26.11.2021 Bấm để xem Dù giàu hay nghèo thì cũng nên có lòng trắc ẩn, nếu không muốn xã hội biến thành địa ngục trần gian. Hãy xem gương các nước Singapore, Triều Tiên, Thuỵ Điển, Bhutan. Trong Kinh thánh đã nói, người giàu đến được nước Thiên Chúa khó như con voi chui qua lỗ kim. Thực tế đã chứng minh người nghèo thường giàu tình cảm hơn. Trong Kinh thánh cũng nói: "Đừng phán xét để khỏi bị phán xét". Phán xét là việc làm của Chúa. Nếu bạn phán xét tức là bạn đang làm thay việc của Chúa trời. Không phải cứ ban hành nhiều luật và quy định chặt chẽ là người dân sẽ sung sướng. Những luật đó còn phải có Tình người và hơn hết là Vị nhân sinh. Như ông cha ta đã nói: Sưu cao thuế nặng chỉ làm khổ dân.. Tiền thuế xung công ích không được sử dụng đúng gây thất thoát lãng phí thì người dân còn khổ hơn. Ngưởi tham nhũng họ cũng rất khổ. Họ là con đẻ của chế độ và cơ chế. Họ cũng muốn sống an nhàn sung sướng mà không phải mưu tính gian dối trước sau. Có câu: Anh em như thể tay chân, lá lành đùm lá rách thương người như thể thương thân. Những người tham nhũng mang nhân cách rách nát ấy thì chúng ta phải thương lấy họ, chứ tại sao lại trừng phạt? Nên giơ cao đánh khẽ, hiểu thấu đáo vấn đề mới là bậc hiền trí. Tản mạn một ngày tháng 11..
Để hiểu được mình, thật khó! Bấm để xem Tôi nhận ra rằng Đời sống nên biết (1) Tự lượng sức mình, (2) Không nên cố chấp, (3) Không được chối bỏ bản chất của chính mình và (4) Biết buông bỏ. Sống thuận theo tự nhiên thì sống, chống lại tự nhiên thì chết. Đó là quy luật muôn đời. Tuy nhiên, trong Kinh tế học thì việc Không chối bỏ bản chất của chính mình hay nói cách khác là trở nên Trung thực lại gặp trở ngại. Điểm lại lý thuyết Kinh tế học, thì Adam Smith là cha đẻ của Kinh tế học hiện đại cho rằng "Mỗi người nên vì lợi ích của bản thân". Mới đây có khái niệm Điểm quân bình tối ưu (Nash equilibrium) của John F. Nash Jr. John lấy ví dụ một cô gái tóc vàng xinh đẹp cùng những cô gái tóc nâu gặp nhóm bạn trai trong quán bar. Nếu tất cả các bạn trai đều tán tỉnh cô tóc vàng thì không ai có được cô cả và các cô gái tóc nâu khác cũng không chấp nhận các chàng trai vì không muốn làm lựa chọn thứ hai. Nhưng nếu các chảng trai không tiến đến với cô gái tóc vàng và mỗi người chọn cho mình một cô tóc nâu thì tất cả đều sẽ có người yêu. Có ý kiến cho rằng đây là quan điểm để chiếm cô tóc vàng cho riêng mình, cũng có thể cho là một lời đùa cợt. John khái quát rằng "Mỗi cá nhân nên vì lợi ích của bản thân, và đồng thời, vì lợi ích của cả nhóm". Ông được trao giải nô ben, là một thiên tài toán học nhưng đáng tiếc lại bị thần kinh. Trở lại với thực tế, nếu tất cả mọi người bán đều trung thực, mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng, thì sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ trở nên rất sát giá, hòa vốn hoặc thậm chí lỗ. Có cách nào để ngăn lỗ trong trường hợp người bán đều trở nên trung thực? Câu hỏi này nên để lại cho các nhà Kinh tế học trả lời. Mình không trả lời được. Nhưng mình cho rằng câu trả lời có thể là khái niệm Điểm quân bình tối ưu của John. Nhưng điều cốt tuỷ của chế độ Tư bản là tạo ra Giá trị thặng dư. Nếu không có Giá trị thặng dư (hay Tiền lãi) thì không có Kinh tế học Tư bản. Có thể hiểu nôm na "Khi thị trường đã đạt đến mức bão hòa thì Lãi là tối thiểu trên sản phẩm, nhưng tối đa Số lượng và Chất lượng bán ra". Đến đây, tôi cảm tưởng dường như Cộng sản đã chiến thắng Tư bản và chúng ta sắp sống trong một thế giới Thiên đường Cộng sản nơi không có lừa lọc dối trá, chỉ có Sự thật. Đó chính là chính sách khiến một số nước giàu lên nhanh chóng. Họ bán ra sản phẩm giả kém chất lượng tức là dối trá nhưng đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua để chiếm lĩnh thị trường. Việc này giống như một người buôn gian bán lận trong thị trường toàn người trung thực, gây mất Uy tín. Nhưng đó là họ cố tình như vậy. Sau khi thu hồi vốn và phát triển công nghệ, họ mới bán sản phẩm chất lượng để lấy lại Uy tín. Nói ra thì dài, nhưng cũng tóm lại câu sau: Luật trời đã có, Đạo cũng đã có, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Đừng để đời cha ăn mặn đời con khát nước! Chân thành cảm ơn vì đã đọc, 26/12/2021 Sau nô en.
