Sữa chua là một loại thực phẩm rất quen thuộc với mọi người. Đặc biệt trong ngày hè nóng bức thế này, có một cốc sữa chua trái cây thì tuyệt vời. Mặc cho nắng nóng vẫn lũi đi tìm khắp ngõ ngách xem quán nào ngon mà đổ bộ thường xuyên. Nhìn trắng trắng, mềm mềm quả đúng là hấp dẫn người nhìn. Sữa chua là gì? Sữa chua còn có tên gọi khác là yaourt. Đây là một sản phẩm được tạo ra bởi sự lên men lactic sữa. Sữa chua được lên men tự nhiên từ các loại sữa, nhưng loại sữa được sử dụng nhiều nhất là sữa bò tươi. Nhìn trắng trắng, dẻo dẻo ăn vào có vị chua nhẹ đúng là kích thích vị giác. Những ai mà không thích ăn quá ngọt hay quá chua thì sữa chua dường như sinh ra cho những người như thế. Cái vị chua nhẹ trong đầu lưỡi, thơm thơm trong miệng chắc chắn sẽ làm bạn mê đắm "cô nàng" trắng trẻo, mềm mại này. Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua? Ngoài vị ngon ra, thì sữa chua còn mang những giá trị dinh dưỡng cao. Những giá trị dinh dưỡng này đều có lợi cho cơ thể chúng ta. Phân loại sữa chua? Sữa chua được chia thành ba nhóm chính: Sữa chua truyền thống, sữa chua uống và sữa chua biến thể làm từ sữa dê hay sữa đậu nành. Vì thế, bên cạnh các loại sữa chua truyền thống, thì trên thị trường hiện nay có thêm nhiều loại sữa chua để đa dạng thêm cho sự lựa chọn của mọi người. - Sữa chua nguyên kem: Là loại sữa chua giàu chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại sữa chua. Ưu điểm lớn nhất của sữa chua nguyên kem là còn giữ nguyên vẹn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, lượng chất béo trong sữa chua nguyên kem lại gấp ba lần sữa chua thường. - Sữa chua ít béo: Là sản phẩm được giảm bớt lượng chất béo trước khi lên men nhưng vẫn giàu giá trị dinh dưỡng của sữa. - Sữa chua dạng uống: Loại sữa chua này ngày càng phổ biến vì sự tiện lợi và dễ sử dụng. Loại này có giá trị dinh dưỡng như sữa chua truyền thống tuy nhiên khi chọn thì bạn nên để ý đến thành phần và lượng đường ghi trên nhãn sản phẩm. - Sữa chua từ sữa dê và sữa cừu: Sữa chua từ sữa cừu và sữa dê có giá trị dinh dưỡng tương tự như sữa chua từ sữa bò nhưng hàm lượng đường thường thấp hơn. Tuy nhiên, hương vị của sữa chua từ sữa dê và sữa cừu thì khó cảm nhận hơn. Hương vị này bắt nguồn từ các loại axit béo khác biệt so với axit béo trong sữa bò. - Sữa chua kefir: Để làm sữa chua kefir, người ta cho lên men sữa bằng chủng vi sinh vật "kefir grains". Các loại vi sinh vật gồm lactobacilli, streptococci, nấm men.. tạo cho sữa chua vị chua nhẹ và thơm thoang thoảng mùi nấm men. Giống như sữa chua thông thường, sữa chua kefir giàu đạm, canxi, vitamin D và các vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Sữa chua truyền thống nếu các bạn thấy ngán thì các bạn có thể thử một trong các loại sữa chua trên. Đôi khi các bạn sẽ tìm được khẩu vị phù hợp với mình qua các loại trên. Công dụng của sữa chua? Sữa chua ngoài là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ra thì nó còn có những công dụng tuyệt vời khác có lợi cho cơ thể chúng ta. - Cung cấp protein Protein là một chất quan trọng của cơ thể, protein hỗ trợ đổi trao đổi chất và cân bằng lượng calo mất đi sau một ngày hoạt động của cơ thể chúng ta. Trong 200gr sữa chua có đến 12gr protein vậy nên ăn sữa chua thường xuyên vừa ngon lại vừa cung cấp protein một cách đơn giản nhất. - Tăng cường hệ miễn dịch Nhờ chứa nhiều probiotics mà sữa chua được xem như là loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ nhất. Loại men này có khả năng giảm viêm hiệu quả. Sữa chua còn cung cấp thêm vitamin D càng làm cho lá chắn miễn dịch càng trở nên mạnh mẽ hơn. - Có lợi cho tim mạch Chất béo trong sữa chua hầu như