Suy nghĩ: Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, nhưng ánh sáng thầy rọi vào ta sẽ còn mãi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tâmniên, 1 Tháng tư 2020.

  1. tâmniên

    Bài viết:
    98
    "Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, nhưng ánh sáng mà thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời" (Quách Mạc Nhược). Câu nói trên là một câu nói ý nghĩa, cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của người thầy đối với cuộc đời mỗi người. Vậy ta hiểu câu nói trên như thế nào?

    "Mặt trời, mặt trăng" là những gì thuộc về đất trời, tự nhiên đem lại ánh sáng cho nhân loại; "mọc, lặn tròn, khuyết" là quy luật của chúng; "ánh sáng và thầy rọi và ta sẽ còn mãi trong cuộc đời" là sự trường tồn, bất biến của những gì mà thầy đã mang đến cho ta. Quách Mạc Nhược đã sử dụng sự tương phản của mặt trời và mặt trăng làm nổi bật công ơn to lớn của thầy. Câu nói trên là một bài học sâu sắc.

    Vậy vì sao lại thế? Bởi trong cuộc đời mỗi người từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, ngoài bố mẹ, người thân yêu bên cạnh ta, thầy cũng là người có công ơn người lao đối với chúng ta. Hành trình cuộc đời mỗi người đều có thầy đi qua và sẽ để lại dấu ấn khó phai mờ trong cuộc đời. Thầy soi rọi vào ta những thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất: Ánh sáng của tri thức, của trí tuệ, của văn hóa, thầy bồi đắp cho ta tình yêu thương, niềm tin cuộc sống, ý chí nghị lực. Thầy chắp cánh cho ta ước mơ, lý tưởng hoài bão, thầy không chỉ dạy cho ta tri thức mà còn dạy cách làm người, dạy cách trưởng thành, truyền đạt những kỹ năng sống làm hành trang để bước vào đời, giúp hoàn thiện nhân cách và trở thành một công dân có ích. Thấy luôn bên ta, là nơi dựa cho ta, là nơi động viên tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời, để có thể đương đầu với khó khăn, thử thách. Đó chính là những ánh sáng mà thầy chiếu rọi vào cuộc đời mỗi người - thứ ánh sáng bất biến trường tồn mãi mãi, không bao giờ bị phai mờ.

    Dân tộc Việt Nam chúng ta rất tự hào vì có một truyền thống tôn sư trọng đạo rất đẹp, công ơn thầy được đưa vào cả những những câu thơ, những câu văn: "Muốn sang thì bắc cầu kiều /Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Có thể nói thầy là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi người. Thế nhưng, thật đáng buồn khi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, học sinh chểnh mảng học hành, chỉ lo chơi bời, không yêu quý kính trọng thầy cô cũng như công sức mà thầy cô bỏ ra.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Nghiên Di, Thùy Minh, Sói1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...