Chương trình Táo Quân năm nay nói rất hay về Mặt xấu của Internet và Mạng xã hội. Bài viết này được viết với quan điểm hướng về Mặt tốt. Bấm để xem Như chúng ta đã biết.. Ai cũng nghĩ rằng điều gì cũng có Mặt trái, Mặt phải, Mặt đúng, Mặt sai, Mặt tốt, Mặt xấu mà bản thân mỗi người là người biết rõ nhất. Tôi nghĩ rằng.. Trong tương lai rất xa.. Hàng ngàn năm, hàng triệu năm, hay hàng tỷ năm nữa.. Con người sẽ tiến hóa đến mức chúng ta trở thành dạng nửa người nửa máy (một số vd như cỗ máy điều gì cũng biết Google, tiền điện tử, robot tí hon chữa ung thư, tim, gan thận nhân tạo, chân tay giả bằng máy v. V), rồi sau đó lâu hơn nữa rũ bỏ thân xác trần tục để trở thành hình dạng Ánh sáng (vì Ánh sáng mang năng lượng chứa thông tin tri thức của nhân loại). Chỉ khi ấy mới có Xã hội Cộng sản, mới có Niết bàn. Nhưng, dù ngày đó có tới hay không, hãy luôn nhớ rằng, bên ngoài Ánh sáng còn có Bóng tối. Tuy nhiên, nếu ta suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy Mặt trái của người này lại là Mặt phải của người đối diện. Cũng như vậy, cái Sai của người này lại là cái Đúng của người đối diện anh ta. Vậy là, Trái Phải, Đúng Sai, Ánh sáng và Bóng tối cũng chỉ là Sự vật Hiện tượng Hoàn chỉnh Hiện hữu mà thôi. Vậy mới biết rằng.. "Tâm phân biệt, chứ không phải Tâm không phân biệt, và cách Định danh cố định không phù hợp, mới là mầm mống gây tai họa." Tôi nhận ra rằng Vòng tròn Bát quái là sai. Vì nó phân biệt giữa Trái Phải, Đúng Sai, Ánh sáng và Bóng tối, và Định danh cố định cho nó là như vậy. Đó là triết lý quá lỗi thời hủ lậu, thậm chí mê tín (vd Màu đen là xui xẻo? Màu đen đẹp và có thể là biểu tượng của may mắn chứ) cần được loại bỏ.. Sự vật Hiện tượng Hoàn chỉnh Hiện hữu nó lúc Trái, lúc Phải, lúc Đúng, lúc Sai, lúc Sáng, lúc Tối. Nó Hiện hữu. Phải chăng nó là một Hình tròn màu Xám? Như mặt trăng vậy. Trăng còn có lúc tròn lúc khuyết. Ai biết mặt trăng Đúng hay Sai? Phân biệt trăng tròn Đúng hay Sai và Định danh tròn Đúng khuyết Sai vào cố định một ngày là sai lầm. Trăng vẫn tỏ trên bầu trời vằng vặc! Nhật thực và Nguyệt thực cũng vậy! Ngày thành đêm là chuyện bình thường! Nếu Vũ trụ có màu, đó sẽ là năm màu từ Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Còn muôn màu khác tạo nên Vũ trụ, tại sao ta không thêm vào? Sao chỉ hai màu Trắng và Đen, hay năm màu trên? Không! Chưa chính xác! Sự thật Cuộc đời Muôn màu Muôn vẻ, Muôn hình Vạn trạng. Internet và Mạng xã hội cũng vậy. Có xấu có tốt là chuyện bình thường. Đó là Chủ nghĩa hiện sinh.. Rốt cuộc Chủ nghĩa Hiện sinh (Sự sống - Đấu tranh - Tiến lên - Sự vật hiện hữu) sẽ chiến thắng? Hay Chủ nghĩa Hư vô (Cái chết - Bất bạo động - Lùi bước - Thuyết vô vi) của Lão tử sẽ chiến thắng? Tôi không biết! Nhưng tôi tin vào Sự sống. Nó vẫn đang chiến thắng trên quả địa cầu này. Tôi nghĩ rằng, "Cuộc đời bản chất chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta tự tìm cho mình một ý nghĩa sống mà thôi." Đó là dài hạn. Còn về ngắn hạn, tôi xin Ủng hộ đề xuất giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% của Chính phủ sắp tới.. Giảm thuế VAT là hình thức giảm Giá trị thặng dư trên Sản phẩm. Giảm thuế sẽ khiến các doanh