Sự tuyệt chủng là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Lethao_1901, 4 Tháng hai 2020.

  1. Lethao_1901 Xin chào, tôi yêu bạn ^^

    Bài viết:
    78
    Sự tuyệt chủng là gì? Đã có những sự kiện tuyệt chủng nào suýt xóa sổ sự sống trên Trái Đất?

    Khi lướt qua các trang web hay đọc về những cuốn sách khoa học, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những cụm từ "tuyệt chủng", "khủng long tuyệt chủng" hay "những động vật có nguy cơ tuyệt chủng". Vậy đã bao giờ bạn hiểu rõ về những cụm từ trên, hay tự hỏi đã từng có những sự kiện tuyệt chủng nào? Hãy khám phá những li kì của các sự kiện "bí ẩn" nêu trên qua bài viết dưới đây nhé!

    Sự tuyệt chủng

    Sự tuyệt chủng là khi kết thúc tồn tại của một đơn vị sinh vật, thông thường là một loài thông qua các bằng chứng chắc chắn rằng, cá thể cuối cùng của chúng đã chết. Hiện nay, tuyệt chủng được coi là trạng thái bảo tồn của sinh vật, quy định trong sách đỏ UICN. Những động vật đã từng sống trên Trái Đất hầu hết ngày nay đã tuyệt chủng và không còn tồn tại.

    Nhưng nói chung, mọi sự tuyệt chủng của các loài động vật đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và môi trường sống của con người.

    Tám sự kiện đại tuyệt chủng.

    Trong lịch sử, đã có những sự kiện đại tuyệt chủng diễn ra ở quy mô lớn, đã suýt xóa sổ mọi sự sống trên Trái Đất. Nhưng nguyên nhân của chúng thì vẫn còn là một ẩn số đối với chúng ta. Dưới đây là tám sự kiện đại tuyệt chủng trong lịch sử bạn cần biết:

    1. Thảm họa oxy

    Thảm họa nêu trên xảy ra vào khoảng 2, 5 tỷ năm trước, đây được xem là sự kiện tuyệt chủng đầu tiên. Hành tinh chúng ta có rất ít oxy trong khí quyển, hầu như chỉ có sự tồn tại của vi khuẩn, trong đó có anoxic.

    Khuẩn Anoxic không cần oxy để sống sót, thực chất, oxy với chúng vô cùng độc hại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi khuẩn lam xuất hiện. Bằng việc tạo ra ôxy ở dạng khí như là một phụ phẩm của quá trình quang hợp, các vi khuẩn lam được người ta cho là đã chuyển đổi khí quyển mang tính khử ở thời kỳ đầu thành khí quyển mang tính ôxi hóa, một công việc đã thay đổi mãnh liệt thành phần sự sống trên Trái Đất bằng sự kích thích đa dạng sinh học và dẫn tới sự gần như tuyệt chủng của các loài sinh vật không chịu được oxi, trong đó có anoxic. Vì thế, loài khuẩn anoxic đều ngạt oxy mà bị xóa sổ.

    Sau đó, tác động của oxy trong khí quyển đã gây ra cái chết cho loài vi khuẩn lam. Ngày nay, vi khuẩn lam chỉ tồn tại ở những nơi ít dưỡng khí như lòng đại dương.


    [​IMG]

    2. Sự kiện tuyệt chủng Ordovician-Silurian

    Sự kiện tuyệt chủng này đã xóa sổ 85% loài sinh vật biển. Một trong các lý thuyết được đưa ra là biến đổi khí hậu, môi trường dưới nước bị phá hủy, hoặc sự suy giảm oxy. Cũng có thể là do một vụ nổ tia gamma, tuy nhiên, vì nó đã xảy ra 400 triệu năm trước, không ai dám khẳng định chắc chắn.


