Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung (Việt Bắc - Tố Hữu)

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 13 Tháng mười hai 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cho đoạn thơ sau: "Ta về, mình có nhớ ta.. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" (Trích: Việt Bắc – Tổ Hữu)

    Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về sự kết hợp yếu tố nhạc và họa trong thơ Tố Hữu.

    [​IMG]

    BÀI LÀM:

    Tố Hữu là nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn in đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, mang tính trữ tỉnh chính trị và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. "Việt Bắc" là một trong những sáng tác hay nhất của đời thơ Tố Hữu, là đỉnh cao của thơ kháng chiến chống Pháp. Đó được xem như một bản tổng kết bằng thơ cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ mà anh dũng kiên cường. Cả bài thơ cũng là dòng chảy cảm xúc dạt dào, tha thiết về nỗi nhớ Việt Bắc. Tiêu biểu trong bài thơ là những dòng kí ức về một bức tranh tứ bình Việt Bắc thơ mộng, ân tình:

    "Ta về, mình có nhớ ta.. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

    Tố Hữu viết Việt Bắc nhân một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tên giặc Pháp cuối cùng rời khỏi quê hương, cơ quan trung ương chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về tiếp quản thủ đô sau mười lăm năm gắn bó. Trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến bịn rị, Tố Hữu đã viết bài thơ này. Mạch thơ tuôn trào theo dòng hổi tưởng của nhà thơ về những năm tháng gắn bó với mảnh đất và con người Việt Bắc. Nhớ về Việt Bắc, không chỉ là nỗi nhớ về những hi sinh, gian khổ "bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" mà còn là nỗi nhớ về một Việt Bắc đẹp như thơ, làm say đắm lòng người.

    Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ. Nhưng hỏi chỉ là cái cớ để thể hiện tâm tư tình cảm, nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về Thủ đô.

    "Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người"

    Hai câu đầu là lời hỏi đáp của ta - người cán bộ kháng chiến về xuôi. Ta hỏi mình có nhớ ta. Người cách mạng về xuôi hỏi người Việt Bắc để bộc lộ tâm trạng của mình là dù có ở nơi xa xôi, dù có xa cách nhưng lòng ta vẫn gắn bó với Việt Bắc. Chữ "ta" và "nhớ" được điệp đi điệp lại nhiều lần vừa nhấn mạnh chủ thể nỗi nhớ, vừa khẳng định một tình cảm nhớ nhung đang chế ngự, tràn ngập trong tâm hồn người đi. Nỗi nhớ hưởng về "những hoa cùng người" hướng về thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc. "Hoa" là sự kết tinh của hương sắc, còn "người" là bông hoa đẹp nhất giữa núi rừng. Xét cho cùng, "người ta là hoa của đất". Hoa và người đồng hiện càng tôn lên vẻ đẹp cho nhau, khiến không gian trở nên hài hòa, lãng mạn.

    Nỗi nhớ hiện về trong tấm trí người đi theo mạch trình tự bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh đẹp toàn bích, mà khởi đầu là bức tranh Việt Bắc trong mùa đông:

    "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gải thắt lưng"

    Không gian mở ra trước mắt người đi không phải là cảnh rừng ảm đạm lạnh lẽo mà là một cánh rừng xanh bạt ngàn vô tận. Trên tấm thảm xanh đầy sức sống ấy là sắc đỏ rực rỡ, tươi tắn của những bông chuối rừng. Sự hài hòa giữa hai màu sắc tương phản "xanhđỏ" khiến lòng người cảm thấy ấm áp trước cái lạnh lẽo kahức nghiệt của thời tiết nơi rừng thiêng nước độc ấy.

    Giữa không gian hoang vu mà thơ mộng, xuất hiện hình ảnh những con người lao động khỏe khoắn cheo leo trên những đỉnh đèo "nắng ảnh" với "dao gải thắt lưng". Những ánh nắng rực rỡ của ngày mới chiếu rọi vào những chiếc dao gài ở thắt lưng tạo nên phản quang lấp lánh làm đẹp thêm hình ảnh những con người Việt Bắc chủ động, tự tin giữa đại ngàn.

    Bức tranh mùa xuân hiện ra cũng mang nét rất riêng của thiên nhiên nơi đây. Đó là thời điểm mà cả cánh rừng mênh mông ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa mơ nở rộ:

    "Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuối từng sợi giang"

    Cách sử dụng kết hợp từ "mơ nở trắng rừng" khiến người đọc liên tưởng đến sự chuyển biến của màu sắc, đồng loạt và nhất thể như nhuộn trắng cả không gian, khác với sắc trắng điểm xuyết khiêm nhường trong những câu thơ miêu tả cảnh ngày xuân của đại thi hào Nguyễn Du "Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa". Xuân ở núi rừng Việt Bắc là thế, thật riêng, thật ấn tượng.

    Giữa cái nền trắng của hoa mơ ấy, nổi bật lên hình ảnh con người lao động cần mẫn, dịu dàng: "Chuốt từng sợi giang". Con người đẹp một cách tự nhiên trong công việc hàng ngày. Động từ "chuốt" kết hợp với trợ từ "từng" đã thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mĩ, và tài hoa của người lao động. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Bắc hào hùng nhưng cũng rất hào hoa.