nghiệp có Lãi nhiều hơn, quay vòng Vốn đầu tư, Sản xuất, Nhập khẩu và Xuất khẩu nhiều hơn, từ đó có Sản phẩm Đa dạng và Chất lượng cao hơn, dẫn đến có lợi cho người dân, doanh nghiệp và chính phủ do Thuế nộp nhiều hơn. Nhìn vào các nước phát triển, đều thấy đa số có mức thuế VAT thấp. Đó là một chính sách đúng đắn. Nói chuyện lan man, dù sao Năm mới xin cầu chúc Người người Sức khoẻ, Gia đình Vui vẻ, Hòa thuận, gặp nhiều May mắn, Đất nước Bình an, An lạc, Thịnh vượng. Suy tư và Viết cho mình là chính - Sáng 02.02.2022 (Mùng 2 Tết Nhâm Dần)
Kinh tế học thường thức: Miếng kẹo cao su và tác hại! Bấm để xem Một số nước đang thực hiện chính sách tiền tệ, tài chính và kinh tế mà tôi ở đây tạm gọi là chính sách "Miếng kẹo cao su", có một số đặc điểm sau: 1. Rẻ và phổ biến. Kẹo cao su là một thức ăn như vậy. Theo đó, nhà hoạch định chính sách cho người tiêu dùng tiêu thụ các loại hàng hóa rẻ, tràn ngập thị trường, hướng tới mục tiêu đem đến lợi nhuận cao nhất cho người bán. 2. Nhai đi nhai lại được. Đặc điểm thứ hai của kẹo cao su là tính nhai lại hay dùng lại. Sản phẩm được dùng đi dùng lại, tái chế và có vòng đời sử dụng rất lâu. Nhưng không phải ai cũng thích và cũng không nên nhai lại nhiều. 3. Ít công năng. Ngoài tác dụng làm sạch răng, thơm miệng thì kẹo cao su không có tác dụng gì khác. Đây cũng là nhược điểm của một số sản phẩm trên thị trường, khi mà công dụng ít, gần như chỉ có một công dụng chính, vì là sản phẩm giá rẻ. 4. Tính mềm dẻo và dính. Kẹo cao su mềm dẻo thì một số sản phẩm trên thị trường cũng vậy. Có thể mang một sản phẩm này đi bán ở một thị trường khác hoàn toàn mới mà vẫn đảm bảo doanh thu và lãi. Và khi đã có lãi thì người tiêu dùng rất khó từ chối mua và sử dụng. Có thể thấy, đây là một chính sách khá hay, nhất là trong bối cảnh thị trường bão hòa và phát triển dần chậm như của Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, chính sách "Kẹo cao su" có một nhược điểm đó là bã kẹo thải ra sau quá trình tiêu thụ, dính nhằng nhằng và rất mất vệ sinh. Đây tượng trưng cho những hậu quả về môi trường khi mà chính sách này được áp dụng. Người bán được hưởng lợi, người tiêu dùng hưởng lợi, nhưng cần quan tâm hơn đến môi trường. Không ai muốn dính bã kẹo vào quần áo thải ra bởi người khác! Thêm nữa, tư duy "kẹo cao su" là tư duy bán hàng và tiêu thụ ngắn hạn, không phải là tư duy dài hạn, bền vững. Nên có một cách áp dụng chính sách hợp lý hơn, vd như tư duy "đĩa salad" ngon miệng và phù hợp sức khoẻ, môi trường mà vẫn rẻ, còn hơn đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế. Tản mạn một ngày cuối tháng 8 (30/8/2022)
Gian dối trong giáo dục: Chạy theo thực tế đến bao giờ? Bấm để xem Tôi học Đại học 2 năm ở Singapore, sau đó về nước làm việc và học liên kết đào tạo với Đài Loan bậc Thạc sỹ. Nhưng với tôi, những năm tháng học tập không phải chỉ là một màu hồng. Thực tế, hiệu quả của bậc Đại học và trên Đại học vẫn đang là dấu chấm hỏi, kể cả ở nước ngoài. Nhiều sinh viên (theo như tôi được biết), thậm chí nghiên cứu sinh, không có khả năng viết báo và hoàn thành các nhiệm vụ học thuật đơn giản, như thu thập, tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu