến hóa để biết mình cần phải tích trữ thức ăn dư thừa để phòng tránh những lúc thức ăn khan hiếm. Nên chúng bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh và lúc nào cần ăn thì lấy ra hâm lại--- À không phải.

    Chúng sẽ cố gắng tìm nơi cất giấu thức ăn trước khi có loài động vật to lớn nào khác đến tranh thức ăn hoặc các loài động vật ăn xác thối đến để được chia phần.

    Nhưng cũng có thể, sự che dấu này nhằm tránh sự phát hiện của các thành viên khác trong đàn: >. Miếng ăn là miếng tồi tàn mà.

    Theo một nghiên cứu được công bố năm 1976 trên tạp chí Ethology, chó sói xám có kỹ năng săn mồi tuyệt hảo và có xu hướng ở trong một khu vực nào đó đủ lâu để tiêu thụ hết những con mồi mà nó săn được. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng sẽ mang chôn những phần thừa của con mồi nếu không ăn hết. Chó sói và các loài ăn thịt khác được gọi là những 'kẻ tích trữ phân tán'. Có nghĩa là chúng cất giữ thức ăn thừa của mình ở những nơi ẩn náu và trên một khu vực khá rộng lớn. Nghiên cứu kể trên cũng chỉ ra rằng ngay cả những con chó sói con cũng có tập tính tích trữ và sẽ mang giấu đồ tích trữ của mình để những người anh chị em không phát hiện ra được.

    Hầu hết các loài chó hiện nay không cần phải tích trữ thức ăn vì chúng đã có con người cung cấp thực phẩm. Con nào cũng núc ních gấp đôi gấp 3 chủ nó thì cần thì tích trữ nữa. Bao nhiêu đồ ăn chúng nó trữ hết trong bụng rồi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là loài động vật này không còn ham muốn tự nhiên mang đồ đi tích trữ.

    Đôi khi, bản năng mang đồ ăn đi chôn của loài chó không liên quan gì đến việc tích trữ. Theo nhà hành vi học về loài chó Cesar Millan, chôn đồ ăn có thể là cách loài chó trân trọng những thứ thực phẩm này. Ngoài ra, nó cũng là cách để giúp loài chó bớt căng thẳng, lo lắng hoặc là cách để những con chó đang buồn chán bắt đầu chơi đùa với chủ của chúng.

    Ở một khía cạnh khác, một số giống chó, chẳng hạn như chó sục, chỉ đơn giản là thích đào bới và nó chôn xương chẳng có lý do cụ thể nào. Anderson nói: 'Những con chó được nuôi dưỡng đặc biệt để săn hoặc đuổi sinh vật nào đó vào ổ thì thường thích chôn vùi đồ chơi, xương, đồ ăn vặt'.


    Sau khi đã 'mồ yên mả đẹp' thì những thứ được Boss chôn liệu còn được đào lên?

    [​IMG]

    Không có định mức thời gian cụ thể về việc một con chó sau khi chôn xương bao lâu sẽ đào nó lên. Anderson nói: 'Một chú chó khi tích trữ đồ ăn sẽ ghé thăm lại thứ này vào bất kỳ lúc nào, tùy vào tâm trạng. Một số con chó sẽ cất giữ đồ ăn và sau đó để đấy trong 1 tuần mới đào lên. Một số chú chó khác thì tỏ ra thiếu quyết đoán, di chuyển đồ ăn vài chục lần rồi mới chôn xuống. Có những chú chó thì chôn miếng xương xuống rồi quên nó hoàn toàn luôn'.

    Nếu một chú chó không chịu đào xương lên sau khi đã chôn xuống, thì đó không phải là do nó không tìm được vị trí chôn đồ ăn của mình. Nguyên nhân có thể là do nó không thích thứ này nữa. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Applied Animal Behavior Science thì loài chó có khứu giác cực kỳ nhạy bén, mạnh gấp từ 10.000 đến 100.000 lần so với con người. Vì vậy, việc ghi nhớ nơi chôn đồ ăn không phải là vấn đề với chúng.
     
    SóiAdmin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...