1. Manga Manga là một cụm từ tiếng Nhật chỉ riêng cho truyện tranh Nhật Bản, ý chỉ các loại truyện tranh, truyện biếm họa của Nhật. Còn đối với các quốc gia khác thì manga còn có nghĩa chỉ tính chất đặc trưng của truyện tranh Nhật, như thường được mô tả với những nét vẽ đen trắng, cách đổ màu xám đen, cùng với cách chia nhiều khung nhỏ, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời, đa dạng nên đã nói tới manga thì sẽ chỉ có manga Nhật Bản chứ sẽ không có manga Hàn Quốc hay manga Trung Quốc bởi vì manga nó đã là chỉ riêng về tiếng Nhật rồi. Còn các thể lại truyện tranh từ các nước khác thì sẽ có những cái tên khác, như của Trung Quốc thì sẽ gọi là manhua, còn của Hàn Quốc thì sẽ gọi là manhwa, hay ở Việt Nam thì chúng ta gọi chung là comic. Chúng ta đã quá quen thuộc về manga rồi, vậy thì liệu rằng manga được bắt đầu từ đâu nhỉ? Thực chất nơi đầu tiên tạo ra truyện tranh không phải là Nhật Bản mà đó là Trung Quốc. Lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, truyện tranh chỉ giống như một loại tranh miêu tả những câu chuyện hàng ngày. Truyện tranh ở thời này được vẽ trên những mảnh tre và chúng chỉ dành cho những gia đình giàu có, những người thời bấy giờ có đủ tiền để mua. Nên nó dần bị quên lãng ở thời kì đó tại Trung Quốc. Nó chỉ thật sự trở nên nổi tiếng khi lần đầu được xuất bản tại Nhật vào thế kỉ XI bắt nguồn từ những bức biếm họa. Nhưng đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ manga mới thật sự được dùng và lan truyền rộng rãi đến công chúng với hai bộ manga và tuyến nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử manga về sau là các bộ Tetsuwan Atom của Tezuka Osamu. Ban đầu năm 1951, Sazae-san của hãng Hasegawa Machiko bắt đầu năm 1946 với thể loại chính là về hành động, phiêu lưu, khoa học viễn tưởng và comedy. Càng về sau, các thể loại manga ngày càng đa dạng hơn như: Harem, chuyển sinh, isekai, thậm chí là ecchi. Đi với nó là nét vẽ ngày càng cải thiện hơn cùng với các khung tranh vừa phải và thường lấy những hình vuông được xếp rất sát nhau. Về nội dung của manga thì không phải bàn cãi khi được mang bối cảnh miêu tả khá chi tiết, ví dụ tiêu biểu cho manga Nhật Bản đó là One Piece, được xuất bản với số bản in nhiều nhất thế giới là 140.000.000 bản vào năm 2018, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997. One Piece có thể nói là bộ truyện mang trong mình những nét vẽ của manga qua các thời kì từ 1997-2022, cùng với đó là sự đa dạng về thể loại cũng như là đối tượng đọc. 2. Manhua Như đã nói ở trên, tuy Trung Quốc là nước đầu tiên tạo ra tuyện tranh nhưng đã dần bị lãng quên. Và manhua được cho là ra đời từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của kĩ thuật in thành bản. Nhưng ở thời đó, một số manhua mang đậm màu sắc chính trị với những câu chuyện về chiến tranh. Tuy nhiên sau cách mạng Trung quốc năm 1949, được kiểm duyệt nghiêm ngặt dẫn đến việc manhua gặp khó khăn trong xuất bản hợp pháp ở nước ngoài. Tuy nhiên, manhuajia (hay còn được gọi là những người vẽ tranh manhua đã bắt đầu tự xuất bản tác phẩm của mình trên mạng xã hội và nền tảng web comic như qqcomic và vcomic. Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phổ biến của manga và anime Nhật Bản ra khắp thế giới thì manhua mới bắt đầu được ra tăng sự phổ biến và biết tới vì manhua là cụm từ để chỉ truyện tranh được xuất bản từ Đài Loan hay Trung Quốc nên điềunày đã cho phép manhua có bối cảnh đa dạng hơn manga. Ở manga cốt truyện tập trung chủ yếu ở Tokyo, còn manhua cốt truyện có thể diễn ra ở Trung Quốc, Hồng Kông, Bắc Kinh, thời hiện đại.. Hay cốt truyện mà được mọi người tiếp nhận nhiều nhất là về Trung Quốc cổ đại, cộng một chút võ thuật, pha trộn chút huyền bí. Manhua thường mang những nội dung chứa đựng văn hóa Trung Quốc, như: Ẩm thực, quần áo hay cuộc sống đều được khái thác rox nét trong truyện. Về cách đọc, manhua thường đọc từ trái sang phải nên có thể một số độc giả từ manga sang manhua sẽ thấy khó hiểu hoặc không hiểu do đọc sai thứ tự ô cũng như lạ lẫm với cách đọc mới khi mà đã quen với cách đọc từ manga. Khác với manga, manhua thường được xuất ban với đầy đủ màu sắc trên mỗi trang, với hình ảnh đều đẹp và nổi bật hơn. Đây có thể là một điểm nhấn cho những độc giả thích màu sắc trong truyện tranh của họVà đó cũng là điểm khiến cho các độc giả đón nhận hơn. Khác với sự đa dạng về thể loại từ manga thì manhua cũng chỉ có một số thể loại nhất định như: Cổ trang, siêu nhiên, ngôn tình, võ thuật, phiêu lưu hay xuyên không (được ví như isekai). Một số bộ manhua tiêu biểu như: Yêu thần kí, Toàn chức pháp sư, Đấu la đại lục, Ma đạo tổ sư.. 3. Manhwa Manhwa thường lấy bối canh ở Hàn Quốc. Sự ra đời của manhwa thường chịu những ảnh hưởng khá lớn của truyện tranh Nhật thời kì đầu nên những nét vẽ, cách trình bày và hiệu ứng của truyện có phần hơi giống manga. Thế nhưng sau này với sự ra đời của webtoon- truyện tranh Hàn trên mạng- thì manhwa đã tìm được cho mình con đường riêng, dấu ấn riêng và dần tạo nên được trường phái của mình. Manhwa thường tập trung vào các thể loại nhất định như: Lãng mạn, drama, chuyển sinh hay ísekai.. Không giống với manga thường là ô trắng đen thế nhưng ô truyện manhwa thường sinh động hơn khi được tô đầy những màu sắc, cách trình bày của manhwa cũng khác manga khi kích thước của ô tranh lớn và phần trắng ngoài khung tranh cũng thừa nhiều hơn. Manhwa chủ yếu dựa trên hình minh hoa, mặc dù hình ảnh nghệ thuật (artwork) đôi khi có thể hơi thô và ít chi tiết hơn nhiều so với manga nhưng bù lại thì chất lượng thường đẹp và nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra những bộ truyện manhwa thường có những ô tranh độc lập hoặc trên một dọc trang giấy. Nếu nội dung của manga đa dạng và có thế mạnh ở truyện chiến đấu và manhua thường chứa đựng văn hóa Trung Quốc thì manhwa của Hàn thường tập trung yếu tố hành động kịch tính cao kết hợp cùng những yếu tố lãng mạn của điện ảnh Hàn nên thường được các độc giả nữa tiếp cận cũng như thích thú. Một số bộ manhwa bạn có thể tham khảo như: Tower of god, Kết cục của nhân vật phản diện chỉ có thể là cái chết, Noblesse..