Sự thật về Lệnh Phi trong lịch sử và Diên Hy cung lạnh lẽo bậc nhất Tử Cấm Thành

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Tiểu Đan, 5 Tháng bảy 2021.

  1. Tiểu Đan

    Bài viết:
    358
    Nếu theo dõi bom tấn cung đấu Diên Hy công lược năm 2018, chắc chắn mọi người sẽ nhớ mãi hình tượng Lệnh phi Ngụy Anh Lạc mạnh mẽ, tài trí hơn người giúp nàng từng bước trở thành người quyền lực nhất Tử Cấm Thành. Vậy trong lịch sử, bà rốt cuộc là người thế nào?

    [​IMG]

    * Lệnh phi Ngụy Giai Thị

    Lệnh Ý Hoàng quý phi hay còn gọi Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu là một trong những phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là sinh mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Trong lịch sử, bà là phi tần sinh nhiều con nhất cho vua Càn Long với tổng cộng 6 người con. Bà chưa từng được phong Hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi. Sau này con trai bà được chọn làm Trữ quân, với tư cách là sinh mẫu của Tân đế, bà được truy phong làm Hoàng hậu.

    Lệnh phi Ngụy Giai thị sinh năm 1727, năm Ung Chính thứ năm. Xét về tuổi tác, bà kém Càn Long 16 tuổi. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, nội quản lĩnh. Gia đình bà chỉ thuộc tầng lớp nô bộc phục vụ hoàng thất.

    Theo một số ghi chép sử sách, Ngụy Giai Thị thuộc về nội vụ phủ nên vào cung theo diện cung nữ. Theo quy định thời Càn Long, cung nữ nhập cung phải có độ tuổi từ 13 đến 17. Nhiều nhà sử học cho rằng đây cũng là giai đoạn Ngụy Giai Thị tiến cung.

    "Hiện nay, không có nhiều ghi chép để lại về việc Lệnh Phi từng làm cung nữ. Nhưng trong ngự bút để lại của Càn Long trên lăng mộ Hiếu Hiền Hoàng hậu có viết Ngụy Giai Thị là bạn của Hoàng hậu. Đây có lẽ là lý giải cho giai đoạn cung nữ của Lệnh Phi"

    Ngụy Giai Thị được miêu tả có dung nhan tú mỹ, tấm lòng thiện lương nên sớm được Càn Long yêu mến.

    [​IMG]

    Năm Càn Long thứ 10 (1745), Ngụy Giai Thị chính thức trở thành phi tử hoàng đế. Bà được phong là Quý Nhân và sau đó là được lập "Tần". Năm đó, chỉ có ba người được Càn Long phong tần.

    Năm Càn Long thứ 13 (1748), bà được tấn phong là Lệnh Phi. Thời gian bà được sắc phong từ "tần" đến "phi" vẻn vẹn có ba năm.

    Chữ Lệnh được lấy theo nghĩa "kinh thi phong nhã" với hàm ý khen Nguy Giai Thị đẹp người đẹp nết.

    Năm Càn Long thứ 25, bà trở thành Quý Phi. 5 năm sau, Lệnh Phi chính thức trở thành hoàng quý phi. Lúc này, Hiếu Hiền hoàng hậu đã qua đời từ lâu. Kế hoàng hậu bị thất sủng, đày vào lãnh cung. Càn Long không lập hậu nên mọi việc trong cung đều do Hoàng quý phi quyết định. Bà trở thành người cai quản lục cung trong 10 năm cho đến khi qua đời.

    Vua Càn Long không có nhiều con nối dõi, nhưng Lệnh phi chính là người sinh cho vua nhiều người con nhất (bốn Hoàng tử và hai Hoàng nữ). Tuy nhiên trong số đó, không mấy người có thể sống thọ, niềm an ủi duy nhất của bà là Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm sau này lên ngôi trở thành Gia Khánh hoàng đế.