    Nếu như bức tranh mùa đông và mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác thì sang đến bức tranh mùa hè các giác quan quan của nhà thơ được mở rộng để đón nhận những điều thú vị tuyệt vời chỉ có ở Việt Bắc:

    "Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hải măng một mình"

    Âm vang của tiếng ve làm lá phách đổ vàng. Đó là thứ âm thanh quen thuộc của mùa hè. Khi tiếng ve cất lên cả không gian như bừng thức, cả cánh rừng phách đột ngột "đổ vàng". Động từ "đổ" được sử dụng độc đáo, tạo liên tưởng thú vị về sự chuyển biến thật nhanh, thật đột ngột của màu sắc khu rừng từ xuân sang hạ. Tưởng như tấm voan trắng tinh khôi của mùa xuân vừa được trút bỏ thì lập tức bà mẹ thiên nhiên đã khoác lên cách rừng một tấm hoàng bảo lộng lẫy kiêu sa. Cảnh tượng thật kì vĩ và ấn tượng vô cùng. Câu thơ có nét tương đồng với ý thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" của Khương Hữu Dụng. Chỉ với một câu thơ mà các tác giả đã gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống.

    Và trên cái nền vàng của rừng phách ấy, hiện lên hình ảnh thật đáng yêu làm cho bức tranh thêm nên thơ, trữ tình. Đó là hình ảnh: "Cô em gái hái măng một mình". Một mình đấy nhưng không hề cô đơn. Dường như thiên nhiên và con người đã hòa làm một, như bạn thân như tri kỉ, tôn lên vẻ đẹp của nhau thật hài hòa, thơ mộng: Thiên nhiên đẹp lộng lẫy, lung linh, và con người lao động thì thật dịu dàng, duyên dáng. Câu thơ khéo léo bộc lộ tấm lòng yêu mến trân trọng lối sống giản dị, lặng thầm của những con người Việt Bắc thân thương.

    Khép lại đoạn thơ là bức tranh về mùa thu ở Việt Bắc:

    "Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

    Có lẽ ấn tượng nhất trong nỗi nhớ về hoa và người Việt Bắc đó là những đêm trăng thu yên bình, lãng mạn. Bức tranh thu không có hoa rừng khoe sắc, mà đó là màu sắc dịu dàng, êm ái ánh trăng thu chiếu tỏa. Câu thơ mở ra một không gian tràn ngập ánh trăng thanh bình soi chiếu khắp núi rừng chiến khu. Ánh trăng ấy không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà nó còn gắn với niềm xúc động của những con người từng trải qua bao năm khốc liệt, gian khổ của chiến tranh. Và trong giây phút sống trong hòa bình ấy, lòng người chợt nhớ đến "tiếng hát ân tình" ngân vang, tha thiết. Tiếng hát bộc lộ lòng người, bộc lộ ân tình thuỷ chung, tình nghĩa của con người Việt Bắc với cách mạng, với bộ đội miền xuôi. Tiếng hát cũng nhắc nhớ người ra đi đừng vội quên quá khứ nghĩa tình suốt mười lăm năm gắn bó. Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát "ân tình thủy chung" ấy còn gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.

    Tố Hữu đã diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng và bốn mùa hòa chung sắc màu đa dạng làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh tứ bình bằng thơ có họa và nhạc về hoa và người Việt Bắc. Đọc thơ ông, người đọc như được huy động tất cả các giác quan để cảm nhận: Thị giác được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc trong ngần của rừng mơ mùa xuân, sự chói chang huy hoàng của rừng phách mùa hè, sự tươi tắn, ấm áp của hoa chuỗi mùa đông. Thính giác lắng nghe âm thanh tiếng ve quen thuộc của mùa hè, lắng nghe tiếng hát thân thương nghĩa tình của con người Việt Bắc và trái tim rung động biết bao! Đó là thị trung hữu họa, thi trung hữu nhạc. Nhiên, tình người. Thời gian trong đoạn thơ được diễn tả tuần tự bốn mùa bắt đầu từ mùa đông và khép lại là mùa thu lịch sử, mùa của thắng lợi tròn đầy, mùa của bình yên lắng đọng, nhưng có một thứ bất biến, không hề đổi thay, đó là nỗi nhớ, là tình yêu nhà thơ dành cho Việt Bắc. Thời gian trôi đi cảng làm nỗi nhớ thêm tha thiết, sâu lắng. Đó là tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ, cũng là mạch nguồn làm nên chất trữ tình chính trị sâu sắc và tính dân tộc đậm đà ở mỗi vần thơ Tố Hữu.

    Qua mười câu thơ tuyệt bút, bằng việc sử dụng cấu trúc đối đáp giao duyên "ta" "mình", kết hợp với việc sử dụng những ngôn từ hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm mà mộc mạc chân thành, nhà thơ đã làm nổi bật cảnh đẹp thiên nhiên bốn mùa ở núi rừng trong sự hài hòa với cốt cách và tâm hồn người Việt Bắc. Qua đó, tác giả đặc biệt ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Bắc, ngợi ca tình nghĩa cách mạng thủy chung gắn bó bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu nặng. Với việc sử dụng khéo léo, tài tình ngôn ngữ dân tộc, Tố Hữu đã trữ tình hóa mối quan hệ chính trị, lãng mạn hóa không gian kháng chiến khiến tình quân dân trở nên thi vị và đầy ấn tượng. Đoạn thơ góp phần làm nên thành công của tác phẩm và đem đến cho người đọc ấn tượng thật đẹp về một thời kì đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...