Tại sao bị tiểu đường? Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vậy tiểu đường là gì? Có chữa được không? Hãy tìm hiểu trong bài viết này! 1. Tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường hay theo thuật ngữ y học còn được gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể. Hiểu đơn giản, mắc tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu tăng quá cao, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. 2. Có những loại tiểu đường nào? - Bệnh tiểu đường tuýp 1 (type 1): Hệ miễn dịch của cơ thể lúc này tấn công các tế bào tuyến tụy gây sự thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết. Được cho là xảy ra do phản ứng tự miễn khiến cơ thể ngừng sản xuất Insulin. Những người bị tiểu đường tuýp 1 phải dùng Insulin nhân tạo suốt cuộc đời - Bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2): Còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc lượng Insulin, phổ biến nhất, thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Khi bị tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn sẽ trở nên đề kháng với Insulin, tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng Insulin. Vì thế, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn, thay vì di chuyển và các tế bào tạo năng lượng. - Ngoài ra, có một số dạng tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai gây ra các vấn đề cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. - Một số loại tiểu đường khác, ít gặp hơn có thể bị gây ra từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, suy dinh dưỡng. 3. Có những nguyên nhân nào gây ra tiểu đường? Tùy dạng tiểu đường mà có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây ra tiểu đường chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố có liên quan đến tiểu đường như: - Di truyền - Môi trường - Cân nặng - Tuổi tác - Đã có bệnh lý sẵn 4. Tiểu đường có nguy hiểm không? Lượng đường tích tụ trong máu càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu, thì nguy cơ gặp phải những biến chứng ngày càng cao. Một số biến chứng của bệnh bao gồm - Bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ - Tổn thương dây thần kinh - Bệnh thận - Giảm thị lực - Nhiễm trùng chân gây ra các vết loét viêm nhiễm da do vi khuẩn và nấm trầm cảm Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, có thể gặp một số biến chứng, bao gồm - Tiền sản giật - Tiểu đường ở lần mang thai tiếp theo. 5. Làm thế nào có thể hạn chế bị tiểu đường? Tiểu đường ngoài chữa trị bằng thuốc cũng như các phương pháp thì còn có một số cách để hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu như: - Chế độ ăn uống phù hợp, khoa học: Kiểm soát chế độ ăn là một trong những ưu tiên hàng đầu của việc chữa trị tiểu đường không dùng thuốc. Khi khám tại các cơ sở y tế, bạn sẽ được tư vấn về các chế độ ăn phù hợp, ít đường, ít calo, giảm lượng mỡ.. - Tập thể dục thường xuyê n: Đây là một cách dễ áp dụng tốt cho sức khỏe không chỉ của người tiểu đường mà cho cả những người không bệnh. Tập thể dục tốt nhất ở thời gian 1 đến 3 tiếng sau ăn, khi đó lượng đường đã ổn định, cao hơn so với trước ăn. - Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu đường. Nhưng phải áp dụng những chế độ giảm cân khoa học, không sử dụng các loại thuốc giảm cân nhịn ăn, ăn kém dinh dưỡng.. - Sử dụng các cây thuốc trong tự nhiên: Sử dụng các loại cây thuốc Nam cũng là một trong những cách để chữa tiểu đường, điều hòa, ổn định lượng đường trong máu. Những cách trên kết hợp với thuốc theo đơn được khám tại các cơ sở y tế sẽ giúp lượng đường trong máu được ổn định, cân bằng. Kết luận Mức độ nguy hiểm của tiểu đường phụ thuộc vào khả năng tích trữ đường trong máu, và những biến chứng của tiểu đường. Hãy khám sức khỏe thường xuyên, để sớm phát hiện ra và có những phương pháp điều trị kịp thời