    Lệnh Phi qua đời ở tuổi 48. Ngay sau đó, bà được thụy xưng là Lệnh Ý hoàng quý phi. Bà được an táng tại Dụ lăng cung, ngay cạnh lăng mộ của Càn Long.

    Di thể của bà sau khi mất còn để lại nhiều nghi hoặc. Năm 1928, nhóm kẻ trộm mộ xâm nhập Dụ lăng đã phát hiện một quan tài ở phía tây được cho là Lệnh Ý Hoàng quý phi. Di thể mặc áo vàng, cơ thể không hư thối, răng chưa rụng hết sau nhiều năm an táng.

    * Là tri kỉ được Càn Long sủng ái

    Từ một cung nữ nhỏ bé, bà từ từ đi lên, trở thành nữ nhân được sủng ái và quyền lực nhất Tử Cấm Thành. Trong chốn hậu cung đầy chanh chấp, mưu kế hiểm ác, có mấy ai có thể giữ được tâm thanh tịnh, không màng danh lợi. Chỉ có bà, người đã khiến Càn Long phải tự mình điên cuồng, trong khi tất cả các phi tần khác đều bày đủ mưu kế để tranh giành sự sủng ái. Đó chính là điều đặc biệt của Lệnh Phi Ngụy Giai Thị, bà cũng khiến Càn Long phải phá lệ bản thân rất nhiều lần, trở thành nữ nhân đặc biệt nhất trong lòng hoàng đế.

    [​IMG]

    * Tại sao không được sắc phong làm hoàng hậu


    Có rất nhiều ý kiến về việc Lệnh Phi không được sắc phong làm hoàng hậu.

    [​IMG]

    Theo một số nhà sử gia, Càn Long không muốn lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu vì không muốn mang tiếng là ông vua nhìn sắc chọn hậu.

    Thứ nhất, Càn Long không sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu là do bảo toàn sinh mạng cho các con trai của bà, đặc biệt là Vĩnh Diễm, Gia Khánh Đế sau này. Theo đó, Càn Long Đế từ sớm đã có ý định nhường ngôi cho Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm, con trai của Lệnh Phi làm người kế vị. Tuy nhiên, theo quy tắc từ thời Ung Chính để lại về việc chọn người kế vị, hoàng đế không được sắc phong cho vị hoàng tử nào làm thái tử, người kế vị tiếp theo, trước khi họ thoái vị hoặc qua đời. Mục đích của việc này là tránh hậu cung và các đại thần gièm pha, câu kết, bày mưu hãm hại người kế vị tương lai.

    Trong khi đó, Càn Long lại là ông vua phải chịu cảnh "kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh" quá nhiều lần. Cụ thể, ông có tới 17 người con trai nhưng cho tới thời điểm thoái vị, ông chỉ còn lại 5 người con. Những đứa con khác không chết yểu vì bệnh tật cũng vì tai nạn bất ngờ mà qua đời. Nếu lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu, ngôi vị Hoàng đế tương lai sẽ thuộc về con trai của Lệnh Phi chắc như đinh đóng cột. Từ đó, các phi tần, quan lại trong triều có thể sẽ âm thầm làm hại vị vua tương lai mà Càn Long Đế đã chọn. Hoặc tranh thủ thời cơ làm thân, xu nịnh vị hoàng tử đó, gây ra tình trạng kết bè kéo cánh, làm loạn triều cương.

    Vì vậy, dù cho có muốn lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu, Càn Long cũng phải đè nén tâm tư này, tránh khiến phi tần mình sủng ái nhất và các con rơi vào vòng xoáy quyền lực.

    Càn Long vốn có ý định sẽ sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu sau khi thoái vị, truyền ngôi cho Vĩnh Diễm. Thế nhưng, bà đã không chờ được tới ngày đó mà đi trước một bước.

    [​IMG]

    Thứ hai, Càn Long không lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu một phần cũng xuất phát từ sự ích kỷ của riêng ông.