là chất béo bão hòa và nó được chứng minh là tốt cho sức khỏe tim mạch. Ăn sữa chua thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, và đặc biệt làm giảm mắc huyết áp nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tim nguy hiểm. - Giúp sáng da và bảo vệ da Theo một số nghiên cứu thì sữa chua cũng sẽ giúp tăng độ sáng cho da khi chúng ta ăn hay đắp mặt nạ. Giúp làm giảm các vết đồi mồi, tàn nhang do ánh sáng mặt trời mang lại. - Giúp chống loãng xương Trong sữa chua chứa nhiều canxi, kali, phốt pho các khoáng chất này đều tốt cho xương. Và đặc biệt là canxi có vai trò giúp cho xương chắc khỏe. Các chất đấy giúp cơ thể ngăn ngừa lõa xương và làm giảm các tình trạng suy yếu xương ở người già. - Có lợi cho hệ tiêu hóa Vì sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi thuộc các chủng sinh lactic có khả năng liên kết với các vi nhung mao của ruột, nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra sữa chua vì được lên men tự nhiên nên nó chứa nhiều các men vi sinh có lợi cho đường ruột cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch. - Ngoài ra sữa chua càng có các tác dụng khác như: Cải thiện tình trạng viêm nhiễm da, giúp kiểm soát cân nặng hay làm săn chắc và giảm nếp nhăn. Một số lưu ý khi dùng sữa chua? Có thể sữa chua rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn nên ăn uống một cách hợp lí và tránh lạm dụng quá nhiều vào sữa chua để gây ra nhưng vấn đề tiêu cực. - Không ăn sữa chua khi đói: Độ pH có trong sữa chua là >=5, 4 nhưng độ pH trong dạ dày khi đói chỉ có =<2. Vậy nên khi đói hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao nếu bạn ăn sữa chua vào lúc này thì các men vi sinh và lợi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt và làm giảm tác dụng đối với cơ thể. Tốt nhất là bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn 1 - 2 tiếng. - Ăn sữa chua một cách hợp lí: Giống các loại thực phẩm khác, bạn không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều trong một ngày. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm biến mất cảm giác thèm ăn và nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra lạnh bụng. - Đừng uống nóng hay ăn đông sữa chua: Khi hâm nóng hay đông lạnh sữa chua các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ biến mất từ đó lợi ích của sữa chua sẽ mất hết. Nên bạn hãy ăn sữa chua ở nhiệt độ bình thường hoặc đặt trong ngăn mát để dùng. - Ăn kèm với các thực phẩm khác: Bạn có thể ăn kèm sữa chua với các loại trái cây hoặc nếp cẩm. Tuy nhiên bạn không nên ăn kèm sữa chua với các loại thực phẩm có dầu mỡ cao như xúc xích.. Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất nitrosamine, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua tạo ra chất có khả năng gây ung thư. Một số trường hợp hạn chế dùng sữa chua? - Tuy sữa chua rất tốt nhưng có nhiều trường hợp không nên dùng sữa chua đó là những người bị bệnh tiểu đường, viêm túi mật hay viêm tuyến tụy. Vì hàm lượng đường và chất béo trong sữa chua tương đối cao nên nếu ăn sữa chua sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. - Những trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. - Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu chỉ nên chọn sữa chua ít đường và được làm 100% từ sữa đã được xử lý (tiệt trùng). Nên tránh hoàn toàn những loại sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa thô, chưa qua xử lý. Những hãng sữa chua nổi tiếng trong thị trường Việt Nam? Sữa chua TH True Milk Sữa chua Dalat Milk Sữa chua cô gái Hà Lan Sữa chua Vinamilk Sữa chua Emmi Sữa chua Nuti Sữa chua Ba Vì Sữa chua LiF Sữa chua dẻo Hy Lạp, Zeus Greek Sữa chua Wel Yo