    [​IMG]

    3. Sự kiện tuyệt chủng Devon muộn

    Xảy ra cách đây 360 đến 375 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon và kỷ Cacbon. Một chuỗi dài các vụ tuyệt chủng liên tiếp đã tiêu diệt 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài. Khoảng 3/4 các loài sinh vật trên trái đất đã tuyệt diệt vì sự kiện này. Có những chứng cứ cho thấy đây là một chuỗi các vụ tuyệt chủng liên tiếp kéo dài có thể lên đến 20 triệu năm. Tuy nhiên, chỉ có sinh vật biển bị tác động mạnh mẽ hơn cả, côn trùng và thực vật không bị tác động. Hậu quả là mất 100 triệu năm sau, các rặng san hô bị tổn hại mới được thay thế.


    [​IMG]

    4. Sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias

    Sự kiện tuyệt chủng này đã xảy ra từ 252 triệu năm trước, với mức độ nghiêm trọng khủng khiếp. Mất tới 10 triệu năm tiếp theo, hành tinh của chúng ta mới hoàn toàn khôi phục. 96% các loài sinh vật biển và 70% các loài sống trên Trái Đất đã biến mất hoàn toàn.

    Sự kiện tuyệt chủng này chủ yếu ảnh hưởng đến các sinh vật có bộ xương canxi cacbonat, đặc biệt là những sinh vật phụ thuộc vào mức CO2 ổn định để tạo ra bộ xương của chúng. Những sinh vật không xương sống này dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình axit hóa đại dương do nồng độ CO2 tăng lên trong khí quyển. Không những vậy, các loài côn trùng trên trái đất bị tuyệt chủng tới tám, chín bộ; hơn mười bộ bị giảm đa dạng loài. Tất cả các khu rừng hầu như biến mất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

    Vì thế, đây còn được gọi là "kỷ nguyên chết".


    [​IMG]

    5. Sự kiện tuyệt chủng Trias-Jura

    Thời kỳ Triassic đã kết thúc 199, 6 triệu năm trước với sự kiện tuyệt chủng này. Ít nhất có phân nửa số loài đã sống trên Trái Đất mà chúng ta biết được đến nay đã bị tuyệt chủng. Sự kiện này đã để lại những hốc sinh thái trên đất liền, có thể là yếu tố cho phép khủng long trỗi dậy chiếm vị trí thống trị. Sự kiện này đã diễn ra kéo dài ít nhất 10.000 năm.

    Đã có những giả thuyết đưa ra để giải thích về nguyên nhân xảy ra sự kiệt tuyệt chủng này, nhưng tất cả vẫn còn là những thách thức chưa có lời giải:


      • Đó là sự biến đổi khí hậu từ từ, sự dao động mực nước biển hoặc ảnh hưởng của quá trình axít hóa đại dương đạt đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, giải thích này không lý giải được sự tuyệt chủng một cách đột ngột trong đại dương.

      • Tác động của thiên thạch/tiểu hành tinh, nhưng cho đến nay không có các hố va chạm nào có kích thước đủ lớn đã được xác định tương ứng với ranh giới Trias-Jura. Hố Rochechouart bị mài mòn ở Pháp được định tuổi gần đây nhất là 201 triệu năm, nhưng với bề rộng 25 km (có thể ban đầu đạt 50 km), xem ra vẫn quá nhỏ.

      • Các vụ phun trào núi lửa lớn có thể đã giải phóng CO2 hoặc SO2, có thể là nguyên nhân gây nên sự ấm lên toàn cầu mạnh mẽ (đối với CO2) hoặc sự lạnh đi.

    [​IMG]

    6. Sự tuyệt diệt của khủng long

    Còn được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ phấn trắng (kỷ Creta) hay sự kiện tuyệt chủng Đệ Tam, nó đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài khủng long. Có lẽ đây cũng là lí do vì sao động vật có vú trở nên phát triển như ngày nay.

    Khủng long là nạn nhân duy nhất của thảm họa, với 70% bị giết sạch trong sự kiện. Các loài động vật khác cũng bị xóa sổ khỏi đất liền và đại dương.


