Tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển của Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuyduong242, 26 Tháng sáu 2021.

  1. thuyduong242 Clara

    Bài viết:
    46
    Tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển của Việt Nam.

    * Khái niệm:

    Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền KT của mình với nền KT thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

    Tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển của Việt Nam:

    + Tác động tích cực:


    • Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
    • Thúc đẩy thương mại phát triển, giúp tăng trưởng KT nhanh, bền vững.
    • Hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền KT.
    • Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
    • Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.
    • Mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế.
    • Tạo tiền đề cho hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa của thế giới, làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

    + Tác động tiêu cực:

    • Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt. Khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế- xã hội.
    • Gia tăng sự phụ thuộc của nền KT quốc gia vào thị trường bên ngoài, nền KT dễ tổn thương trước những biến động không lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
    • Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước, tăng khoảng cách giàu- nghèo và bất bình đẳng xã hội.
    • Phải đối mặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường cấp độ cao.
    • Phát sinh nhiều vấn đề, thách thức đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội.
    • Nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc.
    • Nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp..

    ⇒ Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng.
     
    Sương sớmmùa ThuPenguin.18.09 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...