Tại sao bạch tuộc có 3 quả tim, 9 bộ óc? Thuở xưa, một viên thiên thạch rơi xuống Trái Đất, là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt diệt của loài khủng long, nhưng đồng thời cũng mang đến hành tinh này một dạng sống mới, loài thân mềm, nhiều tua và rất thông minh, mà ngày nay đã tiến hóa thành một loài vật rất nổi tiếng trên bàn nhậu. Bạch tuột! Nãy giờ mình bịa đó! Nhưng nói bạch tuột là sinh vật ngoài hành tinh thì cũng không sai lắm! Sinh vật quái nào mà lại có 3 trái tim, 9 bộ óc chứ? Chí có thể là bạch tuộc. Chúng còn có máu xanh lam và một hệ thống thần kinh kì lạ quái đản chẳng giống sinh vật nào trên Trái Đất. Đôi nét về loài này Bạch tuộc là loại thân mềm gần giống như loài mực ống. Bạch tuộc là loài không xương, không có cấu tạo vỏ cứng nên thường len lỏi vào các khe đá nhỏ một cách dễ dàng dưới đại dương. Bạch tuộc được mệnh danh là "quái vật biển cả" bởi vì chúng có tới tận 3 trái tim và 9 bộ não. Hai trái tim của bạch tuộc dùng để bơm máu tới 2 mang, còn trái tim thứ 3 có tác dụng đẩy máu tới những cơ quan khác. Khác với tất cả mọi loài vật, trái tim thứ 3 của bạch tuộc rất hay ngừng đập và chúng ngừng đập khi bạch tuộc bơi. Chín bộ não của bạch tuộc được phân chia thành 1 bộ não chính, có vai trò phân tích và đưa ra các quyết định cho nó, còn lại là 8 não phụ. Những não phụ này nằm ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Khi nhận được thông tin, nó sẽ được truyền đi tới các não phụ và được xử lý chuyển về não chính. Bạch tuộc sẽ phòng thủ khi gặp kẻ thù bằng cách phun mực, ngụy trang hoặc tháo bỏ đi tua của mình. Trong mực của nó có chứa melamine nên che đậy được mùi của nó, dễ dàng trốn khỏi những kẻ thù giỏi đánh hơi. Trong đại dương, bạch tuộc là loài động vật vô cùng nguy hiểm với những chiếc xúc tu to khoẻ, uốn éo, chi chít những giác hút rùng rợn, dễ dàng túm chặt con mồi. Tuy chúng không có chiếc mai kiên cố để bảo vệ cơ thể mềm nhũn, nhưng đa số các động vật biển lại không dám bén mảng lại gần những con "quái vật biển" ấy. 9 bộ não? Chúng sở hữu khoảng 500 triệu tế bào thần kinh, hơn 2/3 trong số đó nằm trong các xúc tu và cơ thể của chúng. Do đó, bạch tuộc được cho là có 9 bộ não - một bộ não hình chiếc bánh rán trong đầu và 8 bộ "não nhỏ" khác nằm trong mỗi xúc tu - khiến một số nhà khoa học tự hỏi liệu xúc tu có thực sự có "tâm trí của riêng chúng" và có thể hoạt động độc lập với não trung tâm hay không? Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy điều này không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu mới được báo cáo trên tạp chí Current Biology đã xem xét hệ thống thần kinh trung ương của bạch tuộc và tiết lộ rằng xúc tu của chúng không thực sự hoạt động độc lập với bộ não trung tâm, nhưng trên thực tế, có nhiều liên kết hơn so với suy nghĩ trước đây. "Nghiên cứu này đã làm rõ rằng xúc tu của bạch tuộc không hoạt động hoàn toàn độc lập với não bộ - có luồng thông tin giữa hệ thần kinh ngoại vi và trung ương. Thay vì nói về một con bạch tuộc với 9 bộ não, chúng ta đang thực sự nói về một con bạch tuộc với một bộ não và tám xúc tu rất thông minh", tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Tamar Gutnick, một nhà nghiên cứu bạch tuộc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa, Nhật Bản cho biết. Để đưa ra kết quả, các nhà nghiên cứu đã xem xét các loài bạch tuộc Địa Trung Hải phổ biến để xem liệu các xúc tu đơn lẻ có thể cung cấp cho não hai loại thông tin cảm giác khác nhau thông qua một số thí nghiệm mê cung hay không. Mê cung bao gồm một đường ống hình chữ Y, trong đó bạch tuộc có thể đưa xúc tu của mình xuống con đường bên phải hoặc bên trái để tìm phần thưởng thức ăn. Chúng dường như khám phá mê cung bằng cách sử dụng các chuyển động nhanh, bằng cách đẩy hoặc đưa xúc tu của chúng đi thẳng qua ống vào hộp cuối. Nếu lấy đúng ống thì bạch tuộc sẽ tìm thấy thức ăn, nhưng nếu đi vào ống sai, thức ăn sẽ bị chặn bởi một tấm lưới và các nhà khoa học đã loại bỏ mê cung. Nghiên cứu cho thấy rằng 5 trong số 6 con bạch tuộc cuối cùng đã học được hướng chính xác để đẩy hoặc kéo xúc tu của chúng qua mê cung để lấy thức ăn. Điều quan trọng nhất, họ có thể điều hướng thành công mê cung bằng những xúc tu chưa từng được sử dụng trước đây. Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình học hỏi này cho thấy các xúc tu đòi hỏi não bộ trung tâm và chúng không tự chủ hoạt động như một bộ óc độc lập của riêng mình. "Chúng tôi kết luận rằng mặc dù các xúc tu của bạch tuộc có khả năng hoạt động độc lập rất lớn, nhưng chúng cũng phải chịu sự kiểm soát của trung tâm, cho phép các hành vi có mục đích, có tổ chức của toàn bộ sinh vật nói chung", các nhà nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh bộ não bạch tuộc. Về cơ bản, vẫn chưa rõ tại sao bạch tuộc và các loài động vật chân đầu khác lại rất thông minh. Trong khi các nhà khoa học nắm được phần nào về mức độ thông minh cao đã phát triển như thế nào giữa một số loài nhất định, chẳng hạn như tinh tinh hoặc cá heo, nhưng hầu hết các lý thuyết của họ đều thất bại khi áp dụng cho thế giới kỳ lạ của động vật chân đầu. "Bộ não của bạch tuộc rất khác biệt. Nó vẫn là một chiếc hộp đen đối với chúng ta. Còn rất nhiều điều để học hỏi", tiến sĩ Gutnick kết luận. Quái dị hết phần thiên hạ! Bạch tuộc Dumbo, sở dĩ mang cái tên này là vì hai cái tai y như nhân vật chú voi Dumbo của Disney! Bạch tuộc là loại động vật thân mềm, thuộc lớp động vật chân đầu (cephalopoda). Có khoảng 300 loài trên thế giới và được mệnh danh là loài thân mềm thông minh nhất thế giới. Điều đáng kinh ngạc là trí thông minh của bạch tuộc lại xuất phát từ cấu trúc sinh học hoàn toàn khác biệt với chúng ta. Bạch tuộc không có phổi, không có xương sống. Nhưng chúng có khả năng giải các câu đố khó, học hỏi thông qua quan sát và thậm chí sử dụng công cụ hỗ trợ. Phần đầu chứa bộ não lớn với tỷ lệ não – thân tương đương với các động vật thông minh khác và một hệ thống thần kinh phức tạp với khoảng 500 triệu nơron thần kinh, nhưng chúng không tập trung trong não mà số nơron này phân bố thành một mạng lưới hạch liên kết với ba phần chính: Phần não trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơron. Hai thùy mắt lớn chứa khoảng 30%. 60% còn lại nằm ở các xúc tu. Đó là lý do vì sao nhiều người thường ví con bạch tuộc như có 9 não trên cơ thể. Cũng vì lý do này, bạch tuộc rất nhạy cảm và phản ứng nhanh, gần như mỗi xúc tu của chúng cũng có thể hoạt động, cảm nhận một cách độc lập với nhau. Bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu? Bao nhiêu giác hút? Ngoài những câu hỏi thú vị như "bạch tuộc có mấy tim?", "bạch tuộc có mấy bộ óc?" thì có rất nhiều người chưa rõ bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu và những xúc tu ấy có vai trò như thế nào? Bạch tuộc có tất cả tám xúc tu. Từ trước đến nay bạch tuộc thường được mọi người nghĩ rằng chúng dùng bốn xúc tu để di chuyển (gọi nôm na là chân) và bốn xúc tu còn lại để ăn và cầm nắm (gọi nôm na là tay). Tuy nhiên, sau khi thu thập dữ liệu từ 2000 cuộc theo dõi khác nhau, các chuyên gia hải dương thuộc 20 trung tâm nghiên cứu đời sống sinh vật biển khắp châu Âu đã phát hiện ra được bạch tuộc chỉ di chuyển trên hai xúc tu và dùng sáu xúc tu còn lại để ăn. Họ cũng phát hiện ra chúng sử dụng hai chân để đẩy khi muốn bơi trong khi các xúc tu khác hoạt động như mái chèo giúp di chuyển. Trên tám xúc tu có tổng cộng 240 giác hút. Chúng nhờ vào những giác hút này để bám vào đáy biển và di chuyển. Trên xúc tu của bạch tuộc còn có cơ quan xúc giác và cơ quan vị giác, có thể phán đoán xem con mồi bắt được có thể ăn được hay không. Những sự thật thú vị và cũng không kém phần quái dị về sinh vật ngoài hành tinh này! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu "Tại sao cây mắt mèo lại gây ngứa nhé"! 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy