Tại sao bạn dễ chán học?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thạch Mai Phương, 7 Tháng sáu 2021.

  1. Thạch Mai Phương

    Bài viết:
    12
    Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi.

    Trích lời tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

    Thử tưởng tượng, có bao nhiêu bệnh nhân sẽ chết dưới tay một tên bác sĩ không biết dùng dao phẫu thuật, có bao nhiêu ngôi nhà sẽ sụp đổ khi được dựng lên bởi những kỹ sư không có kỹ năng? Đó là một viễn cảnh khủng khiếp nếu nền giáo dục bị ăn mòn, rũ mốc.

    Để hình ảnh đó không trở thành hiện thực, toàn thế giới luôn cố gắng cải thiện nền giáo dục ngày càng hữu ích hơn, mang tính ứng dụng cao hơn.. Bởi vì đó là nền móng cho trình độ của trẻ em, học sinh – những người mang trọng trách duy trì tương lai của một quốc gia. Nhưng dù thế nào, đó cũng chỉ là một khuôn khổ nhất định được đặt ra trong quá trình học tập của học sinh, vì thế mỗi học sinh luôn phải tự tìm cho mình những cách học phù hợp dựa trên nền tảng đó. Điều đó dẫn đến nhiều học sinh bị mất phương hướng trong học tập, dẫn đến chán nản, bỏ cuộc.

    [​IMG]

    Tại sao học sinh dễ chán học?

    Như đã nói, nền giáo dục chỉ là một khuôn khổ nhất định, không có sự linh hoạt cao đối với từng đối tượng học sinh. Thậm chí gây nhàm chán nếu chỉ dạy giống hệt những gì trong sách giáo khoa, sách bài tập. Mỗi học sinh đều có một tư duy khác nhau, cách tiếp thu khác nhau nhưng lại được áp đặt một cách học giống nhau. Song, nguyên nhân làm giảm đi sự linh hoạt trong tư duy của học sinh là giáo viên đọc đề-giáo viên giải bài. Nhiều giáo viên lại bắt ép học sinh làm bài theo cách của họ mà không cho học sinh thỏa thích suy nghĩ. Và khi đến các kì kiểm tra, học sinh dễ trở nên bối rối không biết bắt đầu từ đâu, không biết vận dụng gì vào bài tập.. Điều đó đã tạo nên một áp lực vô hình đến với học sinh khi nhắc đến chữ "học".

    [​IMG]

    Hậu quả khi bỏ học?


    Ở độ tuổi vị thành niên, trẻ vị thành niên sẽ có nhiều diễn biến nhất trong tâm sinh lý, dễ có hiện tượng chống đối hơn. Việc không có hứng thú khi học thì lựa chọn dễ dàng hơn với một số học sinh không có ý thức học tập đó là bỏ học để giải trí bằng cách cắm mặt vào game hoặc đi làm kiếm tiền quá sớm. Nhưng trong thực tế, kiếm việc làm sẽ rất khó khăn nếu không có trình độ học vấn cao. Họ chỉ có thể làm một số công việc chân tay, lao động phổ thông với mức lương rất thấp. Và với xã hội ngày càng phát triển, giá thành cũng phải tăng theo, nhưng chỉ với tiền lương phổ thông khoảng 5 triệu sẽ khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn. Đến một lúc nào đó, có thể dẫn đến việc trộm cắp, tệ nạn xã hội và hình thành nên một cá nhân, nhóm cần đào thải ra khỏi xã hội.

    Để tránh mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, ngay từ sớm học sinh phải rèn được sự linh hoạt trong học tập, không ngừng thử những phương pháp học khác nhau từ bạn bè, anh chị đi trước. Hiện nay, theo một nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 5 phương pháp học phục vụ cho nhiều đối tượng nhất. 5 phương pháp học phổ biến đó bao gồm:

    1. Học qua thị giác - Visual learner


    Đây là tiếp nhận kiến thức bằng hình ảnh, sơ đồ tư duy, bản đồ, biểu tượng thay cho những con chữ. Qua đó, họ cũng có khả năng truyền đạt thông tin bằng hình ảnh, biến những ý tưởng phức tạp thành những thứ tối giản hơn.

    [​IMG]

    2. Học qua thính giác - Auditory learner


    Đối với nhóm người này họ sẽ tiếp nhận thông tin rất tốt qua việc nghe giảm, trao đổi hoặc trò chuyện. Nhờ vậy, nhóm người này sẽ học được rất nhiều khi lắng nghe bởi khả năng lọc thông tin khá tốt.

    [​IMG]

    3. Học bằng cách viết hoặc đọc - Writing / Reading learner


    Đây là phong cách học phổ biến nhất thông qua việc viết và đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhóm người này sẽ có một chút đối lập với người học bằng hình ảnh vì cách học sẽ phức tạp hơn nhưng bảo đảm đầy đủ các thông tin quan trọng.

    [​IMG]

    4. Học bằng những ứng dụng thực tế - Kinesthetic learner


    Kiểu người này sẽ rất ghét những lý thuyết khô khan trong sách giáo khoa và thích được ứng dụng trong thực tế, điều đó giúp họ nắm rõ hơn vấn đề. Nhưng nhược điểm là khá tốn thời gian vì phải thử nghiệm rất nhiều lần mới có thể đưa ra được cách giải quyết tốt nhất.

    [​IMG]

    5. Học từ những người xung quanh


    "Học thầy không tày học bạn" là câu chỉ rõ rất về nhóm người này. Việc được học hỏi kinh nghiệm từ những người thân thuộc sẽ khiến khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng hơn. Những người này sẽ rất hợp làm việc nhóm vì có sự trao đổi, hợp tác từ những người trong nhóm.

    [​IMG]

    Hãy thử tìm cho mình một cách học phù hợp để hành trình chinh phục kiến thức trở nên sống động hơn và thú vị hơn nhé.
     
    thmai, Tuệ Lih, Mai Truong18 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...