Đặt ra các giới hạn cho trẻ có nghĩa là đưa ra các hướng dẫn cho hành vi của trẻ thậm khi ngay cả khi đó không phải là nguyên tắc trong gia đình. Khi bạn không thể đặt ra một nguyên tắc cho mọi tình huống, thì các giới hạn sẽ là một hướng dẫn cho một tình huống cụ thể. Mặc dù bạn có thể không có nguyên tắc chính thống về việc "Không gõ thìa khi ngồi vào bàn ăn" thì bạn cũng có thể nói với con rằng "Con đừng gõ thìa nữa" nếu như trẻ nói leo trong bữa tối. Đôi khi, cha mẹ khó khăn với việc đặt ra các giới hạn cho trẻ. Cảm giác tội lỗi và không muốn làm con giận sẽ ảnh hưởng tới kỷ luật của bạn. Tuy nhiên, các giới hạn sẽ tốt cho trẻ. Bên cạnh việc củng cố 6 kỹ năng sống mà kỷ luật của bạn có thể dạy trẻ, thì đặt ra các giới hạn cũng là một phần quan trọng trong quá trình làm cha mẹ. 1. Đặt ra các giới hạn dạy trẻ tính tự giác Đặt ra các giới hạn là cách tốt để dạy trẻ các kỹ năng tự giác. Khi bạn nói: "Con dừng chơi game và làm bài tập về nhà nhé", bạn có thể dạy trẻ tính tự giác. Chỉ cho con thấy rằng cuộc sống không phải luôn luôn thú vị, điều đó sẽ dạy trẻ có tinh thần trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng là để trẻ làm bài tập về nhà, làm việc nhà hay có những hành vi tốt khác mà không cần nhắc nhở. Đặt ra các giới hạn và các nguyên tắc nhất quán sẽ giúp trẻ học cách trở nên tự giác hơn. 2. Đặt ra các giới hạn giúp trẻ an toàn Các giới hạn giúp trẻ hiểu về sự an toàn. Mặc dù trẻ chơi ngoài sân có vẻ như an toàn, những trẻ cần có các giới hạn về việc trẻ được phép làm gì và nơi nào trẻ sẽ được tới khi chơi ở ngoài một mình. Các giới hạn cũng cần thiết để giúp trẻ an toàn khi trẻ sử dụng internet và khi trẻ độc lập tham gia các hoạt động. Các giới hạn của bạn cũng cần thay đổi theo mức độ trưởng thành của con bạn. Bạn cho trẻ có cơ hội thể hiện cho bạn thấy rằng trẻ có trách nhiệm với những giới hạn mà bạn đặt ra. Nếu trẻ có thể thực hiện tốt các giới hạn đó, trẻ có thể đã sẵn sàng để có nhiều trách nhiệm hơn. Bản hợp đồng quản lý hành vi cũng có thể là cách tốt để trẻ chỉ cho bạn thấy khi nào thì sẽ đã sẵn sàng cần ít giới hạn hơn. 3. Đặt ra các giới hạn giúp trẻ sống lành mạnh Một cách tự nhiên, hầu hết trẻ đều bốc đồng và muốn thỏa mãn sở thích ngay lập tức. Bởi vậy, trẻ cần người lớn dạy cho trẻ lối sống lành mạnh. Các giới hạn cần đặt ra trong những các thói quen ăn uống của trẻ. Nếu không có giới hạn, nhiều trẻ sẽ ăn uống các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe suốt cả ngày. Đặt ra các giới hạn có nghĩa là nói: "Không, con không thể ăn cái kẹo thứ ba này" hay "Con cần ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe này trước". 4. Đặt ra các giới hạn giúp trẻ đương đầu với các cảm xúc không thoải mái Đôi khi, cha mẹ ghét việc đặt ra các giới hạn bởi vì họ không muốn làm trẻ buồn hay tức điên lên. Thật không may, giải quyết những cảm xúc khó chịu lại là một phần của cuộc sống. Ngăn cản trẻ có trải nghiệm với những cảm xúc thông thường đó có thể có hại cho trẻ về lâu dài. Chỉ bởi vì con bạn buồn nếu trẻ không thể ăn chiếc bánh thứ ba không có nghĩa là bạn nhượng bộ trẻ. Thay vì vậy, điều đó cho bạn cơ hội dạy trẻ về cảm xúc và giúp trẻ tìm ra những cách lành mạnh để giải quyết các cảm xúc đó. Đây là một kỹ năng tuyệt vời sẽ đảm bảo cho trẻ có các kỹ năng cần thiết để trở thành người có tinh thần trách nhiệm. 5. Đặt ra các giới hạn chỉ cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm tới trẻ Mặc dù tôi không biết quá nhiều trẻ nói rằng thích thú với các nguyên tắc, nhưng việc đặt ra các giới hạn chỉ cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm tới trẻ. Khi trẻ không có bất kỳ nguyên tắc nào, điều đó có thể khiến trẻ lo lắng. Mặc dù, thực tế là trẻ thường có thể hành động khó chịu nếu như trẻ muốn làm ông chủ, nhưng trẻ không thực sự muốn chịu trách nhiệm. Thay vì vậy, trẻ muốn biết rằng bạn đang chịu trách nhiệm và bạn có đủ khả năng để giúp trẻ thực hiện các giới hạn. Thông thường, trẻ sẽ thử nghiệm các giới hạn chỉ để xem cách phản ứng của người lớn. Trẻ đánh em mình cũng chỉ để đảm bảo rằng người lớn sẽ can thiệp, trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi trẻ hiểu rằng hành vi của trẻ sẽ có hậu quả kèm theo. Chỉ cho con bạn thấy những hậu quả kèm theo nếu trẻ phá vỡ nguyên tắc, chỉ cho con thấy rằng bạn đã sẵn sàng để mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. Đặt ra các giới hạn cũng giúp trẻ hiểu rằng bạn yêu trẻ. Bạn có thể nói với một đứa trẻ tuổi teen rằng "Mẹ quan tâm tới con và đó là lý do tại sao mẹ có giờ giới nghiêm cho con", điều đó có thể làm con bạn khó chịu. Tuy nhiên, bạn đang cho con thấy rằng bạn sẵn sàng đầu tư năng lượng của bạn cho cuộc sống của con và có sức chịu đựng khi bị nói "Bố mẹ thật là khó chịu!" Nguồn: Verywell