Tại sao âm tiết trong tiếng việt không có sự nối âm

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Dung Ngọc Phạm, 15 Tháng một 2021.

  1. Dung Ngọc Phạm

    Bài viết:
    31
    Trước khi trả lời được câu hỏi ta phải biết âm tiết là gì, các khái niệm liên quan:

    - Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Cứ mỗi lần cơ phát âm căng dần lên đến đỉnh cao nhất rồi trùng dần xuống để rồi sắp tới lại bắt đầu căng lên là ta có một âm tiết.

    Vd: Trong tiếng việt "toan" [twan]có 1 âm tiết.

    Trong tiếng anh "table" [teibl]có 2 âm tiết.

    - Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm là âm tiết mở, còn bằng phụ âm là âm tiết khép. Vd: "Trong" là âm tiết khép, "gì" là âm tiết mở.

    Phần giải thích:

    Trong các ngôn ngữ khác âm tiết chỉ đơn thuần là một đơn vị phát âm và nó không có nghĩa, không có cương vị và không mang những tính chất đặc biệt như là âm tiết trong tiếng việt. Âm tiết trong tiếng việt trùng với hình vị và trùng với từ đơn tạo nên một cương vị rất là khác so với âm tiết trong các ngôn ngữ khác.

    Theo thuyết độ căng thì mỗi một âm tiết nó được tạo ra sau đợt căng lên và trùng xuống của các cơ thịt của bộ máy phát âm và mỗi âm tiết tiếng việt được phát âm tách bạch, rõ ràng. Ngoài ra mỗi một âm tiết trong tiếng việt bao giờ cũng mang 1 và duy nhất 1 thanh điệu. Với âm tiết tiếng việt có âm cuối, âm cuối trong âm tiết tiếng việt bao giờ cũng là âm khép. Trong cách cấu âm của phụ âm người ta thường phân biệt ba giai đoạn: Tiến, giữ và buông. Phụ âm đầu thì có 3 giai đoạn nhưng mà phụ âm cuối chỉ có 2 giai đoạn đó là tiến và giữ. Nhưng vậy nó là phụ âm khép và vì nó khép như vậy nên các âm tiết trong tiếng việt không bao giờ có hiện tượng nối âm với nhau và âm tiết trong tiếng việt có ranh giới rõ ràng, khi được thể hiện bằng con chữ, mỗi con chữ có khoảng cách rõ ràng.

    Tài liệu tham khảo "Ngữ âm tiếng việt" - Đoàn Thiện Thuật.
     
    TRANG SACH, Phan Kim TiênLinhlinh1 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...