(#1) Tên: Sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền thời hậu lê Tác giả: ThhienNg Thể loại: Bài luận Giới thiệu: Trong lịch sử nhà nước ta thời phong kiến, có thể thấy triều Hậu Lê được xem là một trong những triều đại có chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó, được xem là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Để đạt được sự phát triển đó, không những triều Hậu Lê mà bất cứ thời kì nhà nước phong kiến nào cũng đều phải hoạt động dựa trên những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo nhất định. Và dựa trên việc áp dụng nguyên tắc tôn quân quyền, mà phần nào đưa chế độ quân chủ chuyên chế thời Hậu Lê đạt đỉnh cao và kéo dài lâu nhất sự tồn tại của nhà nước trong lịch sử phong kiến nước ta. Bài viết sau làm rõ sự vận dụng nguyên tắc này trong thời Hậu Lê để có thêm hiểu biết về vấn đề này. Mục lục Mở bài I. Khái quát một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc Tôn quân quyền và nhà nước phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê.. 2 1. Khái quát về nguyên tắc Tôn quân quyền.. 2 2. Khái quát về nhà nước phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê.. 3 II. Sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong nhà nước phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê.. 3 1. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê sơ.. 3 2. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê Trung Hưng.. 5 III. Đánh giá sự vận dụng nguyên tắc.. 8 IV. Kết luận.. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Mở bài Trong lịch sử nhà nước ta thời phong kiến, có thể thấy triều Hậu Lê được xem là một trong những triều đại có chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó, được xem là thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Để đạt được sự phát triển đó, không những triều Hậu Lê mà bất cứ thời kì nhà nước phong kiến nào cũng đều phải hoạt động dựa trên những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo nhất định. Và dựa trên việc áp dụng nguyên tắc tôn quân quyền, mà phần nào đưa chế độ quân chủ chuyên chế thời Hậu Lê đạt đỉnh cao và kéo dài lâu nhất sự tồn tại của nhà nước trong lịch sử phong kiến nước ta. Bài viết sau làm rõ sự vận dụng nguyên tắc này trong thời Hậu Lê để có thêm hiểu biết về vấn đề này. I. Khái quát một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc Tôn quân quyền và nhà nước phong kiến Việt Nam. 1. Khái quát về nguyên tắc Tôn quân quyền. Nguyên tắc tôn quân quyền tức là quyền lực nhà vua là tối cao, độc tôn, vua nắm mọi quyền hành, tất cả mọi người phải phục tùng theo nhà vua, vua là "thiên tử" (con trời) nên ý của vua chính là ý trời. Vua nắm trong tay quyền kinh tế, chính trị, văn hóa – vua là người nắm vương quyền: Là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp. Các chiếu chỉ của vua có giá trị pháp lí cao nhất, các bộ luật được biên soạn trên cơ sở ý chí của vua. Vua đứng đầu nhà nước, điều hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vua cũng nắm giữ quyền hành pháp. Chỉ vua mới có quyền ân xá phạm nhân. Ngoài ra, Vua còn nắm giữ "thần quyền" : Vua ban danh hiệu quốc sự ban sắc phong cho thần linh, tự ý đặt nơi thờ cúng, chỉ có vua mới có quyền tế trời, thần dân chỉ cúng tổ tiên, thần thánh; vua là chủ sở hữu tối cao với ruộng đất công của làng xã. Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc cho vua và chức năng chính là tư vấn, phụ tá, thực thi quyền lực của vua. 4 2. Khái quát về nhà nước phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi hoàn toàn, đánh bại nhà Minh, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, lấy lại tên nước là Đại Việt. Sử sách sau này thường gọi triều đại do Lê Lợi lập nên là Hậu Lê. Ngày 15/4/1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi ở thành Đông Kinh, triều Hậu Lê lúc này mở ra được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến "từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn", tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam II. Sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong nhà nước phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê. 1. