Suy nghĩ: Con người không phải là bình nước cần được đổ đầy, mà là ngọn đèn cần được thắp sáng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Đông Phương Y Huệ, 14 Tháng hai 2020.

  1. * Giải thích

    -
    "Bình nước" : Là một vật rỗng, tĩnh tại, có chức năng chứa đựng.

    - "Bình nước cần được đổ đầy" : Thu nạp, tiếp nhận một cách tự động, nhồi nhét.

    - "Ngọn đèn" : Là vật có chức năng tỏa ra ánh sáng, không tĩnh tại.

    - "Ngọn đèn cần được thắp sáng" : Ngọn đèn chưa được châm lửa, nếu được châm sẽ cháy sáng và ấm áp.

    Đây là một quan niệm về con người, về phương thức giáo dục. Con người không thu động, tĩnh tại mà luôn luôn phải vận động, phát triển, có khả năng tiếp nhận sáng tạo vô tận. Phương thức giáo dục con người là phải truyền dạy, khơi lên khả năng ấy.

    * Bàn luận

    - Đây là một quan niệm giáo dục tích cực, đúng đắn:

    + Con người khác con vật ở chỗ có ý thức, trí tuệ và đời sống tâm hồn phong phú, biết hoạt động để vươn lên trên bản năng.

    + Con người luôn có những khả năng tiềm tàng rất lớn. Ngọn đèn được thắp sáng sẽ tỏa rộng muôn nơi để mọi vật cùng sáng lên.

    + Khi ngọn đèn được thắp sáng rồi, nó sẽ bùng cháy lên thành ngọn đuốc. Con người với sự thông minh, năng động sẽ không bao giờ bằng lòng với những cái đã có, họ sẽ tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo. Cứ như thế xã hội sẽ được phát triển.

    - Câu nói là quan niệm về phương thức giáo dục nên đặt trọng trách lên vai những người thầy. Người thầy không chỉ là người đổ dầu, truyền tri thức mà phải là người thắp lửa, khai sáng, khơi dây ở mỗi học sinh ngọn lửa của tri thức, sáng tạo và đam mê.

    - Nếu cứ truyền đạt theo phương thức giáo dục thụ động thì sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo của người đọc.

    * Mở rộng

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...