Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ ta tưởng chừng quá đỗi bình thường nên không để tâm nhiều đến nó, nhưng nếu bạn là một người ham mê tìm hiểu khoa học thì ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy điều thú vị về những thứ bình thường đó. Dưới đây là những điều thú vị về hóa học trong đời sống hằng ngày của chúng ta: Câu hỏi 1: thạch nhũ trong hang động được hình thành như thế nào? Hiểu đơn giản thì thạch nhũ được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Trong đá vôi có chứa canxi cacbonat bị hòa tan tròng nước có chứa khí cacbonic để tạo thành dung dịch canxi hidrocacbonat - Ca (HCO3) 2, phường trình phản ứng như sau: CaCO3 + CO2 + H2O -----> Ca (HCO3) 2 Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hóa học tạo thành thạch nhũ như sau: Ca (HCO3) 2 ----> CaCO3 + CO2 + H2O Mọi thạch nhũ đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa canxi cacbonat cứ liên tục trong một thời gian dài như thế nó sẽ tạo thành thạch nhũ hình nón như chúng ta thấy Câu hỏi 2: Tro bếp có thể dùng để bón cây? Trái với suy nghĩ thông thường rằng tro sau khi đốt xong là một độn bụi vô năng cần bỏ đi, nó mang nhiều khoáng chất hơn chúng ta tưởng. Hợp chất có nhiều nhất trong tro bếp là Nitơ, bên cạnh đó nó còn chứa rất nhiều loại khoáng chất khác cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây như Kali, Canxi, Magie, Sắt, Magie, Photpho.. Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học như phân Kali, phân Photpho, phân Kali Sunfat, cứ mỗi một mét vuông đất trồng, ta có thể dùng khoảng 100 gram tro bếp để làm phân bón. Câu hỏi 3: Vì sao khi khuấy mắm tôm có vắt chanh đến khi nổi bọt lại có hương vị ngon hơn? mắm tôm thì ắt hẳn phải làm từ tôm nên đương nhiên trong mắm có chứa protein và peptit, chanh có chứa axit citric nên khi vắt chanh vào sẽ tạo thành môi trường axit, khi ở môi trường axit protein sẽ bị thủy phân và biến tính thu được các loại peptit ở dạng lưỡng cực một đầu kị nước và một đầu ưa nước nó sẽ hoạt động để tạo một lớp bọt trên bề mặt. Mùi khó chịu của mắm tôm là do các amin bay hơi, khi vắt tranh vào nó sẽ khử đi một phần mùi hôi và vì chanh có tính axit nên sẽ trung hòa độ pH trong mắm tôm và vị chua sẽ làm giảm độ mặn của mắm nên khi đó ăn sẽ cảm thấy ngon hơn: >> Mình là member mới của diễn đàn nên chưa nắm bắt được sở thích của các bạn, bạn thấy content này như thế nào? Muốn mình làm tiếp nội dung này nữa không? Các bạn cmt dưới để mình xem nhé