Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Chuông Gió, 22 Tháng tư 2021.

  1. Chuông Gió Chuông gió cute nhất hệ thiên hà!

    Bài viết:
    279
    Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

    Chúng ta thường được các bạn nhỏ hỏi đi hỏi lại câu này, hoặc thậm chí là khi còn bé chúng ta vẫn hỏi bố mẹ "Tại sao bầu trời lại có màu xanh mà không phải màu hồng hay tím nhỉ?"

    Lúc đó bạn sẽ nhận câu trả lời như thế nào? - "Vì hiển nhiên nó như thế thôi?" - Hầu hết ai cũng biết trời màu xanh nhưng lại không biết lý do vì sao, bài viết này hy vọng sẽ cung cấp thông tin cho bạn biết rõ hơn, đừng quên nhấn "Thích" để ủng hộ mình nhé!

    [​IMG]

    Lúc đi học, chúng ta được học qua khái niệm về Ánh sáng khả kiến (tức là ánh sáng mà mắt chúng ta nhìn thấy được). Trong đó ánh sáng từ bóng đèn điện hay mặt trời được gọi là ánh sáng trắng .

    Ai cũng biết ánh sáng mặt trời có bảy màu, tương đương với 7 sắc cầu vồng: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sẽ tương ứng với một bước sóng, tần số và năng lượng khác nhau. Trong đó ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất. Điều này có nghĩa là tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất. Và ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, tần số thấp nhất và sẽ mang ít năng lượng nhất trong dải quang phổ khả kiến.​

    Nếu không bị nhiễu loạn, các ánh sáng trong không gian sẽ di chuyển theo đường thẳng. Khi di chuyển vào bầu khí quyển, ánh sáng sẽ vẫn đi theo đường thẳng cho đến khi bị các hạt bụi nhỏ và các phân tử khí cản trở. Từ đó, ánh sáng sẽ phụ thuộc vào bước sóng của nó và kích thước của vật mà nó chiếu sáng vào.

    Vì hạt bụi và nước trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến nên khi ánh sáng chiếu vào những hạt có kích thước lớn hơn, nó sẽ bị phản xạ lại theo các hướng khác nhau hoặc bị các vật cản đó hấp thụ.

    Khi ánh sáng chiếu vào phân tử khí, nó có thể bị phân tử khí hấp thụ một phần. Tiếp đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác với ban đầu. Sở dĩ bị hấp thụ một phần vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng dễ bị hấp thụ, số khác lại khó bị hấp thụ hơn. Hay nói cách khác, một số bước sóng ngắn (như màu xanh dương) sẽ dễ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (Ví dụ màu đỏ). ==> Quá trình này được gọi là tán xạ Rayleigh (được đặt tên dựa theo Lord John Rayleigh, một nhà vật lý học người Anh đã phát hiện ra nguyên lý hoạt động của nó)

    Vì thế, nói sâu xa thì bầu trời có màu xanh là do quá trình tán xạ Rayleigh!

    [​IMG]


    Vậy tại sao bầu trời không phải là màu tím? Nó là bước sóng ngắn nhất mà?

    Câu hỏi khá hay! Đó là vì mắt chúng ta thường nhạy cảm với ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 740 nm. Chúng ta sẽ phải sử dụng cả 3 loại tế bào nón chính tương ứng với các loại bước sóng ngắn, trung bình và dài - để nhìn thấy màu sắc một cách chính xác nhất. Khi bầu trời là một hỗn hợp giữa xanh và tím. Các tế bào nón trong mắt chúng ta sẽ phản ứng khi nhìn thấy hỗn hợp này thành hỗn hợp của màu xanh và trắng. Sau cùng, tín hiệu đưa về hệ thần kinh chúng ta chỉ là màu xanh. Điều này tương tự như việc trộn màu đỏ và xanh lá để thành màu vàng vậy.


    Khác loài người, một số loài động vật nhìn bầu trời không phải có màu xanh như con người đâu nha. Hầu hết các loài động vật đều có 2 loại tế bào hình nón trong võng mạc, trừ con người và một số loại linh trưởng. Lấy ví dụ loài chim sẽ nhìn thấy bầu trời là màu tím.

    Điều này cũng giải thích vì sao khi hoàng hôn buông xuống, chúng ta sẽ thấy màu đỏ, cam, tím, đó là do ánh sáng xanh đã bị phân tán hết khỏi tầm nhìn khi Mặt trời xa dần. Lớp không khí dày lên, nên ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều hơn, ngược lại, ánh sáng đỏ hay cách ánh sáng có bước sóng dài sẽ bị ít tán xạ nên chúng sẽ được truyền thẳng tới mắt con người.

    Thêm nữa! Tại sao mặt trời chúng ta thấy có màu vàng? Và nếu thấy mặt trời từ ngoài vũ trụ, nó sẽ có màu trắng? Đơn giản vì ngoài không gian, làm gì có bầu khí quyển để phân tán ánh sáng.

    Cuối cùng thì các bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi ban đầu rồi. Bầu trời có màu xanh là nhờ tán xạ có tên là Rayleigh. Nếu cảm thấy khó hiểu, bạn cũng có thể xem ảnh tóm tắt phía dưới để tham khảo thêm nhé!

    [​IMG]

    Thật thú vị phải không nào? Bất cứ điều gì trong vũ trụ này xảy ra đều có nguyên nhân của nó! Hãy chia sẻ điều này đến nhiều người để nhân rộng sự hiểu biết này nhé! Cảm ơn cả nhà đã theo dõi bài viết!
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...