Tại sao bướm trưởng thành không phá hoại mùa màng?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 14 Tháng ba 2023.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    151
    Tại sao bướm trưởng thành không phá hoại mùa màng?

    [​IMG]

    [​IMG]

    Câu hỏi chính của ngày hôm nay sẽ là"Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm nhưng bướm trưởng thành không phá hoại mùa màng?"

    Sâu bướm phá hoại mùa màng do sâu bướm thiếu enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp vì vậy sâu bướm cần ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tức là lấy số lượng bù cho chất lượng, nó ăn 10 thì thải ra hết 9 rồi nên muốn nạp đủ năng lượng thì phải ăn liên tục cho tới lúc hóa kén.

    Sâu bướm trưởng thành(tức là biến thành búm bay đi rồi) không gây hại cho cây cối, mùa màng vì bướm trưởng thành có enzim tiêu hóa sacarozo, và cần năng lượng ít nên bướm chỉ hút mật hoa chứ không cần ăn nhiều lá cây.


    Vòng đời của bướm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bướm trải qua kiểu biến đổi hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

    - Trứng: Bướm bắt đầu cuộc đời trong một quả trứng, trứng thường được bướm mẹ đẻ trên lá.


    [​IMG]

    - Ấu trùng: Ấu trùng (sâu bướm) nở ra từ trứng và ăn lá và hoa (hầu như liên tục). Chúng sẽ lột da nhiều lần để phát triển cơ thể cho đến khi nó sẵn sàng hóa nhộng/tạo kén.

    [​IMG]

    - Tạo kén: Giai đoạn này có vẻ chúng đang nghỉ ngơi trong kén, nhưng thực ra bên trong đang có sự biến đổi cơ thể rất mạnh. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy mấy thứ nhão nhoét bên trong kén có chuyển động giống như nội tạng vậy.

    [​IMG]

    - Trưởng thành: Một con bướm với đôi cánh rộng sặc sỡ chui ra khỏi cái kén. Nó chưa thể bay ngay mà phải phơi mình hàng giờ để cơ thể khô cứng lại và bắt đầu cuộc hành trình của mình. Sau đó thì kiểu: Đi đẻ một bầy ham ăn tục uống rồi chết thôi!

    [​IMG]

    Sau khi trải qua vòng đời gồm 4 giai đoạn, một chú bướm trưởng thành sẽ có cấu tạo gồm 3 phần là đầu, ngực và bụng. Trên tất cả các bộ phận kể trên đều có một lớp lông và vảy đặc trưng. Ngực bướm sẽ được chia làm ba đốt, mỗi đốt sẽ có cấu tạo một cặp chân. Chính bởi vậy bướm sẽ có sáu chân. Tại đốt giữa của ngực bướm là một đôi cánh với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tổng thể thu hút và bắt mắt.

    Tất cả các loại bướm đều sẽ có cấu tạo như thế này. Điểm khác nhau giữa các loại bướm chính là màu sắc trên cành bướm. Sẽ có những loại bướm có màu sắc sặc sỡ, nhưng cũng có những loại bướm chỉ có màu đen, nâu xám hoặc trắng. Loài bướm nào cũng sẽ qua 4 giai đoạn vòng đời và khi trưởng thành, bướm lại tiếp tục giao phối và sinh ra trứng.


    Tốt khoe xấu che, trùm quái dị trong giới "bum búm"

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Hết bài rồi. Lâu rồi không viết ại Series "Gâu đần và đồng bọn", nên bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu: Tại sao chó không ăn được sô-cô-la?

    1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...