Sự Tích Hồ Đá Làng Đại Học - Sinh Viên Học Quốc Phòng Cần Lưu Ý

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi MỘNG ĐIỆP HOÀNG, 4 Tháng mười 2021.

  1. MỘNG ĐIỆP HOÀNG

    Bài viết:
    51
    Hồ Đá Là Gì? Hồ Đá Làng Đại Học Có Nguy Hiểm Không? Bí Ẩn Chuyện Ma Hồ Đá Làng Đại Học

    [​IMG]

    Hồ Đá được chụp từ trên cao

    Ở làng đại học thuộc thành phố Thủ Đức nơi mà cho ta cảm giác một vùng quê vẫn còn hiện hữu. Đặc biệt nơi đây chính là tổ hợp các trường top thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến đây không ai mà không biết đến "Hồ Đá" hay còn gọi "Hồ Tử Thần" và đáng sợ hơn nữa là cái tên "Hồ Ma Ám" nghe thật rùng mình nhưng lại khá ấn tượng và thu hút giới trẻ.

    Vị trí các Hồ Đá ở một số nơi như:

    · Hồ đối diện nhà khách ĐHQG (to nhất, sâu nhất, nhiều tai nạn và giai thoại nhất)

    · Hồ gần khu Quốc phòng ĐHQG

    · Hồ phía sau Đại học Quốc Tế

    · Hồ sâu trong rừng tràm có bờ kè chạy dọc theo đường vào kí túc xá Khu B thuộc đại học Quốc Gia (nhưng chỉ một khúc thôi) các bạn đi ngang con đường này có thể thấy được. Mọi người thường hay tụ tập vào cuối tuần nhậu nhẹt mở loa hát hò giữa đường phố.


    [​IMG]

    Hồ Đá trong giai đoạn còn khai thác

    Đây là các hồ nhân tạo do quá trình khai thác đá từ những năm 1990 đến năm 1993. Sau đó công ty khai thác di dời đi và để lại nhiều hố sâu không san lấp, mưa cùng nước ngầm chảy vào các hố dần dần và hình thành do mặt đá cứng không thể thoát nước nên tích tụ lượng nước "vĩ đại." Hồ rộng lên đến 100ha, độ sâu không đồng đều có nơi rơi vào tầm 70m. Xung quanh toàn là vách đá cheo leo, nhô lên lởm chởm.. nên người dân địa phương gọi nơi đây là "Hồ Đá." Bởi đặc tính chỉ toàn là đá từ đáy hồ lên đến vách nên nước lạnh lẽo vô cùng và mỗi sáng sớm nhìn vào chỉ thấy mù hơi sương trong có vẻ u ám đáng sợ.

    Tuy nhiên giữa trời đất này không có cái gì là tuyệt đối, Hồ Đá về chiều và tối muộn lại càng mát mẻ có ma lực hấp dẫn con người ta, có thể xem như một nơi đầy lãng mạn. Đặc biệt đối với sinh viên năm nhất học quân sự tại đây rất tò mò về Hồ Đá bởi nó chẳng đâu xa nằm chính ngay trong khu mình học. Thậm chí có lớp học được bố trí ngay khu vực gần Hồ Đá (nói chứ không phải gần vậy đâu) mà là có thể nhìn ra ở vị trí gần nhất và thấy ngay, lúc học có thể cảm nhận được khí lạnh mát mẻ ngay giữa trưa nắng. Mặc dù các bạn được nghe thầy dạy quân sự kể về những sự tích ly kỳ rợn gáy nhưng lại có một số bạn với bộ óc tò mò muốn khám phá cái lạ. Tâm hồn ngây thơ và vẻ mặt ngây ngô muốn chứng tỏ bản thân mà chẳng ngại ra dòm ngó Hồ Đá hay chỉ muốn đơn giản là chụp một bức ảnh để khoe mẻ với bè bạn. Đã có trường hợp như thế, những bạn ấy bị trượt chân do đá quá trơn và chẳng thể cứu được. Nơi đây còn thu hút cả những đôi trai gái ngồi bên bờ hồ tỉ tê tâm tình trong làn gió hiu hiu mát lạnh lạnh thăng hoa cảm xúc và đặc biệt vắng bóng người dễ dàng "hành sự chuyện ấy" chẳng ai hay.


