Tác dụng vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có tốt không?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Zero, 3 Tháng một 2019.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    159
    LỢI ÍCH CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG VIỆC GIÚP BỆNH NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

    Vật lý trị liệu là gì?


    Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Bằng cách sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt.. tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Vật lý trị liệu là hoạt động cần thiết, nhằm phục hồi chức năng cho những bệnh nhân tàn tật, khuyết tật hay những người bị di chứng sau tại nạn chấn thương do mắc một số bệnh như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.. Những di chứng liên quan tới vận động không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, công việc hay làm giảm chất lượng cuộc sống của họ mà còn là gánh nặng của gia đình, xã hội, chính vì thế vật lý trị liệu là hoạt động cần thiết để giúp người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống.

    [​IMG]

    Tầm quan trọng của vật lý trị liệu:


    Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đóng một vai trò quan trọng góp phần giúp người bệnh hồi phục toàn diện, khôi phục khả năng vận động.. hơn nữa các bài tập này hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật làm giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng tái hòa nhập cộng đồng của những người thiếu may mắn.

    Quá trình tập vật lý trị liệu:


    Dù người bệnh chọn tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà hay tại các bệnh viện, trung tâm thì trước hết các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành đánh giá mức độ chấn thương hiện tại. Có thể thông qua các xét nghiệm, X-quang, thử sức cơ, đo sức tầm vận động khớp, đánh giá khả năng teo cơ.. qua đó các bác sĩ tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng sẽ đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng thích hợp với tình trạng của từng người bệnh.

    Việc hỗ trợ điều trị bằng vật lý trị liệu cần được thực hiện sớm, ngay sau khi bệnh nhân ổn định sức khỏe hoặc được xuất viện. Vì nếu kéo dài thời gian thì có thể xảy ra hiện tượng teo cơ.. như vậy quá trình hồi phục càng khó khăn hơn.

    Trong quá trình điều trị cần có sự phối hợp giữa bác sĩ, các kỹ thuật viên với bệnh nhân. Đặc biệt, quá trình hồi phục không phải ngày một ngày hai cho nên ý chí của bệnh nhân là điều tiên quyết, quyết định mức độ phục hồi có thể đạt được. Hơn nữa, người nhà có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, người nhà phải lưu ý quan tâm, chăm sóc, động viên người bệnh để việc hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao, thời gian hồi phục được rút ngắn.

    Các hình thức, kỹ thuật vật lý trị liệu


    Có rất nhiều hình thức/kỹ thuật vật lý trị liệu nhưng chủ yếu phân thành 2 nhóm chính như sau:

    Vật lý trị liệu chủ động: Những bài tập được thiết kế để tập với công cụ đi kèm hoặc đơn giản là những bài tập như đi bộ, đạp xe..

    Vật lý trị liệu bị động: Bao gồm trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng ánh sáng hay nước, kích thích điện, dùng sóng âm, điều trị bằng siêu âm, nắn hoặc xoa bóp bằng tay.. giúp giải phóng các áp lực chèn ép rễ dây thần kinh và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô tổn thương.

    Các kỹ thuật vật lý trị liệu thường được áp dụng có thể kể đến như:

    - Sử dụng các tác nhân vật lý: Đó là việc sử dụng quang trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, siêu âm trị liệu, thủy trị liệu, oxy cao áp trị liệu trong quá trình vật lý trị liệu.

    - Cơ động học trị liệu: Các kỹ thuật viên tiến hành xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay, kéo giãn, máy kéo giãn cột sống, máy rung cơ học..

    - Vận động trị liệu: Bệnh nhân được tập các động tác dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên. Hoặc tập bằng các dụng cụ bỗ trợ có thể là tập các bài tập với gậy, xe đạp, máy cơ học..

    - Hoạt động trị liệu: Người bệnh có thể tự làm những động tác như tự phục vụ cho bản thân trong ăn uống, đi lại, tham gia chơi các trò chơi, các hoạt động giải trí khác..

    Những tác dụng của vật lí trị liệu

    Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thường được sử dụng trong hệ thống y tế. Những tác dụng của vật lý trị liệu bao gồm điều trị một số tình trạng về sức khỏe gây đau đớn hay ảnh hưởng đến chức năng thể chất của bạn.

    Vấn đề cơ xương: Cơ, gân, dây chằng, khớp và xương


    Bàn chân phẳng

    Bàn chân phẳng, còn được gọi là vòm ngã, là tình trạng bàn chân của bạn không có hoặc có đường cong vòng lên thấp (vòm). Khi bạn đứng lên, chân của bạn nhấn phẳng trên mặt đất.

    Khi bạn còn nhỏ, vòm chân có thể không xuất hiện. Các vòm phát triển theo thời gian khi bạn già đi. Tuy nhiên đối với một số người, những vòm này không thực sự xuất hiện. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn lớn do chấn thương hoặc thoái hóa tự nhiên. Bàn chân dẹt có thể dẫn đến đau ở bàn chân, mắt cá chân, chân, hoặc lưng.

