Tại sao bị chuột rút?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 6 Tháng sáu 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Trong những trận cầu nảy lửa, bỗng nhiên có một cầu thủ bị chuột rút là rất bình thường. Và trong cuộc sống hàng này của chúng ta cũng vậy, có thể chuột rút bất cứ lúc nào ngay cả khi đang ngủ. Vậy tại sao lại bị chuột rút, cách sơ cứu chuột rút như thế nào? Mời các bạn độc giải tìm hiểu dưới đây.

    [​IMG]

    Chuột rút không phải là con chuột kéo chân chúng ta đâu nhé mà là trong quá trình vận động cơ bị co rút đột ngột, ngoài ý muốn đẫn đến những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể cử động được.

    Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ vùng cơ nào trên cơ thể, tuy nhiên xuất hiện chủ yếu ở bắp chân hoặc bàn chân

    1. Nguyên nhân gây co rút cơ

    Do vận đông quá sức

    Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức mà trước đó chưa khởi động kỹ càngsẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút. Việc này xảy ra do các cơ chưa thích ứng kịp với cường độ tập luyện cao. Do vậy, bạn nên khởi động kỹ càng trước khi vận động hay tập luyện để tránh bị chuột rút.

    [​IMG]

    Cơ thể thiếu các chất khoáng cần thiết

    Các khóa-ng chất ở đây có thể là canxi, magiê và kali. Nguyên nhân này thường sảy ra ở phụ nữ mang thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.

    Đứng, ngồi quá lâu

    Khi chúng ta giữ nguyên một tư thế trong một khoảng thời gian dài s, khiến cho cơ bắp của bạn mệt mỏi gây nên tình trạng chuột rút ở bắp chân hoặc bàn chân. Dù là bất kỳ tư thế nào nếu giữ như vậy quá lâu đều làm khiến những bó cơ mỏi và đau nhức nghiêm trọng. Đây là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi.

    Mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng lo lắng

    Khi cơ thể mệt mỏi căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao. Hiện tượng này cũng liên quan tới tình trạng rối loạn chức năng thần kinh và khi kéo dài sẽ gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe.

    [​IMG]

    Tác dụng phụ của thuốc

    Có nhiều loại thuốc có các tác dụng phụ gây rút cơ bắp như: Thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid, levalbuterol, sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), naproxen, pregabalin, raloxifene, albuterol/ipratropium, estrogen liên hợp, teriparatide..

    Dấu hiệu của một số bệnh lý khác

    Nếu thường xuyên bị chuột rút ở chân vào buổi tối thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì nhiều nghiên cứu cho rằng đây chính là dấu hiệu của việc suy giảm tĩnh mạch chân

    Ngoài ra còn các bệnh như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, Suy thận, suy gan, suy giáp, Viêm xương khớp, Tổn thương hay rối loạn thần kinh..

    2. Cách sơ cứu khi bị chuột rút

    Duỗi cơ nhẹ nhàng

    Mát xơ vùng chân và cơ, có thể sử dụng con lăn để xoa bóp chân

    Áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân.

    Tắm nước ấm để thư giãn cơ. Chườm bằng túi hoặc khăn ấm lên vùng bị chuột rút

    Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục. Nếu bạn bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị các nguyên nhân cơ bản có thể giúp giảm các triệu chứng.

    [​IMG]

    3. Cách hạn chế bị chuột rút

    Cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1, 5 đến 2 lít nước.

    Trước khi đi ngủ hãy tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân của bạn. Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện, có thể chỉ đơn giản là động tác vươn duỗi chân

    Nên chú ý đến các khoáng chất được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

    Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ

    [​IMG]

    Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...