Tại sao bị nhức răng?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Tuệ Di, 22 Tháng bảy 2021.

  1. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Tại sao bị nhức răng?

    Đau nhức răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, gây ra những cảm giác đau nhức trong hoặc ngoài răng, khi răng tiếp xúc với nhiệt độ hoặc nhai, cắn

    Vậy làm thế nào để giảm tình trạng nhức răng? Nguyên nhân nào khiến răng bạn bị nhức?

    Tham khảo bài viết dưới đây!

    [​IMG]

    1. Nhức răng là gì?

    Nhức răng là tình trạng đau buốt xảy ra ở bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng.

    Mỗi nguyên nhân nhức răng kèm theo những cảm giác đau răng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình mà có thể gặp khi nhức răng:

    - Đau răng hoặc phần nướu xung quanh răng bị đau

    - Sốt

    - Đau nhức khi dùng đồ ăn nóng hoặc lạnh, hoặc đồ ăn ngọt

    - Đau nhói khi chạm vào răng hoặc cắn răng xuống

    2. Có những nguyên nhân nào khiến răng bị nhức?

    [​IMG]

    Các cơn nhức răng có thể phát sinh do một số nguyên nhân thường gặp dưới đây:

    - Sâu răng: Đây là hiện tượng lớp men răng bị đâm thủng khiến răng bị đau buốt, sâu răng phá hủy lớp men răng làm tình trạng đau buốt rõ ràng hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ

    - Viêm tủy răng: Khi sâu răng diễn ra lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tủy. Tủy răng chữa dây thần kinh nên rất nhạy cảm, khi răng bị viêm tủy các triệu chứng đau buốt từ nhẹ đến nặng tùy vào mức độ nghiêm trọng.

    - Bệnh về nướu: Tình trạng về nướu răng diễn ra rất nguy hiểm, do các diễn biến của bệnh tiến triển rất nhanh, nghiêm trọng còn dẫn đến nhổ răng

    - Áp xe răng: Đây là tình trạng chân răng có mủ, xảy ra khi răng bị chấn thương, sức mẻ, khiến cho men răng bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tủy răng gây nhiễm trùng. Khi chân răng xuất hiện nhiều mủ, tạo một áp lực lớn đèn vào dây thần kinh gây nên những cơn đau dữ dội.

    - Chấn thương răng: Răng của bạn có thể bị suy yếu do áp lực từ việc cắn và nhai, áp lực này đôi khi có thể gây ra những vết nứt trên răng, làm răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh, thức ăn ngọt, chua

    - Mọc răng khôn: Mọc răng khôn diễn ra khi bạn bước vào tuổi 18 đến 20, các răng khôn thường mọc lệch đâm vào nướu, làm các chân răng gây biến chứng sưng đau

    - Viêm xoang: Phần chân răng hàm trên tương đối gần với các hốc xoang, nên khi bạn bị viêm xoang, nhiều khả năng chúng ảnh hưởng đến răng hàm, làm răng nhạy cảm và ê buốt

    Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến nhức răng nhưngít gặp hơn:

    - Nghiến răng: Người có thói quen nghiến răng gây tổn thương cho bộ phận của răng, kích thích vào các dây thần kinh làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn

    - Các quy trình điều trị vấn đề răng: Sau khi bọc, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, có thể dẫn đến những cơn đau phát sinh, Nhưng tình trạng này có thể thuyên giảm nếu sức khỏe răng hồi phục tốt

    - Bề mặt chân răng bị lộ: Khi xương và nướu răng không còn khả năng che phủ chân răng, bộ phận này có thể dễ nhạy cảm với các kích thích hoặc nhiệt độ khoang miệng thay đổi

    3. Làm thế nào để giảm đau răng tại nhà?

    Bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau để giảm cơn đau tại nhà:

    - Dùng thuốc giảm đau (hapacol)

    - Chườm lạnh ở vùng má có răng bị đau

    - Súc miệng bằng nước muối sinh lý

    - Sử dụn trà bạc hà..

    4. Khi nào nên gặp nha sĩ?

    [​IMG]

    Nêu các triệu chứng không giảm, bạn nên gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, khi thuộc một số trường hợp dưới đây:

    - Cường độ đau răng tăng lên và dần nghiêm trọng hơn

    - Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 đến 2 ngày

    - Bị sốt, đau tai

    - Với các bệnh nhiễm trùng răng, không nên chủ quan mà phải ngay lập tức đến gặp các nha sĩ, để được điều trị đúng phương pháp, nhằm ngăn chặn các mầm bệnh lây lan sang bộ phận khắc của khuôn mặt, nghiêm trọng có thể lây lan và máu.

    5. Làm sao để phòng ngừa nhức răng?

    [​IMG]

    Sâu răng thường lạc nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhức răng. Bạn nên tuân thủ các quy tắc vệ sinh răng miệng, thường có:

    - Đánh răng thường xuyên và đúng cách với các loại kem đánh răng chứa fluoride

    - Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn kẹt trong kẽ răng

    - Súc miệng với các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý..

    - Thường xuyên khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, phát hiện kịp thời những vấn đề về răng miệng

    Kết luận

    Nhức răng là tình trạng xảy ra khá thường xuyên với nhiều người, tất cả các nguyên nhân khiến răng bạn bị nhức đều có những biện pháp điều trị hiệu quả. Để tránh tình trạng các cơn nhức răng này càng tồi tệ hơn, hãy đi khám để có thể xác định, phát hiện ra các bất thường trong răng miệng, giúp cho việc ăn uống thoải mái và bảo tồn được hàm răng của mình!
     
    meomeohh, Thùy Minh, pinocchio4 người khác thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...