Đám ma bác giun Trần Đăng Khoa Bác giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống uống rượu la đà Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần Trích trong tập Góc sân và khoảng trời (1968)
Hoa dại núi Hoàng Liên Xuân Quỳnh Một ngày đường từ miền đất trung du Tôi chỉ gặp bụi bay và nắng gắt Sang thu rồi gió vẫn nồng da mặt Tiếng ve nào còn sót trong lùm cây Nghe nhói lòng nỗi nhớ cuối tình yêu Chợt thấy lạc giữa bốn bề vắng ngắt Lên cao...lên cao nắng như dần nhạt Bỗng vui mừng bắt gặp một nhành hoa Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi Hoa nép mong manh trước tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ Mà thấy người cành lá khẽ lung lay Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây ( Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ...) Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi Không phải hoa được ở cùng người Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ Được khoe đến muôn màu sắc lạ Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương Không phải hoa được cắm trên bàn Trong ngày hội của những niềm vui mới Những hoa này lại nở cho triền núi Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung Nên ít ai để ý sắc từng bông Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ... Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi. Trích trong tập thơ Tự Hát (1984)
Cảm xúc Xuân Diệu Tặng Thế Lữ Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến Đây là quán tha hồ muôn khách đến Đây là bình thu hợp trí muôn hương Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc... Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm... Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ... Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời Trút thời gian trong một phút chơi vơi Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ... Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm Sao lại trách người thơ tình lơi lả? Trích trong tập Thơ thơ (1938)
Dậy mà đi Tố Hữu Dậy mà đi! Dậy mà đi! Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi? Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Huống đường chi còn lắm bước gian truân Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Thì đứng dậy xoa tay và tự bảo: Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây! Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai Chân có ngã thì đứng lên, lại bước. Thua ván này, ta đem bầy ván khác, Có can chi, miễn được cuộc sau cùng Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người. Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo. Trích trong tập thơ Từ ấy (1946)
Hoàng hôn Lưu Trọng Lư Bên thành con chim non hót nỉ non: Giục lòng em bồn chồn buổi hoàng hôn Em trách gì con chim con? Em oán gì con chim con? Em chỉ hận: Sao em ngơ ngẩn, Để tình lang em lận đận chốn xa xôi, nơi tuyệt vời Trong lúc con chim trời Bên em nó hát những lời ...nước non Trích trong tập thơ Tiếng thu (1939) Đôi lời về nhà thơ Lưu Trọng Lư. Lưu Trọng Lư (1912 - 1991), sinh ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch Việt Nam và là một trong những người đi đầu trong phong trào thơ mới. Ông đến năm thứ ba của trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội viết văn, làm báo để kiếm sống. Sau Cách mạng Tháng tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền văn nghệ ở mặt trận Bình Trị Thiên và Liênkhu V. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, nghệ thuật, là hội viên Hội nhà văn từ năm 1957 và từng làm Tổng thư ký hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1992 ông mất tại Hà Nội. Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng Giải Thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học nhưng do ảnh hưởng của thời đại cùng với tư tưởng văn chương mới mẻ của phương Tây du nhập vào nước Nam ta thời kỳ đó (đặc biệt là văn chương lãng mạn Pháp) và cái tính cách "thi nhân" đã tạo nên một hồn thơ Lưu Trọng Lư rất đỗi phóng khoáng, lãng mạn - một chàng lãng tử của những cơn say trăng, hoa, gió, rượu, men tình. Thơ Lưu Trọng Lư chú trọng âm nhạc và hình ảnh, ít tư tưởng triết lý. Dường như khi đọc thơ Lưu Trọng Lư lên ta thấy được cái êm ái, sự cân bằng vốn dĩ là "quốc hồn quốc túy" trong thơ ca Việt Nam ta từ xưa đến nay như khi đọc lên một bài hát ru, rất hợp để các nghệ sĩ nữ hát chèo ngâm xướng. Trên kia là một trong tác phẩm hay nhất của ông (theo ý kiến cá nhân của tớ).
Áo trắng ra chơi Nguyễn Nhật Ánh Giọt nắng nào rơi trúng vai tôi Tôi ngước lên, mùa đã xuân rồi Tình như áo cũ lâu không mặc Chiều lòng nắng mới lấy ra phơi Tiếng chim nào rơi trúng vai tôi Tôi ngước lên, mùa vải chín rồi Từ hú về bên hè đánh thức Ngôi sao buồn mọc phía xa xôi. Chiếc lá nào rơi trúng vai tôi Tôi ngước lên, trời chớm thu rồi Chợt thấy mây giăng ngoài cửa lớp Biết rằng áo trắng đã ra chơi...
Tiêu vong Chưa rõ tác giả Mộng canh sương buồn như ngày nắng mới Để thời xưa rung chuyển với đêm thâu Giờ quá đỗi trang nghiêm không dám nói Cho sao khua êm dịu dưới mây sầu Xa vòi vọi là muôn giờ cách biệt Của linh hồn từng sống buổi sơ khai Và gần gũi là ưu tư nhớ tiếc. Đìu hiu như sóng bạc giữa giữa sông dài! Ôi Lan Hương! Từ khi về núi tuyết, Tiếng li ca còn dưới đêm huyền, Buồn chia ly tiếp theo sầu vĩnh biệt Vỡ tan rồi mộng đẹp của tình duyên! Hỡi trinh nữ với mắt sầu ai oán , Khi ngước nhìn buồn rũ cõi xa xăm! Hỡi đôi môi làm xiêu hồn rối loạn Đỏ hơn giòng huyết lệ của muôn năm? Bởi vì đâu tình trai chưa kịp nở Mà mong chờ lịm chết giữa mây tang? Sao xương trắng nằm yên trong nấm mộ, Còn đôi lần ứa máu rỉ lời lời than? Hỡi hồn lạc bơ vơ nương bóng tối Ôi đêm dài không có ánh sao trăng! - Người làm chi mà đã vòng tội tỗi Trả lời ta một tiếng hỡi trời băng! - Người đã nguyện tình yêu là tuyệt đích, Thì muôn đời quằn quại đến tanh mê. Trời bỏ mặc trần gian theo sở thích, Thì đường đi tiêu diệt khó lui về! Đành lẳng lặng mà chờ ngày mạt số, Hết phương rồi cứu chữa được trần gian.