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê sơ. Triều Lê lúc mới lên theo quan chế của nhà Trần nhưng ở giai đoạn đầu Lê Sơ, chính thể quân chủ chuyên chế đã bước đầu được xác lập. Lê Thái Tổ đã nhanh chóng từng bước thiết lập bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực của nhà vua. Về mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua theo nguyên tắc tôn quân quyền của nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu, tăng cường hiệu quả quyền lực của hoàng đế. Tất cả quyền hành tối cao của bộ máy nhà nước đều tập trung vào triều đình mà đứng đầu là vua, vua là người duy nhất chủ trì các buổi tế lễ và tổng chỉ huy quân đội. Lê Thánh Tông đã thực hiện cải tổ bằng việc loại bỏ bớt một số chức quan, cơ quan ở trung ương, thành lập các cơ quan giám sát, không tập trung quyền hành vào một cơ quan tránh cho việc lạm quyền, tiếm quyền. Theo đó, vua là người đứng đầu, các quan lại, cơ quan chỉ là cơ quan giúp việc cho vua. Giúp việc cho vua có các quan đại thần, ở triều đình có sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần). Ông bãi 5 bỏ các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và các bộ phận thừa hành như thượng thư sảnh, trung thư sảnh.. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ chức tể tướng, trước đây tể tướng là người dưới một người trên muôn người, rất nhiều quyền hành, nay vua tự mình đứng ra điều khiển các quan, không thông qua tể tướng. Tương tự chức đại hành khiển đứng đầu quan văn cũng bị bãi bỏ. Ngoài ra Lê Thánh Tông còn bãi bỏ tam tư, chỉ còn lại tam thái, tam thiếu. Công thần dưới triều này không kiêm nhiệm các trọng trách lớn mà chỉ là những công thần không có thực quyền được hưởng phẩm cao, bổng hậu. Tiếp đó, Lê thánh tông lại tách Lục bộ ra khỏi thượng thư sảnh, thành lập sáu cơ quan riêng, chịu trách nhiệm trực tiếp từ vua. Đặt thêm các chức danh, cơ quan giám sát. Và để khuyến khích mở mang nông nghiệp- nền tảng phát triển của xã hội nước ta khi đó, Lê Thánh Tông cho lập ra 4 sở chuyên môn, bao gồm: Sở đồn điền, sở tầm tang, sở thực thái và sở điền mục. Ở địa phương chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Ông trực tiếp điều hành ở mức tối cao nhiều công việc của triều đình. Ở mỗi xã đặt ra các chức xã trưởng, do dân bầu nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan cấp trên. Đồng thời cho phép làng xã lập hương ước nhưng phải qua sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước, cấp trên. Trong quân sự, vua bỏ quyền của thái úy trực tiếp điều khiển quân đội. Thái úy hiện nay chỉ còn giữ việc tuyển quân, luyện quân; quyền lực thực tế thuộc về nhà vua. Cùng với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ tổng quát của các bộ, các khoa, các tự, các sở, nhà vua còn quy định rõ cơ cấu tổ chức, biên chế của từng bộ, từng khoa, với những chức danh, phẩm hầm và lương bổng cụ thể cho từng quan lại. Số lượng biên chế trong từng bộ, khoa, tự, sở và tổng số quan lại của cả nước đều được vua ấn định dứt khoát, không ai được tự tiện tăng hay giảm dù chỉ là một chức quan thấp nhất. Với việc thực hiện quản lý hệ thống quan lại này đã giúp nâng cao quyền lực nhà vua, xây dựng nên bộ máy hành chính có hiệu lực, 6 hạn chế đến mức thấp nhất sự phân quyền và sự lộng hành của các công thần, đảm bảo cho sự tập trung cao độ của quyền lực nhà nước trong tay Thiên tử.. Và như vậy ta có thể thấy, qua cơ cấu tổ chức, triều Lê Thánh Tông đã tạo ra hệ thống hành chính thống nhất từ trên xuống, gắn địa phương với trung ương vừa nhắm tới mục tiêu tập trung quyền lực, chỉ đạo của vua, hạn chế xu hướng li tâm, vừa phân chia chức trách, giảm thiểu sự chồng chéo của các cơ quan, địa phương. Nó nhằm hướng tới mục tiêu chung mà Lê Thánh Tông đã đặt ra ban đầu, đó là: "Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác xa nhau, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác hết đạo biến thông"; "Cốt để quan to, quan nhỏ cùng ràng buộc nhau, chức trọng, chức thường kìm chế lẫn nhau, uy quyền không lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến mọi người có thói quen theo đạo giữ phép không lầm lỗi làm trái nghĩa". 2. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê Trung Hưng. Đối với thời Lê Trung Hưng, với sự vận dụng một cách mềm dẻo nguyên tắc này của Nho giáo đã đưa tới sự ra đời của một chính thể độc đáo trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đó là thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh với sự song song tồn tại của 2 nguyên thủ quốc gia vừa cân bằng vừa đối trọng với nhau trong quá trình trị vì đất nước của mình. Cụ thể là sau khi Lê Thánh Tông qua đời, chỉ không đầy một thập kỷ, triều đình nhà Lê rơi vào cảnh hỗn loạn, suy thoái dẫn đến sự thay thế triều Lê sơ bằng chính quyền nhà Mạc. Để phù vua Lê, các triều Trịnh, Nguyễn lần lượt đứng lên chống triều Mạc để giành lại ngôi vị cho vua Lê. Thế nhưng cuối cùng, nhờ tài năng của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, quân nhà Lê dần dần thắng thế. Năm 1592, quân Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng, mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc với sự tồn tại của thể chế lưỡng đầu Lê- Trịnh. Trên danh nghĩa các vua Lê được coi là người duy nhất đứng đầu bộ máy nhà nước, nắm quyền bính trong tay và giữ quyền cai trị toàn bộ lánh thổ quốc gia Đại 7 Việt. Tuy nhiên trên thực tế, quyền lực của nhà vua còn bị hạn chế và chi phối mạnh bởi quyền lực của các chúa Trịnh. Để khẳng định uy quyền và địa vị pháp lý của mình, các chúa Trịnh buộc vua Lê phải phong vương cho mình. Vua Lê phong cho Trịnh Tùng giữ chức Tổng quốc, đứng đầu hàng ngũ quan lại trong triều và kể từ đó các vua Lê hoàn toàn "khoanh tay rủ áo", như cách nói của các sử gia đương thời, đối với chính sự. Mọi công việc từ trị sự đến quân sự đều do chúa Trịnh đảm đương. Về vấn đề tổ chức chính quyền thì vua Lê vẫn giữ theo mô hình thời Lê sơ và cơ cấu tổ chức cũng như quyền hạn của các cơ quan vẫn như trước đây, vẫn có tổ chức Lục bộ là Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Binh Bộ, Hình Bộ, Công bộ. Song càng về sau chức năng các cơ quan này càng bị hạn chế bởi sự ra đời của các cơ quan bên phủ chúa Trịnh như: Ngũ phủ Phủ Liêu, Lục phiên ở phủ chúa, tương đương 6 Bộ của triều đình vua Lê, cơ quan này không chỉ nắm trọn quyền thống lĩnh quân đội mà còn lấn dần và tước đoạt quyền hạn của lục bộ. Kể từ lúc này, toàn bộ việc tiền tài, thuế khóa, việc quân, việc dân đều thuộc cả về các phiên ty. Việc thuế khóa trước kia do 46 hiệu đứng ra thu thì Trịnh Cương gộp cả vào trong 6 cung trực thuộc 6 phiên: Cung tả trưng, Cung hữu trưng, Cung Đông, Cung Nam, Cung Đoài, Cung Bắc. Đứng đầu các Phiên là Tri phiên (tương đương với Thượng thư bên Lục bộ), Phó tri phiên (tương đương Thị lang), Thiêm tri phiên, Nội sai và Lại phiên cùng thuộc lại tất cả 60 người. Phẩm hàm của các quan lại bên Phiên thì Tri phiên tương đương Thượng thư, Phó tri phiên tương đương Thị Lang, còn các chức khác tương đương đều kém bên Lục bộ 1-2 bậc. Về chính quyền địa phương cơ bản vẫn được tổ chức theo mô hình thời Hồng Đức với 13 xứ thừa tuyên. Về lĩnh vực lập pháp, về mặt nguyên tắc, chỉ có nhà vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước phong kiến mới được toàn quyền trong hoạt động lập pháp. Tuy nhiên trên thực tế, sự tồn tại của chúa Trịnh lấn át quyền hành của vua Lê nên chúa Trịnh cũng có quyền bạn hành pháp luật. Những văn bản pháp luật mang 8 danh nghĩa vua Lê ban hành thực chất đều do chúa Trịnh soạn sẵn và nhà vua chỉ việc kí ban hành mà ít khi vua Lê bác bỏ nội dung của chúng. Và cũng bởi lẽ đó mà sau này trong tất cả các bài chiếu lên ngôi của vua Lê đều có một kết luận: Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, lên ngôi báu để gìn giữ tông miếu xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên. Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh Vương. Về lĩnh vực hành pháp, mặc dù lấy danh nghĩa của vua Lê để ra sắc chiếu hay chỉ dụ tuyên bổ, thưởng phạt. Song từ khi họ Trịnh lên nắm quyền, mọi việc chính trị, quan dân, quan chế đều do bên phủ chúa Trịnh định đoạt hết. Hầu như mọi việc liên quan tới tài chính, thuế khóa của quốc gia đều do cháu Trịnh nắm giữ như: Thu chi ngân sách, lương bổn, các loại thuế.. Trong quân sự, vua Lê phong cho chúa Trịnh giữ chức Đại nguyên soái và lãnh đạo toàn bộ lực lượng quân binh trong cả nước. Ngoài ra, trong lĩnh vực ngoại giao, vua Lê với tư cách là nguyên thủ quốc gia nên có quyền tiếp sứ giả hoặc cử sứ giả ra nước ngoài thiết lập quan hệ ngoai giao với các nước liên bang, song những quyền này cũng chỉ mang tính tượng trưng. Còn về tư pháp, quyền tài phán cuối cùng thuộc về chúa Trịnh, còn các vua Lê chỉ có chức năng ban hành các đạo, chiếu liên quan đến lĩnh vực tư pháp, ban bố lệnh ân xá và đại xá mà thôi. Như vậy có thể thấy, dưới thời Lê- Trịnh với chế độ lưỡng đầu chế, thì nguyên tắc tôn quân quyền đã được áp dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn để phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà lịch sử đã đặt ra. Trên danh nghĩa, vua Lê là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ là "hữu danh vô thực", tất cả quyền bính thực chất thuộc về các chủa Trịnh và phủ chúa. Chúa mới là nơi xuất phát của các mệnh lệnh, chủ trương chính sách của nhà nước. Chúa Trịnh không dám lật đổ vua Lê và vua Lê chấp nhận sự lấn át của chúa Trịnh nen cả 2 cùng dực vào nhau để tồn tại và duy trì tập quán chính trị "lưỡng đầu chế" này. Chính quyền Lê- trịnh thể hiện quyền lực của 2 dòng họ, giữa vua và chúa, giữa đế và vương. Cả 2 cùng vừa kết hợp, vừa thể hiện sự đối trọng nhau nhưng cùng tham gia quản lý và điều hành đất nước 9 với sự song song tồn tại của 2 hệ thống cơ quan nhà nước với cơ cấu và tổ chứ khác nhau nhưng đều dựa trên sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền của Nho giáo III. Đánh giá sự vận dụng nguyên tắc. Dưới thời Lê Sơ, việc áp dụng nguyên tắc tôn quân quyền mang lại nhiều thành tựu nhất định mà không nhà nước nào làm được. Thông qua các biện pháp nhằm tập trung quyền lực vào nhà vua như việc bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian để đảm bảo sự tập trung quyền lực nhà vua; các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm; không tập trung quá nhiều quyền hành vào một có quan mà tản ra cho nhiều cơ quan để ngăn chặn sự tiếm quyền. Có thể thấy với nguyên tắc này đã đem lại nhiều lợi ích cho nhà vua, đó là sự tập trung quyền lực vào tay vua giúp vua thâu tóm mọi việc để quản lý nhà nước, đặc biệt tránh sự lạm quyền của những quan lại giữ chức vụ trọng yếu ở trong triều. Tuy nhiên do vua nắm quá nhiều quyền lực cũng như quá nhiều công việc có thể dẫn đến thực hiện từng công việc không được tốt, dễ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, lạm quyền, vua và dân ngày càng xa cách. Còn đối với sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền thời kì nhà Lê Trung Hưng, sự vận dụng mềm dẻo nguyên tắc này khiến cho mô hình nhà nước ta lần đầu xuất hiện thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh với sự song song tồn tại của hai nguyên thủ quốc gia vừa cân bằng vừa đối trọng với nhau trong quá trình trị vì đất nước của mình, cũng như lần đầu tiên xuất hiện mô hình này trên thế giới, tạo ra sự đặc biệt trong thể chế quản lý hành chính. IV. Kết luận. Sự vận dụng mềm dẻo nguyên tắc tôn quân quyền trong thời Hậu Lê mang lại nhiều thành tựu nhất định cho nhà nước phong kiến thời Hậu Lê, để lại những dấu ấn đặc sắc trong tiến trình lịch sử nước ta. 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.2. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới /Nguyễn Minh Tuấn. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2014.