    [​IMG]

    Hai bạn học sinh hóng mát tâm sự

    [​IMG]

    Các bạn chụp hình vô cùng thản nhiên

    Lường trước được sự nguy hiểm của Hồ Đá, nên nó bị bao bọc bởi hàng rào và ngập tràn biển cảnh báo là thế, cơ mà nhiều người vẫn trèo rào đạp lưới thép để vào và cuối cùng tạo nên bi kịch. Tại sao lại có những cái chết như vậy và số người mỗi năm chết tăng lên hay phải nạp mạng cho Hồ Đá?

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đôi trẻ vượt rào tâm sự

    Thứ nhất do tính chất hồ, thật kì khi nhìn mặt hồ yên ắng lạ thường phẳng lặng như gương không hề có dòng chảy không hề có xoáy nước ngầm dường như chẳng có nguy hiểm gì như lời đồn. Nhưng ít có ai rơi xuống mà sống sót nổi, điều đó khiến rất nhiều người bơi giỏi, thậm chí thợ lặn cũng kinh sợ nơi này. Nước vô cùng lạnh khi các bạn rơi xuống thì cơ thể không kịp thích ứng với nhiệt độ đột ngột như vậy dễ bị chuột rút không bơi được. Và chính sự yên ắng không động tĩnh của mặt hồ nên bạn càng vùng vẩy càng bị nhấn chìm và cũng chẳng có dòng nước nào để bạn theo dòng nương vào bờ cả. Nguy hiểm hơn chính là độ sâu không đồng đều, có một vài bạn mạnh dạn xuống bơi và leo lên được chỉ là may mắn thôi. Bởi trong vòng bán kính 2-3m nước sâu có thể chỉ ngang hong là cùng nhưng lệch một chút ra khỏi bán kính ấy thì 20-30m là chuyện hiển nhiên.

    [​IMG]

    Mặt hồ yên ắng không chút gợn sóng

    Và quan trọng hơn mà mọi người suy nghĩ là do tâm linh, bởi người chết hằng năm quá nhiều nên họ đồn rằng khí âm quá nặng. Những vụ trượt chân do đá trơn họ lại nói do hồn ma kéo để thế mạng mới có thể rời khỏi nơi đó đi đầu thai chuyển kiếp, hay như lời đồn do "ma da" kéo chân. Cho nên chết người này thì sẽ phải có người tiếp theo, cứ như vậy số nạn nhân càng gia tăng hàng năm. Tôi sẽ bật mí cho các bạn biết ai là những linh hồn đầu tiên. Đấy là vào đầu những năm 1980, khi nổ mình làm vỡ đá để khai khác, vô tình cắt đứt mạch nước ngầm thế là sau tiếng nổ lớn ấy những mạch nước ngầm phun trào lên cao như núi lửa nhấn chìm mọi thứ. Đến tận bây giờ, thương vong do vụ nổ mìn ngày ấy vẫn còn là một ẩn số, nhưng cảnh tượng luôn ám ảnh trong tiềm thức những người chứng kiến là những xe cơ giới, và nhà cửa nằm ngổn ngang, bị nhấn chìm trong biển nước. Bởi vậy nên nghiêm cấm khai thác các hồ đá lớn.

    [​IMG]

    Các chiến sĩ đang làm công tác cứu hộ

    Tóm lại các bạn đã cảm nhận được sự nguy hiểm thì hãy xem như ma túy đừng thử, đừng lại gần đó dù chỉ một lần.
     
  2. Sói

    Bài viết:
    314
    Trong 1 lần say rượu anh với bạn anh 2 thằng sau khi uống xong thì chạy ra cái hồ này thách nhau nhảy xuống tắm, xong 2 thằng nhảy xuống tắm thật còn bơi vài vòng, móa ngu hết chỗ nói *vno 19*
     
  3. MỘNG ĐIỆP HOÀNG

    Bài viết:
    51
    Nghe như chuyện kinh dị giữa đêm. Lại gần đó thôi e cũng thấy sởn gai ốc
     
  4. Mây Lạc

    Bài viết:
    1
    Năm sau phải học quân sự ở gần đó rồi
     
  5. MỘNG ĐIỆP HOÀNG

    Bài viết:
    51
    Chị học đó rou. Có tiết ngồi cái chòi phía gần hồ. Bao mát cứ muốn dòm ngó tò mò cái hồ mà không dám ra.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...