    [​IMG]

    Các nhà khoa học giả thuyết rằng sự kiện tuyệt chủng K-T là do một hoặc nhiều thảm họa, như sự tác động mạnh mẽ của các thiên thạch hoặc do sự gia tăng mức độ hoạt động của núi lửa. Một vài hố va chạm và hoạt động núi lửa mạnh mẽ đã được định tuổi tương ứng với thời gian xảy ra sự kiện tuyệt chủng. Các sự kiện địa chất như thế này có thể làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái của Trái Đất trên quy mô lớn. Các nhà nghiên cứu khác thì tin rằng sự tuyệt chủng phát triển từ từ, là kết quả của sự biến đổi chậm hơn của mực nước biển hoặc khí hậu.

    [​IMG]

    7. Sự tuyệt chủng Đệ Tứ

    Sự kiện này xảy ra khi kỷ băng hà sắp kết thúc, các loài động vật khổng lồ ở khắp nơi trên thế giới nhanh chóng bị xóa sổ. Toàn bộ loài động vật như ma mút đã không còn. Một tỷ lệ đáng kể động vật hoang dã khổng lồ đã tuyệt chủng.

    Trong số các nguyên nhân giả thuyết được đưa ra của các nhà cổ sinh vật học, săn bắt quá mức do sự xuất hiện rộng rãi của con người và biến đổi khí hậu tự nhiên được coi là yếu tố chủ đạo. Con người hiện đại lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi, và bắt đầu thiết lập các quần thể liên tục, lâu dài ở Âu-Á, Úc và Châu Mỹ.

    Một biến thể của giả thuyết trước đây là giả thuyết săn mồi bậc hai, tập trung nhiều hơn vào thiệt hại gián tiếp gây ra bởi sự cạnh tranh quá mức với những kẻ săn mồi không phải con người. Các nghiên cứu gần đây có xu hướng ủng hộ lý thuyết giết quá mức của con người.


    8. Cuộc tuyệt chủng Holocen

    [​IMG]

    Detail of a dodo - extinct 1662. Vẽ bởi Roelandt Savery vào khoảng năm 1629

    Hay còn được gọi là sự kiện tuyệt chủng lần thứ 6, Holocen ám chỉ sự tuyệt chủng của các loài động thực vật đang diễn ra trong kỷ Holocene (10.000 TCN). Sự thật là cuộc tuyệt chủng này vẫn đang xảy ra do sự tác động của con người tới tự nhiên. Điều này đã gây ra sự biến mất và tuyệt chủng của nhiều loài động vật kể từ hàng ngàn năm trước cho đến hiện tại.

    _________________________________________________

    Sau đây là lịch sử thời kì Trái Đất mà bạn có thể đọc tham khảo để hiểu rõ hơn nội dung bài viết:

    Lịch sử địa chất Trái Đất bắt đầu cách đây 4, 567 tỷ năm khi các hành tinh trong hệ Mặt Trời được tạo ra từ tinh vân Mặt Trời, một khối bụi và khí có dạng đĩa còn lại sau sự hình thành của Mặt Trời.


    1. Thời kỳ Tiền Cambri

    1.1 Liên đại Hỏa Thành

    1.2 Liên đại Thái cổ

    1.3 Liên đại Nguyên sinh


    2 Liên đại Hiển sinh

    2.1 Đại Cổ sinh

    2.1. 1 Kỷ Cambri

    2.1. 2 Kỷ Ordovic

    2.1. 3 Kỷ Silur

    2.1. 4 Kỷ Devon

    2.1. 5 Kỷ Cacbon

    2.1. 6 Kỷ Permi


    2.2 Đại Trung sinh

    2.2. 1 Kỷ Trias

    2.2. 2 Kỷ Jura

    2.2. 3 Kỷ Creta


    2.3 Đại Tân sinh

    2.3. 1 Kỷ Paleogen

    2.3. 1.1 Thế Paleocen

    2.3. 1.2 Thế Eocen

    2.3. 1.3 Thế Oligocen

    2.3. 2 Kỷ Neogen

    2.3. 2.1 Thế Miocen

    2.3. 2.2 Thế Pliocen

    2.3. 2.3 Thế Pleistocen

    2.3. 2.4 Thế Holocen

    Bài viết có sự tham khảo thông tin và hình ảnh trên Internet.
     
    Aishaphuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng hai 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...