Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa bão là người dân miền Trung lại khổ. Nhìn những hình ảnh người dân phải trèo lên nóc nhà, cố gắng sống qua ngày với từng chút lương thực ít ỏi, dưới chân thì mênh mông là nước và nhiều tài sản như là xe cộ, nhà cửa đều bị nhấn chìm trong nước lũ, thật đáng buồn. Nhưng tại sao bão thường vào miền Trung nước ta đầu tiên? Hay cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé. 1. Bão là gì? Hiện tượng không khí xoáy tròn theo hình xoắn ốc và có độ bao phủ lớn từ vài trăm đến hàng ngàn km và có tốc độ gió mạnh gọi là Bão. Một cơn bão nhiệt đới được hình thành dựa trên 6 yếu tố chính bao gồm: Nhiệt độ mặt biển đủ ấm (26 độ C trở lên), sự bất ổn định trong khí quyển, độ ẩm cao ở tầng trung lưu của tầng đối lưu, lực Coriolis đủ để phát triển một trung tâm áp suất thấp, sự tập trung hoặc sự xáo trộn đã tồn tại ở mức thấp và gió đứt theo chiều dọc thấp. Bão tường hoạt động mạnh vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão Vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m mới có thể hình thành nên Bão tập trung nhiều vùng nhiệt đới. Càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão. Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra đước Bão tường được hình thành ở nơi từ vĩ độ 5-20 ở 2 nửa bán cầu. Có các loại bão sau - Bão có gió tốc độ dưới 63km/h, gọi là Áp thấp nhiệt đới - Bão có sức gió khoảng 63-118 km/h, gọi là Bão nhiệt đới - Bão có sức gió lớn từ 213 km/h trở lên gọi là Siêu bão 2. Tại sao bão thường đổ bộ vào miền Trung? - Do vị trí địa lý Từ Lâm Đồng đến Thanh Hóa nằm ở vĩ độ 10-20 đọ Bắc. Vì thế cũng dễ hiểu khi các trận Bão lớn của biển cả lại thường đi vào Miền Trung Việt Nam. - Do gió Lào (gió Phơn) Gió Lào thường thổi vào miền Trung nước ta khiến cho không khí ở đây khô nóng và áp suất cũng thấp hơn nhiều so với 2 miền còn lại, vì vậy Bão thích vào miền Trung hơn - Do lực Coriolis Cơn bão hình thành ở phía Bắc thì nó sẽ đi về bên phải, còn nếu hình thành ở phía Nam thì nó sẽ đi về bên trái. Việt Nam, nằm ở bán cầu Bắc và ở bên phải Biển Đông vì vậy nó sẽ luôn đi hướng vào Việt Nam 3. Cần làm gì khi bão sắp đến Trước khi bão đến - Kiểm tra lại nhà cửa. - Dự trữ đủ thực phẩm và nước uống cho vài ngày. - Để các vật dụng lên cao để chống ngấm nướ - Thu hoạch nông sản, hoa màu - Ngư dân thì nên tìm nơi hãy neo đậu tàu thuyền an toàn. - Nếu đang sống ở vùng trũng, đất dốc hoặc khu vực dễ có sạt lở đất nguy hiểm, tốt nhất là hãy sơ tán càng sớm càng tốt. - Dự trữ đèn pin và hộp cứu thương. - Thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của bão Trong khi bão - Theo dõi tiến triển của bão - Hãy tắt các nguồn điện chính để tránh giật điện, nếu lũ lụt xảy ra - Không lội nước qua những khu vực bị lụt để tránh các bệnh lây truyền qua nước. - Không bật các thiết bị điện khi lũ lụt xảy ra. - Không dùng các nguồn ga hoặc điện đã bị ngập nước. - Nên sơ tán khi cần thiết - Không đi về phía sông hoặc đi dọc theo sông. Sau khi bão tan - Theo dõi tình hình cơn bão trên đài phát thanh TV - Kiểm tra nhà cửa xem có bị thiệt hại gì hay không và tiến hành sửa chữa - Trang bị đồ và thiết bị bảo hộ khi làm việc ở những khu vực nguy hiểm. - Hãy kiểm tra lại nhà xem đã an toàn chưa trước khi bạn vào nhà. - Cẩn thận với các dây điện hở hoặc dây cáp ngập trong nước. - Cẩn thận chú ý các động vật nguy hiểm có thể bò vào nhà. - Đun sôi nước trước khi uống để tránh nhiễm bệnh. (Kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)