    Lúc bất giờ mối quan hệ của Càn Long và vị Hoàng hậu thứ 2, tức Kế Hoàng hậu, kết thúc không hề tốt đẹp. Năm Càn Long thứ 30 (1765), Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị đột nhiên bị thất sủng, giam lỏng tại Tử Cấm Thành và một năm sau đó đã qua đời. Khi qua đời, Kế Hoàng hậu không được phong thụy hiệu, tang lễ được tổ chức rất sơ sài không khác gì với một cung nữ và thậm chí bà còn không có mộ phần riêng.

    Về việc Kế Hoàng hậu bị thất sủng, Càn Long Đế luôn nói rằng bà đã gây ra sai lầm không thể dung thứ nhưng cụ thể đó là gì thì không được ông nhắc tới. Xoay quanh việc này, nhiều người đồn rằng do Kế hoàng hậu đã già, nhan sắc phai tàn nên mới bị Càn Long ghẻ lạnh. Trước những tin đồn này, Càn Long vô cùng tức giận, phản bác mọi việc và nói rằng ông không phải là một kẻ trọng sắc khinh tình. Trong khi đó, Lệnh phi lại là một phi tần không chỉ có tâm tính lương thiện, thông minh nhanh nhẹn mà còn có nhan sắc tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng, nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình. Cũng chính vì vậy, Càn Long không muốn mình bị đánh giá là một ông vua chỉ coi trọng khuôn mặt nên không lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu.

    [​IMG]

    Thứ ba, họ cho rằng Càn Long vẫn tình thâm với Phú Sát hoàng hậu - Dung Âm đã qua đời. Khi bà còn sống, bà là người luôn thấu hiểu Càn Long, giúp Càn Long quản lí lục cung, an tâm lo chuyện chính sự. Vì quá đau khổ khi cả đời luôn đối xử tốt với tất cả mọi người, nhưng lại chẳng bảo vệ nổi hai đứa con vì bị hãm hại mà qua đời, bà đã ra đi mãi mãi. Càn Long ôm nỗi hối hận trong lòng, đối với Phú sát Dung Âm, Càn Long có thể vẫn chưa thể dứt tình với tiên hoàng hậu. Nhiều ý kiến cho rằng sự sủng ái của Càn Long với Lệnh Phi chỉ là nghĩa khó là tình.

    "Càn Long cả đời yêu sâu đậm hoàng hậu đầu tiên, Hiếu Hiền hoàng hậu. Nếu như Càn Long thực tâm yêu Lệnh phi đã không để bà 10 năm sinh 6 người con, càng không bỏ qua tước hiệu hậu. Dù hoàng quý phi là vai vế lớn nhưng vẫn không phải hoàng hậu", cây viết Sử Hoa nghi hoặc.

    Thanh sử biên triều cũng nhận định: "Người Càn Long yêu nhất là hoàng hậu đời thứ nhất, Hiếu Hiền hoàng hậu. Người ông tin cậy nhất là Lệnh Phi".

    [​IMG]

    Tiên hoàng hậu xưa nay hiền đức, là mẫu nghi thiên hạ được Càn Long hết mực yêu thương nhưng lại ra đi đột ngột khiến vị hoàng đế cứng rắn đến mấy cũng phải ôm sự hối hận với đối với bà.

    [​IMG]

    Người phụ nữ hiếm hoi khi mất, mộ đặt cạnh đế quan Càn Long Đế

    Lệnh phi qua đời vào năm Càn Long thứ 40, nhằm ngày 29 tháng Giêng (Âm lịch), hưởng thọ 49 tuổi. Ngoài việc ban cho bà thụy hiệu Lệnh ý Hoàng Quý phi, vua Càn Long còn viết một bài thơ mang tên "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi" để tưởng nhớ bà. Càn Long Đế còn ngừng thiết triều 5 ngày, để tang vị phi tần này.

    Lượng văn vật bồi táng của bà còn được thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường dành cho Hoàng quý phi khi tổng cộng có tới 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu.

    [​IMG]

    Không những vậy, bà là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng với vua tại địa cung. Quan tài của bà nằm ngay bên phải đế quan của Càn Long Đế. Có thể thấy được, tình yêu thương và sự trân trọng của thiên tử đối với bà nhiều đến thế nào. "Tranh sủng" là mục tiêu suốt cả một đời của những người phụ nữ đáng thương trong hậu cung, nhưng hiếm có mấy ai đến cuối đời vẫn được ở bên cạnh vua như vậy.

    Bom tấn Diên Hy công lược năm 2018 đã làm mưa làm gió khắp Châu Á. Phim phác họa lại cuộc chanh chấp chốn hậu cung, vì quá nhiều tham vọng đã khiến cho những người vốn đã tham lam sẽ càng không từ thủ đoạn để đạt được thứ mình muốn, còn những người vốn đã không muốn tham gia vào chanh chấp quyền thế lại vì bị chèn ép mà bước vào đường cùng không thể quay đầu. Nhưng qua đó vẫn có những mảnh tình cảm chân thành, thương tâm, nhưng chỉ có thể ôm ấp trong lòng, vì yêu mà hi sinh, nhưng cũng vì yêu mà lại vùng vẫy thật đáng thương.

    [​IMG]

    Ngụy Anh Lạc vừa mạnh mẽ vừa cứng rắn, từng bước khiến Càn Long rung động rồi trở thành nữ nhân quyền lực nhất Tử Cấm Thành.

    [​IMG]

    Phú Sát Dung Âm - hoàng hậu khiến Càn Long nặng tình nhất, cũng là nữ nhân đáng thương nhất trong Tử Cấm Thành.

    [​IMG]

    Càn Long hoàng đế, người tuy bề ngoài mạnh mẽ như vậy nhưng thực chất lại giấu rất nhiều nỗi niềm trong lòng không thể giải tỏa. Có lẽ là vị hoàng đế đáng thương trong Tử Cấm Thành.

    [​IMG]

    Cao quý phi, người phụ nữ đáng thương hơn đáng hận, cả đời yêu Càn Long nhưng nhận lại chỉ toàn sự lạnh nhạt đến rợn người. Chỉ vì thâm cung quá đáng sợ đã biến bà trở thành người đầy mưu mô, kế hiểm.

    [​IMG]

    Từ một Nhàn Phi không màng chanh chấp hậu cung, vì bị chèn ép đến nhà tan cửa nát đã khiến bà trở nên đáng sợ, độc ác. Nhưng chung quy lại cũng là thâm tình với Càn Long nhưng lại không có kết cục tốt đẹp.

    [​IMG]

    Thuần phi luôn mù quáng, chìm đắm trong chính giấc mộng của mình. Bà có tình cảm với Phú Sát Phó Hằng, nhưng không được đáp lại tấm chân tình nên đã hãm hại Thất a ca - Con trai hoàng hậu, sau đó bị đày vào lãnh cung và chết dưới tay Kế hoàng hậu.

    [​IMG]

    Phú Sát Phó Hằng - đệ đệ của Phú Sát Hoàng hậu, chàng thị vệ si tình, là nhân vật bị ngược nhất trong Tử Cấm Thành. Lúc đầu rung động với Ngụy Anh Lạc, nhưng cuối cùng lại phải cưới Nhĩ Tình, người chàng không yêu để bảo vệ Anh Lạc, sau này lại chết nơi sa trường. Trước khi chết, chàng có nhờ Hải Lan Sát chuyển lời đến Anh Lạc: "Ngụy Anh Lạc, kiếp này ta bảo vệ nàng, bảo vệ cũng đủ rồi, kiếp sau, đổi lại là nàng bảo vệ cho ta được không?".

    Câu nói đau đớn ấy mỗi khi nhắc lại luôn khiến mọi người phải day dứt, thương xót cho chàng thị vệ ấy.

    * HẾT*


     
    chiqudoll, Vô Tiện NguyHellonha thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...