Chắc hẳn ai cũng biết ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây nhức và buốt răng, thậm chí dẫn đến sâu răng. Thế nhưng rất ít người biết được lý do dẫn tới sâu răng khi ăn đồ ngọt là gì. Nếu bạn hoặc con của bạn đang gặp vấn đề này, bài viết sau đây sẽ khá hữu ích đấy. Nguyên nhân dẫn tới sâu răng Sâu răng không phải là do trong răng có sâu nhé, mà nó là do một loại vi khuẩn mang tên Streptococcus mutans gây ra. Vi khuẩn này là tác nhân chính dẫn tới sâu răng và chúng thường xuất hiện khi trong răng có đường sucrose và carbohydrate trong tinh bột. Một số vi khuẩn khác cũng góp phần làm sâu răng gồm có Actinomyces, Lactobacillus .. Cụ thể hơn, sâu răng được phát triển qua các giai đoạn sau: Mảng bám: Khi hấp thụ tinh bột và đường nhưng chưa đánh răng kỹ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào để ăn chúng, đồng thời vi khuẩn sẽ tiết ra một lớp dịch bám trên thành răng. Lớp dịch này hoạt động như một mảng bám và sẽ cứng lại trên viền nướu khi tác dụng với canxi trong răng, tạo thành vôi răng (cao răng). Vôi răng sẽ khiến cho mảng bám này bám chặt hơn, tạo thành một lớp lá chắn bảo vệ vi khuẩn khỏi những tác động thông thường. Vôi răng càng nhiều, mảng bám càng bền chặt. Đây cũng là lý do tại sao khi bị sâu răng, việc đánh răng thông thường cũng không thể làm giảm đau. Xói mòn: Là hiện tượng các axit trong mảng bám bắt đầu lan xuống men răng, khiến cho men răng bị bào mòn và tạo thành các lỗ nhỏ. Axit cùng với vi khuẩn sau đó sẽ ăn sâu hơn xuống lớp ngà răng. Vì lớp ngà không có tính kháng khuẩn hay axit và kết nối trực tiếp với dây thần kinh, nên ta sẽ bắt đầu cảm giác đau khi các tác nhân nói trên tiếp tục ăn dần xuống. Đau răng: Lúc này, các tác nhân gây sâu răng đã ăn mòn vào tủy với dây thần kinh và mạch máu. Đây cũng là lúc vết sưng trong tủy lan rộng ra, dây thần kinh bị ép, khiến cho cơn đau trở nên âm ĩ hơn. Sâu răng, nếu để quá lâu không chữa trị hay nhổ đi kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như viêm tủy, viêm xương tủy hàm, viêm lan tỏa, áp xe..