bằng phần mềm. Họ không thể hoàn thành và nhiều khi ỷ lại vì có các giáo viên 'hỗ trợ'. Một số trường hợp giao phó hoàn toàn trách nhiệm viết báo cho giáo viên và họ 'cảm ơn' giáo viên một số tiền gấp hai, ba lần tháng lương của giáo viên đó. Thực trạng đó đang tràn lan trong xã hội và các trường đại học hiện nay, đặc biệt trong các khối ngành kinh tế và xã hội, nơi mà việc viết bài không có một ranh giới rõ ràng giữa cái đúng và cái sai. Đến đây, ai cũng biết là cần phải xét về đạo đức nghề nghiệp của các giáo viên đó. Họ nghĩ gì khi nhận những đồng tiền đó và liệu những bài báo đó có phản ánh một nền khoa học lành mạnh, phản ánh trình độ của sinh viên, hay chỉ là một cách thức hợp lý hóa bằng cấp mà sinh viên đó được trao? Liệu một cách thức thiếu lành mạnh như làm hộ luận văn hay cái cách mà các giáo viên bỏ qua cho sinh viên nếu phát hiện hành vi gian dối trong thi cử sẽ gây ra hậu quả không chỉ cho cá nhân sinh viên đó trong tương lai (vì không được dạy đến nơi đến chốn về đạo đức nghề nghiệp), mà cho cả xã hội nếu sinh viên đó làm việc gây hậu quả, đặc biệt nếu người đó giữ vai trò quan trọng trong xã hội? Những hành vi đó còn ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở đào tạo, giá trị của tấm bằng, và là sự bất công với những sinh viên thành thật. Tôi cho rằng, với chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp đào tạo của nước ta đang trong thời kỳ chuyển giao, cần có các chính sách mạnh mẽ hơn nữa để 'chuyển đổi', cần phải từng ngày từng giờ "nghĩ ra cái mới", và "biến cái cũ thành cái mới". Vậy nên, nếu có thể, tôi cũng mong muốn góp một tiếng nói trong quá trình này, đem đến một làn sóng của sự thay đổi, để tạo ra một xã hội nơi sinh viên thực sự là những người cầu thị, và giáo viên thực sự là những người uyên bác và có đạo đức. Cụ thể, có thể xem xét việc khởi tố giáo viên và sinh viên liên quan nếu phát hiện hành vi gian dối. Đó thực sự mới là một bước tiến trong giáo dục, tiến đến một xã hội nơi "giáo dục thực chất" là điều tiên quyết. Cần phải giáo dục cho học sinh, sinh viên, và thậm chí cả giáo viên đạo đức, cụ thể là đạo đức trong giáo dục, rồi trở thành văn hóa giáo dục, trước khi dạy chuyên môn. Thêm nữa, cần có chính sách lương hợp lý, tính được mức bao nhiêu là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Khi đời sống được đảm bảo, giáo viên sẽ không phải 'tham' tiền của sinh viên, tránh xảy ra sai phạm. Tóm lại, theo tôi, trình độ không thể hiện văn hóa, và văn hóa giáo dục mới thực sự là điều trước tiên cần phải thay đổi, để đáp ứng được sự biến đổi mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. MinhMinh126 (22/12/2022)
Đầu Xuân năm mới nói chuyện Thay đổi! Bấm để xem Theo tôi, Tư duy chỉ huy Hành động (Câu này tôi tự nghĩ ra qua học hỏi, trải nghiệm). Vậy nên, Hành động sai là do Tư duy có vấn đề. Cũng như vậy, muốn thay đổi Hành động thì trước tiên phải thay đổi Tư duy. Từ việc lớn như thay đổi một đất nước, chống tham nhũng, dạy con cái hay thay đổi bản thân hàng ngày hàng giờ, trước tiên hãy bắt đầu với Tư duy! Chúc mọi người năm mới đều có Tư duy mạch lạc, rõ ràng, chính xác. Cung chúc Tân xuân Quý Mão 2023!