    Bạn có thể điều trị bàn chân dẹt với vật lý trị liệu bằng cách mang giày thích hợp, hoặc miếng lót đặc biệt (miếng lót chỉnh hình ) để cung cấp hỗ trợ cho đôi chân và ngăn chặn sự tiến triển. Các bài tập khác liên quan đến việc kéo căng cơ, dây chằng ở cẳng chân cũng có thể giúp ích.

    Viêm khớp

    Viêm khớp là tình trạng mà các khớp của bạn bị viêm. Viêm khớp có thể gây đau, sưng, cứng, đỏ và hạn chế chuyển động của bạn.

    Các bài tập có thể tăng cường cơ xung quanh các khớp xương, cải thiện biên độ vận động. Đôi khi bạn có thể sử dụng nẹp để giữ cho các khớp xương ổn định. Châm cứu sử dụng kim tiêm đặc biệt để kích thích cơ thể sản xuất ra chất giảm đau tự nhiên. Yoga có thể giúp tăng tính linh hoạt của các khớp, massage trị liệu giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến các khớp, giảm đau.

    Chấn thương

    Mặc dù chấn thương cơ xương bao gồm cơ, gân, dây chằng, khớp, xương và đau có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là những hoạt động thể thao và công việc.

    Những tình trạng này có thể gây gãy xương, bong gân, trật khớp, hoặc một số vấn đề khác. Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng bị ảnh hưởng. Tình trạng sưng hoặc hạn chế vận động cũng có thể xuất hiện. Cố định các khu vực bị ảnh hưởng có thể ngăn chặn những vấn đềtrở nên tệ hơn. Sau đó, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu liên quan đến dáng đi, sự cân bằng, kéo giãn, và tăng cường các bài tập để giúp bạn khôi phục lại chức năng thể chất. Liệu pháp lạnh như chườm đá hoặc xịt lạnh có thể làm giảm đau tạm thời.

    Chăm sóc vết thương

    Đôi khi vết thương của bạn không thể hồi phục vì không có nguồn cung cấp máu đầy đủ. Vật lý trị liệu như chườm nóng có thể tăng kích thước của các mạch máu, thúc đẩy lưu lượng máu đến vết thương, giúp chúng được phục hồi nhanh hơn.

    Phục hồi chức năng

    Khi bạn sống sót qua cơn đột quỵ, não của bạn có thể bị tổn thương một phần. Bạn có thể mất khả năng kiểm soát chuyển động hay cảm thấy đau đớn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi sử dụng hoặc hiểu ngôn ngữ.

    Đôi khi bạn phải học kỹ năng mới vì chức năng của kỹ năng đó bị mất. Yếu tố quan trọng của vật lý trị liệu là được hướng dẫn kỹ lưỡng, tập trung tốt, và thực hành liên tục. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để làm các công việc hàng ngày tốt nhất có thể, chẳng hạn như tắm rửa, dùng đũa, mặc quần áo. Bạn cũng sẽ được dạy cách sử dụng và hiểu ngôn ngữ.

    Quá trình trị liệu được bắt đầu với các hoạt động đơn giản và xây dựng dần theo thời gian. Bạn có thể bắt đầu với việc thay đổi vị trí trong khi nằm trên giường, ngồi dậy, đứng lên, sau đó đi bộ. Bạn có thể phải sử dụng thiết bị hỗ trợ trong những ngày đầu, sau đó là hoàn toàn độc lập trong các hoạt động và bạn sẽ dần dần thấy sự cải thiện.

    Vấn đề về cột sống


    Vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc gai cột sống là một số trong các vấn đề cột sống có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu.

    Đối với chứng vẹo cột sống, bạn sẽ phải dùng khung để tái lập các đường cong của cột sống. Khung cũng có thể giữ đường cong cột sống của bạn ở đúng vị trí khi bạn di chuyển.

    Đối với thoát vị đĩa đệm, liệu trình vật lý trị liệu bao gồm một số dạng như bài tập, hoặc chườm lạnh/nhiệt để giúp bạn giảm đau, tăng cường cơ trong các khu vực bị ảnh hưởng, và thúc đẩy dòng máu giàu dinh dưỡng đến đĩa đệm bị ảnh hưởng.

    Để thúc đẩy cột sống, vật lý trị liệu bao gồm các bài tập, các thao tác nhằm giúp làm giảm đau ở khớp. Những bài tập này có thể giúp tăng cường cơ hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng, tăng tính linh hoạt, điều chỉnh tư thế của bạn vì tư thế sai có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ, đồng thời các bài tập cũng giúp bạn giảm căng thẳng.

    Phẫu thuật phục hồi chức năng


    Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bạn. Lúc này, bạn có thể được khuyến khích tập luyện hoặc đeo nẹp. Những bài tập này có thể giúp bạn lấy lại sự linh hoạt, giảm bớt những hạn chế và tăng sức mạnh của cơ bắp. Các bài tập có thể được áp dụng sau khi vết thương lành lại. Nẹp có thể giúp giữ cho cột sống của bạn luôn ở vị trí thích hợp khi bạn vận động.

    Vật lý trị liệu có thể điều trị các tình trạng khác nhau. Mục tiêu của điều trị này là giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng, giảm áp lực lên các dây thần kinh và giảm đau. Bạn nên tham khảo với bác sĩ xương khớp hoặc các chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng bảy 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...