Người luôn khẳng định là mình tốt, mà có khi tốt thật, nhưng chẳng ai tin là tốt, sống như thế cũng là khổ. Người chẳng bao giờ nói mình tốt, mà thực sự chưa chắc tốt, nhưng ai cũng tin là tốt, sống như thế cũng là sướng.
Truyện Tây Du Ký có ba nhân vật ứng với Tam độc có trong con người: Bấm để xem 1. Tôn Ngộ Không - Sân (giận dữ) - muốn tu thì dùng Định (bình tĩnh - thiền) để sửa. 2. Trư Bát Giới - Tham (tham lam, tham ái) - muốn tu thì dùng Giới (luật lệ - Bát chánh đạo) để sửa. 3. Sa Tăng - Si (ngu si) - muốn tu thì dùng Tuệ (trí tuệ - Bát Nhã) để sửa. Nam Mô A di đà Phật!
Trách nhiệm Bấm để xem Cuộc sống không chỉ vì sướng hay khổ mà còn có cả mục tiêu, mục đích sống hay còn gọi là vai trò, trách nhiệm. Dù sướng hay khổ thì cũng phải hoàn thành vai trò, trách nhiệm đó. Có người sinh ra để làm lính, có người sinh ra để làm nhân viên quèn, có người sinh ra để làm giám đốc. Người lính không thể nói rằng canh gác khổ lắm tôi không canh gác nữa. Ông giám đốc tiền nhiều không thể nói rằng tôi nhiều tiền sướng lắm rồi thôi không cần kiếm nữa. Hoàn thành vai trò, trách nhiệm là đã đạt được mục tiêu mục đích sống trong cuộc đời. Cuộc đời đó gọi là cuộc đời có ý nghĩa. Nếu muốn thay đổi số phận không có cách nào khác là hoàn thành thêm nhiều vai trò, trách nhiệm trong cuộc sống. Suy nghĩ về chữ Trách nhiệm ngày 4/6/2023.
Biết Mình Bấm để xem Khi bạn biết mình xấu, bạn có hai lựa chọn: Hoặc tiếp tục trở thành người xấu hơn hoặc hối cải và trở thành người tốt. Khi bạn biết mình tốt, bạn cũng có hai lựa chọn: Hoặc tiếp tục trở thành người tốt hơn hoặc phản bội và trở thành người xấu. Chỉ sợ bạn không biết mình tốt xấu, không sợ người khác không biết bạn tốt xấu. Vì khi người khác có ấn tượng sai về bạn (bạn xấu mà họ nghĩ bạn tốt hay bạn tốt mà họ nghĩ bạn xấu), biết đâu lại là thời cơ của bạn, lợi dụng sai lầm trong tư duy này để chuyển bại thành thắng. Thông minh nó ở chỗ đấy! Người khác có ấn tượng sai về bạn, bắt nguồn từ sai lầm trong tư duy của người đó, dẫn đến sai lầm trong hành động, trở thành sai lầm trong tính cách, rồi cuối cùng thành số phận sai lầm. Đó là sai lầm của họ, không phải của bạn! Đây gọi là Nghiệp! Biết Nghiệp của mình mà không thay đổi thì là Ngu si! Ngu si nó ở chỗ đấy! Vậy nên trong Bát chánh đạo có Chánh Kiến và Chánh Tư duy quan trọng như thế! Suy nghĩ về hai chữ Biết Mình ngày 5/6/2023.